Tác phẩm Chú đi tuần có nội dung là Các chiến sĩ công an yêu thương các cháu học sinh, sẵn sàng chịu gian khổ, khó khăn để bảo vệ cuộc sống bình yên và tương lai tươi đẹp của các cháu. Cùng tham khảo vài viết soạn bài Chú đi tuần dưới đây nhé:
Mục lục bài viết
1. Soạn bài Chú đi tuần ngắn gọn:
Câu 1: Người chiến sĩ đi tuần trong hoàn cảnh như thế nào?
Hướng dẫn trả lời:
Con đọc kĩ đoạn thơ thứ nhất.
Đáp án:
Người chiến sĩ đã đi tuần trong hoàn cảnh giữa đêm khuya vắng vẻ và tĩnh lặng với những gió rét hun hút, mọi người đều đã yên giấc ngủ say.
Câu 2: Đặt hình ảnh người chiến sĩ đi tuần bên hình ảnh giấc ngủ yên bình của học sinh, tác giả bài thơ muốn nói lên điều gì?
Hướng dẫn trả lời:
Đọc kĩ đoạn thơ thứ 2 và suy nghĩ xem các em học sinh được hưởng giấc ngủ yên bình một phần là nhờ có ai?
Đáp án:
Đặt hình ảnh người chiến sĩ đi tuần bên cạnh hình ảnh giấc ngủ yên bình của những học sinh, ta thấy đây là hai hình ảnh có sự đối lập nhau. Tác giả bài thơ dùng hai hình ảnh đối lập này để nói về sự hy sinh thầm lặng của những người lính và ca ngợi những người lính đã tận tâm, có trách nhiệm trong công việc, hy sinh thân mình vì hạnh phúc của trẻ thơ, vì hòa bình cho mọi người.
Câu 3: Tình cảm và mong ước của người chiến sĩ đối với các cháu học sinh được thể hiện qua những từ ngữ và chi tiết nào?
Hướng dẫn trả lời:
Đọc đoạn thơ thứ 3 và thứ 4.
Đáp án:
– Tình cảm:
+ Từ ngữ: Xưng hô thân mật chú, cháu, các cháu ơi, miền Nam yêu mến, lưu luyến.
+ Các chi tiết: hỏi thăm “giấc ngủ có ngon không”, dặn “cứ yên tâm ngủ nhé”, tự nhủ tuần tra “để giữ mái ấm nơi cháu nằm”.
– Mong ước: mong ước của chiến sĩ đối với các cháu học sinh được thể hiện trong chi tiết: “Mai các cháu học hành tiến bộ. Đời đẹp tươi khăn đỏ tung bay” ..
Câu 4: Học thuộc lòng những câu thơ em thích.
Em chủ động hoàn thành bài tập.
Bài đọc
Chú đi tuần
Thân yêu tặng các cháu học sinh miền Nam
Gió hun hút lạnh lùng
Trong đêm khuya phố vắng
Súng tròng tay im lặng,
Chú đi tuần đêm nay
Hải Phòng yên giấc ngủ say
Cây rung theo gió, lá bay xuống đường…
Chú đi qua cổng trường
Các cháu miền Nam yêu mến.
Nhìn ánh điện qua khe phòng lưu luyến
Các cháu ơi! Giấc ngủ có ngon không?
Cửa đóng che gió kín, ấm áp dưới mền bông
Các cháu cứ yên tâm ngủ nhé!
Trong đêm khuya vắng vẻ,
Chú đi tuần đêm nay
Nép mình dưới bóng hàng cây
Gió đông lạnh buốt đôi tay chú rồi!
Rét thì mặc rét cháu ơi!
Chú đi giữ mãi ấm nơi cháu nằm.
Mai các cháu học hành tiến bộ
Đời đẹp tươi khăn đỏ tung bay
Cháu ơi! Ngủ nhé, cho say…
TRẦN NGỌC
2. Giới thiệu bài thơ Chú đi tuần:
Bài thơ này được tác giả Trần Ngọc viết vào đầu năm 1956, khi ông đang giữ chức vụ Chính ủy Đại đội bảo vệ thành phố Hải Phòng mới giải phóng.
Một đêm lạnh giá, sau khi kiểm tra đội tuần tra, canh gác của đơn vị nơi học sinh miền Nam học nội trú gần cảng Hải Phòng, cảm xúc dâng trào trước những đứa trẻ miền Nam phải đối mặt với cái lạnh buốt giá của mùa đông. Miền Bắc mà học trò miền Nam lần đầu trải nghiệm, anh đã ngồi đến gần sáng để viết bài thơ này.
Nội dung chính của bài thơ: Người lính tuần tra lúc nửa đêm, trong gió lạnh, khi mọi người đã ngủ say. Tác giả đặt hình ảnh người lính tuần tra bên cạnh hình ảnh giấc ngủ yên bình của học sinh để ca ngợi những người lính đã cống hiến, hy sinh, quên mình vì hạnh phúc của các em.
3. Bố cục, nội dung, ý nghĩa bài thơ Chú đi tuần:
Bố cục:
Bố cục bài thơ Chú đi tuần được chia thành 4 phần chính:
– Phần 1: Từ đầu đến “lá bay xuống đường…”
– Phần 2: Tiếp theo đến “yên tâm ngủ nhé!”
– Phần 3: Tiếp theo đến “mãi ấm nơi cháu nằm.”
– Phần 4: Khổ còn lại
Nội dung:
Tác phẩm Chú đi tuần có nội dung thể hiện tình yêu thương của các chiến sĩ công an dành cho các cháu học sinh, họ sẵn sàng hi sinh, chịu gian khổ và khó khăn để bảo vệ cuộc sống bình yên và tương lai tươi đẹp của các cháu.
Ý nghĩa:
Bài thơ ca ngợi những người chiến sĩ sẵn sàng chịu mọi gian khổ, hi sinh thầm lặng, tận tụy, trách nhiệm trong công việc, quên mình vì hạnh phúc của trẻ thơ, vì sự yên bình cho mọi người.
4. Bài văn nêu cảm nghĩ về bài thơ Chú đi tuần:
Đêm mùa đông, những cơn gió bắc lạnh buốt thổi dọc những con phố vắng. Cây cối xào xạc, lá khô rải rác dưới ánh đèn vàng. Cả thành phố Hải Phòng đã chìm vào giấc ngủ yên. Những người lính cầm súng trong tay, lặng lẽ tuần tra, bảo vệ cuộc sống bình yên cho nhân dân, đất nước.
Bước qua cánh cổng trường học sinh miền Nam, trong lòng các em dâng lên một cảm giác yêu thương, cảm động. Các em miền Nam thân mến! Các con ngủ có ngon không? Có một cánh cửa đóng kín che không khí? Liệu một chiếc chăn bông ấm áp có đủ sưởi ấm tâm hồn của đứa trẻ buộc phải xa cha mẹ, xa quê hương ngàn dặm.
Ở miền Nam Tổ quốc, cha mẹ và đồng bào miền Nam chúng ta đang anh dũng chiến đấu đánh đuổi giặc Mỹ xâm lược. Các con hãy ngủ yên nhé! Trong đêm khuya, bộ đội vẫn không ngừng tuần tra khắp các đường phố của thành phố cảng.
Đó là vẻ đẹp của tinh thần trách nhiệm với cuộc sống và tình yêu nhân loại sâu sắc của người lính.
5. Một số câu hỏi đọc hiểu bài thơ Chú đi tuần:
1. Người chiến sĩ đi tuần trong thời gian nào?
A. đêm đông
B. đêm khuya
C. trưa hè
D. đêm lạnh
Đáp án: B
2. Đặt hình ảnh người chiến sĩ đi tuần bên hình ảnh giấc ngủ yên bình của học sinh, tác giả bài thơ muốn nói lên điều gì?
A. Tác giả muốn bày tỏ lòng biết ơn của mình với các chiến sĩ an ninh.
B. Tác giả muốn ca ngợi những chiến sĩ an ninh tận tụy, quên mình vì hạnh phúc của trẻ thơ.
C. Tác giả muốn nói lên những vất vả của những chiến sĩ an ninh.
D. Tác giả muốn khái quát hiện thực khó khăn, vất vả trong công tác của các chiến sĩ an ninh.
Đáp án: B
3. Địa danh nào được nhắc đến trong bài thơ?
A. Cà Mau
B. Thành phố Hồ Chí Minh
C. Hà Nội
D. Hải Phòng
Đáp án: D
4. Bài thơ được viết để gửi tặng ai?
A. các chiến sĩ an ninh
B. các cháu học sinh Hải Phòng
C. chú đi tuần
D. các cháu học sinh miền Nam
Đáp án: D
5. Tình cảm của các chiến sĩ đối với các cháu học sinh được thể hiện qua những từ ngữ nào?
A. lưu luyến
B. cháu ơi
C. yên tâm ngủ
D. khuya khoắt
Đáp án: A
6. Mong ước của người chiến sĩ được thể hiện qua đoạn thơ nào?
A. Chú đi qua cổng trường/ Các cháu miền Nam yêu mến./ Nhìn ánh điện qua khe phòng lưu luyến/ Các cháu ơi! Giấc ngủ có ngon không?
B. Mai các cháu học hành tiến bộ/ Đời đẹp tươi khăn đỏ tung bay/ Cháu ơi! Ngủ nhé, cho say…
C. Gió đông lạnh buốt đôi tay chú rồi!/ Rét thì mặc rét cháu ơi!/ Chú đi giữ mãi ấm nơi cháu nằm.
D. Hải Phòng yên giấc ngủ say/ Cây rung theo gió, lá bay xuống đường…
Đáp án: B
7. Câu thơ nào nói lên nhiệm vụ của các chú chiến sĩ?
A. Đời đẹp tươi khăn đỏ tung bay
B. Chú đi giữ mãi ấm nơi cháu nằm.
C. Mai các cháu học hành tiến bộ
D. Cháu ơi! Ngủ nhé, cho say…
Đáp án: B
8. Ý nghĩa của bài thơ Chú đi tuần đó là Những người chiến sĩ sẵn sàng chịu mọi gian khổ, khó khăn để đem lại cuộc sống bình yên, một môi trường học tập thuận lợi nhất cho các cháu. Họ yêu thương và nâng niu thế hệ trẻ, mong cho các cháu học hành tiến bộ và có một tương lai tươi sáng.
Nhận định trên đúng hay sai?
A. Đúng
B. Sai
Đáp án: A