Soạn bài Đàn ghi ta của Lor-ca của Thanh Thảo ngắn nhất

Đàn ghi ta của Lor-ca là tiếng lòng đầy ngưỡng mộ cũng như cảm thương cho số phận bất hạnh của người nghệ sĩ thiên tài Lor-ca. Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn cách soạn bài thơ ngắn gọn, đầy đủ. Mời các bạn cùng tham khảo. 

1. Tóm tắt bài thơ Đàn ghi ta của Lor-ca:

Bài thơ của Thanh Thảo đã thành công trong việc miêu tả hình ảnh của Lor-ca - một nghệ sĩ đầy khát vọng về cách tân nghệ thuật, cũng như một chiến sĩ dũng cảm trong cuộc đấu tranh cho tự do và công bằng. Tuy nhiên, cuộc đời của Lor-ca lại đầy bất hạnh do tội ác của những thế lực bạo tàn. Thông qua bài thơ, Thanh Thảo cảm thông và xót xa cho cuộc đời, tài năng và nhân cách của một người nghệ sĩ thiên tài. Bên cạnh đó, nhà thơ còn gửi đến người đọc thông điệp về sức sống bất diệt của cái đẹp trong nhân cách, sự sáng tạo và nghệ thuật chân chính.

2. Bố cục bài thơ:  

Phần 1 (6 câu đầu): hình ảnh người nghệ sĩ Lor-ca.

Phần 2 (12 câu tiếp): Lor-ca bị sát hại, khiến khát vọng cách tân dang dở

Phần 3 (4 dòng tiếp): Nỗi xót thương, tiếc nuối người nghệ sĩ chân chính, tài ba

Phần 4 (Phần còn lại): Hình tượng Lor-ca bất tử với thời gian.

3. Soạn bài đàn ghi ta của Lorca (Ngắn gọn):

Câu 1 (trang 166 sgk ngữ văn 12 tập 1):

Những hình ảnh mang tính biểu tượng: tiếng đàn bọt nước, áo choàng, vầng trăng chếnh choáng, yên ngựa mỏi mòn

- Các dòng thơ không có hình ảnh về con người nhưng có chứa bóng dáng con người: âm thanh (tiếng đàn), màu sắc (áo choàng đỏ gắt), trạng thái (chếnh choáng, mòn mỏi)

- Không gian văn hóa Tây Ban Nha với tiếng đàn Lorca và niềm tự hào của người dân,

+ Hình ảnh áo choàng đỏ gắt, khoác trên mình những võ sĩ đấu bò tót là hình ảnh biểu tượng của Tây Ban Nha.

+ Hình ảnh đi lang thang về miền đơn độc mang ý nghĩa chỉ cuộc hành trình của con người, hay nói cách khác là cuộc độc hành của Lor-ca (anh hùng của Tây Ban Nha)

Câu 2 (trang 166 sgk ngữ văn 12 tập 1):

Hình ảnh trong đoạn trích có tính siêu thực:

+ Không ai chôn cất tiếng đàn là hình ảnh có tính hoán dụ

+ Tiếng đàn như cỏ mọc hoang sử dụng nghệ thuật so sánh gợi thương cảm về cái chết của nhà thơ Lor-ca

+ Giọt nước vầng trăng là hình ảnh siêu thực, với đa tầng nghĩa.

+ Nước mắt vầng trăng: tình thương trong lành, thanh khiết, sự vĩnh cửu từ nước mắt của người anh hùng.

+ Vầng trăng là sự hóa thân và thăng hoa của tâm hồn người nghệ sĩ.

- Tiếng đàn guita của Lorca đã trở thành vật có linh hồn, trừu tượng: không ai chôn cất tiếng đàn, tiếng đàn như cỏ mọc hoang.

- Ở đây Lor-ca, hiện diện song hành cùng tiếng đàn, biểu tượng của tâm hồn Lor-ca và trái tim người nghệ sĩ.

+ Cuộc đời Lor-ca sống tự do, tự tại như giọt nước mắt nơi đáy giếng

+ Lor-ca chết nhưng dư âm về tài năng và danh tiếng của người nghệ sĩ vẫn còn mãi.

→ Hình ảnh Lor-ca và tiếng ghi–ta có tính trừu tượng, mang nhiều tầng ý nghĩa thể hiện sự trường tồn, bất diệt của tinh thần, tâm hồn Lor-ca

Câu 3 (trang 166 sgk ngữ văn 12 tập 1):

Ý nghĩa ẩn dụ của hình tượng tiếng đàn trong bài thơ:

- Tiếng đàn xuất hiện nhiều lần trong bài thơ như tiếng đàn bọt nước, tiếng ghi ta nâu, tiếng ghi-ta lá xanh, tiếng ghi- ta tròn bọt nước vỡ tan, tiếng ghi- ta ròng ròng, tiếng đàn như cỏ mọc hoang

- Tiếng đàn xuất hiện với nhiều cung bậc khác nhau, sự biến hóa nhiều trạng thái cảm xúc vui tươi, âm thanh chia cắt, tan vỡ, khi âm thanh của cái chết, giai điệu tình yêu

- Tiếng đàn ghi ta là sự  hòa quyện của nhiều trạng thái cảm xúc:

+ Cảm xúc, tình cảm của Lor-ca gửi gắm trong tiếng đàn

+ Cuộc đời Lor-ca như tiếng đàn ghi ta của ông từ âm thanh, cung bậc lúc hùng tráng, mạnh mẽ, khi lại trầm lặng, buồn bã

+ Âm thanh tiếng đàn cũng là biểu tượng của cảm xúc mãnh liệt của tác giả: niềm tiếc thương đau đớn, sự ngưỡng mộ hài hòa trước thân phận của Lor-ca

4. Soạn bài đàn ghi ta của Lorca (Siêu ngắn):

Câu 1 (trang 166, sgk Ngữ văn 12, tập 1)

- “Tiếng đàn bọt nước”: hình ảnh tượng trưng, từ thính giác chuyển sang thị giác, tạo sự lạ hóa, qua đó, câu thơ gợi sự sáng tạo mong manh, ngắn ngủi, tan vỡ đột ngột nhưng sinh sôi bất tận

- “Áo choàng đỏ gắt”: hình ảnh thực, nhưng cũng mang nghĩa tượng trưng thể hiện đấu trường quyết liệt, nơi người nghệ sĩ đang đương đầu với những thế lực tàn bạo, hà khắc

- Trên con đường đấu tranh cho tự do và cái mới, người nghệ sĩ Lorca luôn phải hành trình cô đơn, đơn độc: lang thang, miền đơn độc, yên ngựa mỏi mòn, vầng trăng chếnh choáng...

- Áo choàng bê bết đỏ, tiếng ghi ta nâu, tiếng ghi ra ròng ròng máu chảy,...: thể hiện cái chết đầy bi thảm của người nghệ sĩ đa tài Lor – ca

- Ném lá bùa vào vào xoáy nước, ném trái tim vào cõi lặng im là sự giã từ và giải thoát, một sự lựa chọn

Câu 2 (trang 166, sgk Ngữ văn 12, tập 1)

- “Tiếng đàn”: ẩn dụ cho nghệ thuật của Lor – ca, tình yêu con người, tình yêu tự do mà ông theo đuổi suốt cả cuộc đời.

- “Không ai chôn chất tiếng đàn”: thể hiện sức sống mãnh liệt của tiếng đàn

- So sánh “tiếng đàn như cỏ mọc hoang”:

+ Xót thương cho cái chết của một người nghệ sĩ thiên tài, cho con đường cách tân nghệ thuật còn dang dở

+ Cái đẹp, sự tài năng không thể bị hủy diệt, sẽ sống mãi cùng năm tháng.

- Hình ảnh so sánh, tượng trưng:

+ Giọt nước mắt: sựcảm thông, uất hậncho cuộc đời của người nghệ sĩ.

+ Vầng trăng: tượng trưng cho cái đẹp, tài năng nghệ thuật của Lor-ca

→ Trong đoạn thơ, tác giả đã khắc họa hình tượng người nghệ sĩ Lor-ca với tư cách là một người chiến sĩ dũng cảm và là một người nghệ sĩ luôn nỗ lực cách tân nghệ thuật, luôn đặt lợi ích của nghệ thuật dân tộc lên trên hết, tuy nhiên, đoạn thơ mang một nét đượm buồn, nuối tiếc.

Câu 3 (trang 166, sgk Ngữ văn 12, tập 1)

Trong bài thơ, hình tượng tiếng đàn được sử dụng để biểu tượng cho nhiều ý nghĩa khác nhau. Đầu tiên, tiếng đàn thể hiện tâm trạng và số phận của nhà thơ Lor-ca, với âm thanh lặp đi lặp lại ám ảnh về số phận mỏng manh của người nghệ sĩ này. Ngoài ra, tiếng đàn cũng gắn liền với số phận bi thảm của Lor-ca, và trở thành biểu tượng cho tên tuổi của ông, vĩnh cửu với thời gian. Cuối cùng, hình tượng tiếng đàn cũng thể hiện tâm hồn phong phú của một con người tài hoa bạc mệnh.

5. Soạn bài đàn ghi ta của Lorca (ngắn nhất)

Câu 1 (trang 166 sgk Ngữ văn 12 Tập 1):

- “tiếng đàn bọt nước” câu thơ thể hiện:
  + sự chuyển hướng cảm nhận từ thính giác sang thị giác, thủ pháp lạ hóa
  + thể hiện sự sáng tạo nghệ thuật, tuy mong manh, ngắn ngủi, tan vỡ đột ngột nhưng sinh sôi bất tận.
- “áo choàng đỏ gắt”: hình ảnh người nghệ sĩ Lor-ca như một đấu sĩ với khát vọng dân chủ trước nền chính trị Tây Ban Nha độc tài bấy giờ.
- “lang thang, miền đơn độc, yên ngựa mỏi mòn, vầng trăng chuếnh choáng”:
  + Phong cách nghệ sĩ nghệ thuật dân gian tự do.
  + Sự cô đơn của Lor-ca trước thời cuộc chính trị, trước nghệ thuật Tây Ban Nha già cỗi và sự bước đi đơn độc của Lorca
- “Áo choàng bê bết đỏ”: gợi cảnh tượng khủng khiếp về cái chết của người nghệ sĩ Lor-ca.
- Tiếng ghi ta: âm nhạc tiếng đàn đã thành thân phận, tiếng đàn thành linh hồn, sinh thể.
- Các hành động: sự giã từ và giải thoát, một sự lựa chọn
  + ném lá bùa vào dòng xoáy nước
  + ném trái tim của mình vào cõi lặng yên
- Dòng sông và hình ảnh cây ghi ta màu bạc: gợi cõi chết và siêu thoát.

Câu 2 (trang 166 sgk Ngữ văn 12 Tập 1):

- “Không ai chôn cất tiếng đàn”: sức sống mạnh mẽ của nghệ thuật và tài năng của người nghệ sĩ Lorca
- “tiếng đàn như cỏ mọc hoang”
  + Xót thương cho cái chết của một thiên tài, xót tiếc cho hành trình cách tân dang dở, tuy nhiên cái đẹp không thể bị hủy diệt: có sức sống và lưu truyền mãi mãi như “cỏ mọc hoang”.
- Hình ảnh tượng trưng, so sánh:
  + “Giọt nước mắt”: cảm thông và sự uất hận trước cái chết của người nghệ sĩ.
  + “Vầng trăng”: là biểu tượng cho cái đẹp, cho nghệ thuật của Lor-ca luôn toả sáng, bất tử cùng thời gian.
- Tiếng đàn trở thành vật có linh hồn, trừu tượng thông qua hình ảnh không ai chôn cất tiếng đàn, tiếng đàn như cỏ mọc hoang.
- Ở đây người nghệ sĩ Lor-ca, hiện diện song hành cùng tiếng đàn, biểu tượng của tâm hồn Lor-ca, trái tim Lor-ca
  + Cuộc đời ông sống tự do, thanh thản như giọt nước mắt nơi đáy giếng
  + Lor-ca chết nhưng dư âm vang vọng của ông còn mãi với cuộc đời.
- Cấu trúc gián đoạn bày tỏ sự xót thương, trân trọng và sự bất tử của tiếng đàn Lor-ca.

Câu 3 (trang 166 sgk Ngữ văn 12 Tập 1):

Hình tượng tiếng đàn trong bài thơ biểu tượng cho nhiều ý nghĩa ẩn dụ:

+ Là biểu tượng đất nước Tây Ban Nha cùng với áo choàng đỏ, đồng thời ca ngợi vẻ đẹp của con người và đất nước này.

+ Gắn liền với hình ảnh của Lorca, thể hiện vẻ đẹp tâm hồn và cuộc đời của người nghệ sĩ.

+ Tượng trưng cho sự bất tử của người nghệ sĩ chân chính và của nghệ thuật chân chính.

+ Những âm thanh của tiếng đàn cũng là biểu hiện của dòng cảm xúc mãnh liệt của tác giả. Tóm lại, hình tượng tiếng đàn trong bài thơ là một bài ca về cuộc đời, số phận và cái chết của Lorca.

 

    5 / 5 ( 1 bình chọn )