Dấu ấn Hồ Khanh viết về hành trình phát hiện ra hang Sơn Đòng của Hồ Khanh. Thông qua đó, tác giả hiện tình yêu thiên nhiên và ngưỡng mộ với nhân vật này. Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn: Nội dung chính Tác phẩm Dấu ấn Hồ Khanh? Bố cục? Câu hỏi soạn bài Dấu án Hồ Khanh? Phần soạn bài ngắn (mẫu 1)? Phần soạn bài ngắn (mẫu 2)? Phần soạn bài ngắn (mẫu 3)? Phần soạn bài ngắn (mẫu 4)?
Mục lục bài viết
1. Nội dung chính Tác phẩm Dấu ấn Hồ Khanh:
Di sản thiên nhiên thế giới Vườn quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng được ví như vương quốc của hệ thống hang động, mà nổi bật là hang đá Sơn Đoòng. Người có công đầu trong việc phát hiện ra hang Sơn Đoòng là Hồ Khanh – người thợ sơn tràng chuyên nghiệp. Trong một lần trú mưa trong rừng, Hồ Khanh tình cờ phát hiện ra hang Sơn Đoòng và chính sự phát hiện làm thay đổi cả cuộc đời của một người thợ sơn tràng. Trong bộn về cơm áo gạo tiền, chuyện cái hang bị tạm quên, nhưng vì nhờ vào duyên và tài năng của mình mà Hồ Khanh liên tục được người dân trong làng giới thiệu cho những nhà khoa học để nghiên cứu hang động.
Dần dần, cái tên Hồ Khanh trở nên nổi tiếng với giới nghiên cứu. Từ 1999 đến 2004, anh vinh dự góp mặt vào những cuộc khám phá hang, dẫn nhiều đoàn cán bộ khoa học từ nhiều quốc gia khác nhau. Năm 2009, Hồ Khanh dẫn đoàn thám hiểm của Hoàng gia anh đến Sơn Đoòng, và sau này, hang đồng nơi đây được công nhận là hang động cao và rộng nhất thế giới.
Văn bản tường thuật lại câu chuyện khám phá thiên nhiên, phát hiện ra hang Sơn Đoòng của Hồ Khanh. Hồ Khanh là người tình cờ phát hiện ra hang Sơn Đoòng và sự phát hiện ngẫu nhiên này đã làm thay đổi cả cuộc đời của một người thợ Sơn Tràng. Theo thời gian, cái tên Hồ Khanh đã nổi tiếng và dần quen thuộc với giới nghiên cứu nhờ tài năng của mình, anh trở thành bạn đồng hành đáng tin cậy cho các nhà khoa học trên toàn thế giới. Qua đó, tác phẩm cho ta hiểu thêm về cuộc sống và những người có công trong việc thay đổi cuộc sống của chúng ta.
2. Bố cục của bài Dấu ấn Hồ KhanhL
Tác phẩm Dấu ấn Hồ Khanh có thể chia thành 3 phần:
Phần 1: Từ đầu đến “thợ sơn tràng chuyên nghiệp”: Giới thiệu về hang Sơn Đoòng và Hồ Khanh.
Phần 2: Tiếp theo đến “thay đổi cuộc đời của Hồ Khanh”: Sự phát hiện và ra hang Sơn Đoòng.
Phần 3: Còn lại: Hành trình khám phá hang Sơn Đoòng.
3. Câu hỏi soạn bài Dấu án Hồ Khanh:
Câu 1: Hãy nhận xét về nhan đề của văn bản. Theo em, việc đặt nhan đề cho một văn bản thông tin phải đảm bảo yêu cầu cơ bản gì?
Câu 2: Văn bản trên đã đưa tới những thông tin cơ bản nào về nhân vật Hồ Khanh?
Câu 3: Tìm trong đoạn đầu của văn bản chi tiết thể hiện “dấu ấn Hồ Khanh” trong công cuộc khám phá hang động ở Quảng Bình.
Câu 4: Thời điểm và sự kiện quan trọng nào đã làm thay đổi cuộc đời của Hồ Khanh?
Câu 5: Theo em, phẩm chất quan trọng nhất để trở thành một nhà thám hiểm là gì?
4. Phần soạn bài ngắn gọn nhất:
Câu 1:
– Nhan đề “Dấu ấn Hồ Khanh” là sự kết hợp của hai danh từ: “dấu ấn” và “Hồ Khanh”. Mà từ nhan đề văn bản, người đọc biết được nội dung chính của văn bản là nói về những dấu ấn mà Hồ Khanh tạo nên.
– Theo em, việc đặt nhan đề cho một văn bản thông tin phải đảm bảo những yêu cầu cơ bản: Ngắn gọn, súc tích, thể hiện được tóm tắt nội dung của văn bản.
Câu 2:
Văn bản trên đã đưa tới những thông tin cơ bản về Hồ Khanh như:
+ Tên, quê quán, nghề nghiệp, sở thích.
+ Công việc kiếm sống ngoài nghề sơn tràng.
+ Những đóng góp của Hồ Khanh trong việc khám phá ra những hang động lớn.
+ Tính cách, cách đối đãi với người khác của Hồ Khanh.
Câu 3:
Chi tiết ở đoạn đầu của văn bản thể hiện “dấu ấn Hồ Khanh” trong công cuộc khám phá hang động ở Quảng Bình là chi tiết “Hồ Khanh là người phát hiện ra hang Sơn Đoòng và rất nhiều hang động ấn tượng khác”.
Câu 4:
Thời điểm và sự kiện quan trọng đã làm thay đổi cuộc đời của Hồ Khanh:
+ Hồ Khanh được người dân giới thiệu với những tác giả, các nhà khoa học đến tìm hiểu, nghiên cứu hang động từ năm 1999 và dần trở nên quen thuộc với giới nghiên cứu.
Câu 5:
Theo em, phẩm chất quan trọng nhất để có thể trở thành một nhà thám hiểm là sự ham mê, khả năng tìm tòi, khám phá mọi thứ xung quanh và sự gan dạ, không ngại khó.
5. Phần soạn bài chuẩn nhất:
Câu 1:
Nhan đề “Dấu ấn Hồ Khanh” đã thể hiện được khái quát nội dung và tư tưởng mà văn bản muốn truyền đạt, đó chính là dấu ấn khó phai của Hồ Khanh khi phát hiện và khám phá ra những điều chưa có ở hang Sơn Đoòng.
Theo em, để đặt nhan đề cho một văn bản thông tin thì chúng ta cần tuân thủ theo những nguyên tắc sau:
– Nhan đề phải khái quát được nội dung, tư tưởng mà tác phẩm cần biểu đạt.
– Nhan đề ngắn gọn, không dài dòng, khó hiểu, phải thật rõ ý.
– Tránh những nhan đề “giật tít”, khó nắm bắt.
Câu 2:
Văn bản “Dấn ấn Hồ Khanh” đã cung cấp rất nhiều thông tin cơ bản về nhân vật Hồ Khanh:
+ Quê hương của Hồ Khanh: thôn Phong Nha, xã Sơn Trạch, huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình.
+ Nghề nghiệp: thợ sơn tràng.
+ Đặc điểm tính cách: thích tò mò và khám phá.
+ Những đóng góp của Hồ Khanh trong việc khám phá ra những hang động lớn.
+ Tính cách, cách đối đãi với người khác của Hồ Khanh.
+ Khẳng định nhân vật Hồ Khanh chính là người đã phát hiện ra hang Sơn Đoòng và nhiều hang động ấn tượng khác.
Câu 3:
Câu “Đó là Hồ Khanh, người phát hiện ra hang Sơn Đoòng và rất nhiều hang động ấn tượng khác” đã giúp người đọc biết được dấu ấn của nhân vật Hồ Khanh chính là người đã phát hiện ra hang động lớn nhất thế giới.
Câu 4:
Sự kiện được đánh giá như là bước ngoặt trong cuộc đời của Hồ Khanh chính đó chính là vào khoảng năm 1989 xuất hiện một trận mưa rừng, khi đang đi tìm chỗ trú mưa trong rừng, Hồ Khanh bộng thấy một hang động và ghé vào để trú mưa, rồi anh phát hiện ra điểm lạ thường của hang động này, có thể nghe rõ gió rít qua vách đá. Năm 2009, Hồ Khanh đã dẫn đoàn thám hiểm hang động của Hoàng Gia Anh tiến vào thám hiểm cái hang đá lớn và kì lạ năm xưa mà mình đã trú mưa, đâu là dấu mốc đánh giá anh đã trở thành người Việt Nam đầu tiên phát hiện ra hang Sơn Đoòng – hang động cao và rộng nhất thế giới.
Câu 5:
Một nhà thám hiểm tài ba phải có kết hợp của rất nhiều phẩm chất và tính cách khác nhau, thế nhưng, theo em, phẩm chất được xem là quan trọng nhất đối với một nhà thám hiểm đó chính là sự hiểu biết và say mê khám phá thế giới tự nhiên. Bởi chỉ khi bạn thật sự say sưa tìm tòi, khám phá thì bạn sẽ luôn thấy được những điều mới lạ trong thế giới này.
6. Phần soạn bài chính xác nhất:
Câu 1:
– Nhan đề bài đọc gợi đến hai danh từ “Dấu ấn” và “Hồ Khanh”, để từ đó, người đọc biết được nội dung chính của văn bản là nói về những dấu ấn mà Hồ Khanh tạo nên.
– việc đặt tên tác phẩm cần: Ngắn gọn, súc tích, thể hiện được nội dung của văn bản.
Câu 2:
Những đặc trưng về nhân vật Hồ Khanh:
+ Tên, quê quán, nghề nghiệp, sở thích.
+ Công việc khác ngoài nghề sơn tràng.
+ Sự đóng góp trong việc khám phá ra những hang động lớn.
+ Tính cách, cách đối đãi với người khác.
Câu 3:
Nhân vật Hồ Khanh là người phát hiện ra hang Sơn Đoòng và rất nhiều hang động ấn tượng khác.
Câu 4:
Sự kiện khiến cho Hồ Khanh được nổi tiếng là anh được người dân trong làng giới thiệu với những nhà khoa học đến tìm hiểu, nghiên cứu hang động từ năm 1999.
Câu 5:
Nguồn gốc của một nhà thám hiểm tài ba đó là sự bắt nguồn từ đam mê tìm tòi và khám phá mọi thứ. Thêm vào nữa là sự gan dạ, đam mê và ưa mạo hiểm.
7. Phần soạn bài ngắn dễ nhớ nhất:
Câu 1:
Nhan đề: Dù Ngắn gọn, nhưng vẫn nêu được đối tượng của bài viết là Hồ Khanh và những dấu ấn của Hồ Khanh.
Câu 2:
Văn bản trên đã đưa tới những thông tin cơ bản nào về nhân vật Hồ Khanh:
+ Tên, quê quán
+ Nghề nghiệp, sở thích
+ Đóng góp trong việc tìm ra hang động ở Quảng Bình.
+ Tính cách, cách ứng xử với mọi người
Câu 3:
Trong hành trình tìm kiếm, khám phá và quảng bá các hang động ở vùng đất Quảng Bình của các nhà thám hiểm có sức góp sức không nhỏ của một người dân vùng di sản, đó là Hồ Khanh, người phát hiện ra hang Sơn Đoòng và rất nhiều hang động ấn tượng khác.
Câu 4:
Khoảng năm 1989, khi một lần đi gặp mưa rừng, Hồ Khanh ghé vào một hang đá để tạm trú và điều hết sức đặc biệt là từ hang đá này, anh cảm nhận được bầu không khí mát mẻ lạ thường, nơi mà có thể nghe rõ tiếng gió rít qua vách đá. Sau khi từ giã cuộc sống sơn tràng với những chuyến đi rừng, Hồ Khanh lại tất bật với chuyện cơm, áo, gạo, tiền nên chuyện cái hang tạm quên.
Năm 2009, Hồ Khanh đã dẫn đầu đoàn thám hiểm hang động của Hoàng Gia Anh vào cái hang rất lớn và kì lạ ấy, hang này sau đó được đặt tên là Sơn Đoòng, được công nhận là hang cao và rộng nhất thế giới và anh chính là người đầu tiên đã phát hiện ra hang động này.
Câu 5:
Để trở thành một nhà thám hiểm cần có rất nhiều phẩm chất khác nhau như: lòng dũng cảm, sự am hiểu, yêu thích khám phá những nơi bí ẩn,…