Soạn bài Chương trình địa phương (phần Tiếng Việt) ngắn ngữ văn 8, giúp các bạn học sinh hệ thống lại được kiến thức liên quan đến các từ đồng nghĩa nhưng khác nhau về âm tiết tại các địa phương trên lãnh thổ Việt Nam.
Mục lục bài viết
1. Soạn bài Chương trình địa phương (phần Tiếng Việt) cực ngắn:
1.1. Tìm từ ngữ địa phương:
Câu 1 (trang 175 SGK Ngữ Văn 9 Tập 1)
Hãy tìm trong phương ngữ em đang sử dụng hoặc trong một phương ngữ mà em biết những từ ngữ:
a. Chỉ các sự vật, hiện tượng,… không có tên gọi trong các phương ngữ khác và trong ngôn ngữ toàn dân.
b. Đồng nghĩa nhưng khác về âm với những từ ngữ trong các phương ngữ khác hoặc trong ngôn ngữ toàn dân.
c. Đồng âm nhưng khác về nghĩa với những từ ngữ trong các phương ngữ khác hoặc trong ngôn ngữ toàn dân
Lời giải chi tiết:
a) Chỉ các sự vật, hiện tượng,… không có tên gọi trong các phương ngữ khác và trong ngôn ngữ toàn dân.
Mẫu:
sầu riêng, chôm chôm (phương ngữ Nam Bộ).
Ngữ liệu bổ sung: Nhút (món ăn làm bằng xơ mít muối trộn với các gia vị khác, được dùng phổ biến ở một số vùng Nghệ An – Hà Tĩnh), bồn bồn (một loại cây thân mềm, sống ở nước, có thể làm dưa hoặc xào nấu, phổ biến ở một số vùng Tây Nam Bộ),…
b) Giống về nghĩa nhưng khác về âm với những từ ngữ trong các phương ngữ khác hoặc ngôn ngữ toàn dân.
Ngữ liệu bổ sung: mệ (phương ngữ Trung Bộ, có nghĩa là bà), mạ phương ngữ Trung Bộ, có nghĩa là mẹ), bọ (phương ngữ Trung Bộ, có ghĩa là bố, cha), tía (phương ngữ Nam Bộ, có nghĩa là bố, cha), mô phương ngữ Trung Bộ, có nghĩa là đâu), giả đò (phương ngữ Trung Bộ và Nam Bộ, có nghĩa là giả vờ), ghiền (phương ngữ Nam Bộ, có nghĩa là ghiện),…
c) Giống về âm nhưng khác về nghĩa với những từ ngữ trong các hương ngữ khác hoặc ngôn ngữ toàn dân
Ngữ liệu bổ sung: hòm trong phương ngữ Bắc Bộ chỉ một thứ đồ đựng, hình hộp, thường bằng gỗ hay kim loại mỏng, có nắp đậy kín, còn trong phương ngữ Trung Bộ và Nam Bộ chỉ áo quan (dùng để khâm liệm người chết); nón trong phương ngữ Trung Bộ và ngôn ngữ toàn dân chỉ thứ đồ dùng để đội đầu, che mưa nắng, thường bằng lá và có hình một vòm tròn nhỏ dần lên đỉnh, còn trong phương ngữ Nam Bộ nghĩa như nón mủ trong ngôn ngữ toàn dân,…
1.2. Lựa chọn cách sử dụng từ ngữ địa phương:
Câu 2 (trang 175 SGK Ngữ Văn 9 Tập 1)
Cho biết vì sao những từ ngữ địa phương như ở bài tập 1.a không có từ ngữ tương đương trong phương ngữ khác và trong ngôn ngữ toàn dân. Sự xuất hiện những từ ngữ đó thể hiện tính đa dạng về điều kiện tự nhiên và đời sống xã hội trên các vùng miền ở đất nước ta như thế nào?
Lời giải chi tiết:
– Có những từ ngữ địa phương như trong phần 1.a vì có những sự vật hiện tượng xuất hiện ở địa phương này, nhưng không xuất hiện ở phương khác.
– Điều đó cho thấy Việt Nam là một đất nước có sự khác biệt giữa các vùng, miền về các điều kiện tự nhiên, đặc điểm tâm lý, phong tục tập quán,.. Tuy nhiên, sự khác biệt đó không quá lớn, bằng chứng là những từ ngữ thuộc nhóm này không nhiều.
1.3. Quan sát và trả lời các câu hỏi:
Câu 3 (trang 175 SGK Ngữ Văn 9 Tập 1)
Quan sát hai bảng mẫu ở bài tập 1 và cho biết những từ ngữ nào (ở trường hợp b) và cách hiểu nào (ở trường hợp c) được coi là thuộc về ngôn ngữ toàn dân.
Lời giải chi tiết:
Phương ngữ được lấy làm chuẩn của tiếng Việt là phương ngữ (trong phương ngữ Bắc có tiếng Hà Nội). Phần lớn các ngôn ngữ trên thế giới đều lấy phương ngữ có tiếng của thủ đô làm chuẩn cho ngôn toàn dân.
1.4. Chỉ ra những từ ngữ địa phương:
Câu 4 (trang 176 SGK Ngữ Văn 9 Tập 1)
Đọc đoạn trích sau (trong bài thơ Mẹ Suốt của Tố Hữu) và chỉ ra những từ ngữ địa phương có trong đoạn trích. Những từ ngữ đó thuộc phương ngữ nào? Việc sử dụng những từ ngữ địa phương trong đoạn thơ có tác dụng gì?
Gan chi gan rứa, mẹ nờ?
Mẹ rằng: Cứu nước, mình chờ chi ai?
Chẳng bằng con gái, con trai
Sáu mươi còn một chút tài đò đưa
Tàu bay hắn bắn sớm trưa
Thì tui cứ việc nắng mưa đưa đò…
Ghé tai mẹ, hỏi tò mò:
Cớ răng ông cũng ưng cho mẹ chèo?
Mẹ cười: Nói cứng, phải xiêu
Ra khơi ông còn dám, tui chẳng liều bằng ông!
Nghe ra ông cũng vui lòng
Tui đi, còn chạy ra sông dặn dò:
“Coi chừng sóng lớn, gió to
Màn xanh đây mụ, đắp cho kín mình!”
* Gợi ý trả lời 1:
– Trong đoạn trích bài thơ Mẹ Suốt của Tố Hữu có những từ địa phương sau: chi, rứa, nờ, tui, cớ, răng, ưng, mụ.
– Những từ ngữ này theo phương ngữ miền Trung, được dùng phổ biến ở các tỉnh Bắc Trung Bộ như Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên – Huế.
– Mẹ Suốt là bài thơ Tố Hữu viết về một người mẹ Quảng Bình anh hùng. Những từ ngừ địa phương trên đây góp phần thể hiện chân thực hơn hình ảnh của một vùng quê và tình cảm, suy nghĩ, tính cách của một người mẹ trên vùng quê ấy; làm tăng sự sống động, gợi cảm của tác phẩm.
* Gợi ý trả lời 2:
– Các từ ngữ địa phương: chi, rứa, nờ, tui, cớ răng, ưng, mụ
– Những từ ngữ đó thuộc phương ngữ Trung Bộ, (cụ thể là thuộc vùng Bắc Trung Bộ như Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên – Huế).
– Tác dụng của việc dùng từ ngữ địa phương: Bài thơ “Mẹ suốt” của nhà thơ Tố Hữu viết về một người mẹ Việt Nam anh hùng sinh sống ở vùng đất Quảng Bình. Với các từ ngữ địa phương trên đã góp phần miêu tả chân thực hình tượng người mẹ với bao suy nghĩ, cảm xúc của một người mẹ trên vùng quê Quảng Bình.
2. Tìm hiểu về từ ngữ địa phương?
– Khái niệm: Từ ngữ toàn dân là từ ngữ được sử dụng phổ biến, rộng rãi và thống nhất giữa mọi người trên cả nước. Từ ngữ địa phương là từ chỉ dùng ở một số địa phương nhất định. Khi nói từ ngữ địa phương một số người ở tỉnh khác sẽ không thể nào hiểu được. Bởi chúng không được sử dụng phổ biến rộng rãi như từ ngữ toàn dân.
– Một số loại từ ngữ địa phương:
Chúng được chia theo vùng miền khác nhau:
+ Ở miền Bắc có các từ ngữ địa phương Bắc Bộ như: u-mẹ, thầy-bố; giời-trời,….
+ Ở miền Trung có các từ ngữ địa phương Trung Bộ như: mô-nào, chỗ nào; răng-sao, thế nào; rứa-thế,…
+ Tại Nam Bộ có một số từ ngữ địa phương Nam Bộ như: heo-lợn, ghe-thuyền,….
– Những kiểu từ ngữ địa phương:
Trong một số trường hợp từ ngữ địa phương có nghĩa tương đương với từ ngữ toàn dân. Chẳng hạn như: mô-chỗ nào, tru-trâu, tô-bát, cây viết-cây bút,… Một số từ ngữ địa phương chỉ dùng để chỉ sự vật hay hiện tượng. Tuy nhiên sau một thời gian được sử dụng phổ biến và lại trở thành từ ngữ toàn dân.
Chẳng hạn như ở miền Bắc gọi là thúng hay nia, ở miền Trung là nhút, chẻo-nước mắm,… Miền Nam thì gọi là sầu riêng hoặc mãng cầu,…
3. Những câu ca dao tục ngữ có từ ngữ địa phương:
1. Chồng chèo thì vợ cũng chèo
Hai đứa cùng nghèo lại đụng với nhau.
2. Ngó lên hòn Kẽm đá dừng ,
Thương cha nhớ mẹ quá chừng bạn ơi !
3. Thương em anh cũng muốn vô,
Sợ truông nhà Hồ, sợ phá Tam Giang.
4. Thân em như cá trong lờ
Hết phương vùng vẫy không biết nhờ nơi đâu.
5. Bên dưới có sông, bên trên có chợ
Hai đứa mình kết vợ chồng nghen.
6. Trời mưa cóc nhái chết sầu
Ễnh ương đi cưới nhái bầu không ưng
Chàng hiu đứng dựa sau lưng
Khều khều móc móc cứ ưng cho rồi.
7. Anh về em nắm vạt áo em la làng
Phải bỏ chữ thương chữ nhớ giữa đàng cho em.
8. Anh tưởng giếng sâu anh nối sợi dây cụt
Ai dè giếng cạn nó hụt sợi dây
Qua tới đây không cưới được cô hai mày
Qua chèo ghe ra biển đợi nước đầy qua chèo trở vô.
9. Đời mô cơ cực như ri
Đồng Khánh ở giữa, Hàm nghi hai đầu.
10. Ai mô mộ cảnh ưa thiền
Lòng trần dũ sạch nhơn nhơn ra về.
11. Đôi ta như chỉ xe đôi
Khi săn săn rứa, khi lơi lơi chùng.
12. Cà Mau hãy đến mà coi
Muỗi kêu như sáo thổi
Đĩa lội lềnh như bánh canh.
13. Rau đắng nấu với cá trê
Ai đến đất Mũi thì mê không về!
14. Cà Mau khỉ khọt trên bưng
Dưới sông sấu lội, trên rừng cọp um.
15. Vịt nằm bờ mía rỉa lông
Cám cảnh thương chồng đi thú Hà Tiên.
16. Bạc Liêu nước chảy lờ đờ
Dưới sông cá chốt, trên bờ Triều Châu.
17. Cần Thơ gạo trắng nước trong
Ai đi đến đó thời không muốn về.
18. Ai ơi về miệt Tháp Mười
Cá tôm sẳn bắt, lúa trời sẳn ăn.
19. Muốn ăn bông súng mắm kho
Thì vô Đồng Tháp ăn no đã thèm.
20. Bến Tre trai lịch, gái thanh
Nói năng duyên dáng ai nhìn cũng ưa.
21. Muối khô ở Gảnh mặn nồng
Giồng Trôm, Phong Nẫm dưa đồng giăng giăng.
22. Hết gạo thì có Đồng Nai
Hết củi thì có Tân Sài chở vô.
23. Biên Hòa bưởi chẳng đắng the
Ăn vào ngọt lịm như chè đậu xanh.
24. Ăn bưởi thì hãy đến đây
Vào mùa bưởi chín, vàng cây trĩu cành
Ngọt hơn quít mật, cam sành
Biên Hòa có bưởi trứ danh tiếng đồn.
25. Anh ngồi quạt quán Bến Thành
Nghe em có chốn anh đành quăng om!
Anh ngồi quạt quán Bà Hom
Hành khách chẳng có, đá om quăng lò.
26. Đi đâu mà chẳng biết ta
Ta ở Thủ Đức vốn nhà làm nem.
27. Đường Sài Gòn cong cong quẹo quẹo
Gái Sài Gòn khó ghẹo lắm anh ơi.
28. Tiếng đồn chợ xổm nhiều khoai
Đất đỏ nhiều bắp, La Hai nhiều đường.
29. Cho dù cha mắng mẹ treo
Em không bỏ hội chùa keo hôm rằm.
30. Ân cha nghĩa mẹ chưa đền,
Bậu mong ôm gối cuốn mền theo ai?