Chiều sâu của truyện "Lão Hạc" (Văn Giá) bao gồm tóm tắt nội dung chính, lập dàn ý phân tích, bố cục, giá trị nội dung, giá trị nghệ thuật cùng hoàn cảnh sáng tác, ra đời của tác phẩm và tiểu sử, quan điểm cùng sự nghiệp sáng tác phong cách nghệ thuật giúp các em học tốt môn văn 8.
Mục lục bài viết
1. Chuẩn bị:
(trang 86, SGK Ngữ văn 8, tập 2)
Đọc trước văn bản Chiều sâu của truyện “Lão Hạc”, tìm hiểu thêm những bài viết về tác phẩm Lão Hạc.
Phương pháp giải:
Đọc trước văn bản và tìm hiểu thêm những bài viết về tác phẩm.
Lời giải chi tiết:
Các bài viết viết về tác phẩm Lão Hạc: Lão Hạc – Truyện ngắn của nhà văn Nam Cao,…
2. Đọc hiểu:
Câu 1 (trang 87, SGK Ngữ văn 8, tập 2)
Việc đặt ra những câu hỏi ở đây nhằm mục đích gì?
Phương pháp giải:
Đọc kĩ đoạn văn bản
Lời giải chi tiết:
Việc đặt ra những câu hỏi ở đây nhằm mục đích dẫn dắt vấn đề tác giả muốn làm rõ trong bài viết.
Câu 2 (trang 87, SGK Ngữ văn 8, tập 2)
Việc tác giả điểm lại các cuộc trò chuyện trong tác phẩm Lão Hạc nhằm làm sáng tỏ cho vấn đề nào nêu ở phần (1)?
Phương pháp giải:
Đọc kĩ đoạn văn bản
Lời giải chi tiết:
Việc tác giả điểm lại các cuộc trò chuyện trong tác phẩm Lão Hạc nhằm làm sáng tỏ cho vấn đề mà tác giả nghiệm ra ở tác phẩm “Một, ông đã đưa hoạt động… hệ lụy của chúng”
Câu 3 (trang 87, SGK Ngữ văn 8, tập 2)
Điều mà người viết phát hiện ra phía sau “cách thức trò chuyện” là những gì?
Phương pháp giải:
Đọc kĩ đoạn văn bản
Lời giải chi tiết:
Điều khiến người viết nhận thấy qua “cách thức trò chuyện” là: mỗi nhân vật cứ dần bộc lộ ra mỗi lúc một rõ nét các suy tư nội tâm của mình: một bên là người già đầy lo âu, suy tính một cách tội nghiệp theo tinh thần sám hối và lòng từ bi Cơ đốc giáo, một bên là người biết lắng nghe, lòng đầy cảm thông, san sẻ, mong muốn an ủi, giúp đỡ, …
Câu 4 (trang 88, SGK Ngữ văn 8, tập 2)
Từ những “điểm nhìn tự sự”, người viết khẳng định điều gì?
Phương pháp giải:
Đọc kĩ đoạn văn bản
Lời giải chi tiết:
Từ những “điểm nhìn tự sự”, người viết khẳng định cái nhìn từ tấm lòng tác giả là mạch chủ đạo, chi phối và liên kết các điểm nhìn khác.
Câu 5 (trang 88, SGK Ngữ văn 8, tập 2)
Luận điểm được trình bày ở phần (3) là gì?
Phương pháp giải:
Đọc kĩ phần (3)
Lời giải chi tiết:
Luận điểm được trình bày ở phần 3 là: Từ việc miêu tả hoạt động giao tiếp của các nhân vật, tác giả đã gián tiếp đưa ra một tình thế lựa chọn của lão Hạc mà các dấu hiệu của nó đã được chuẩn bị ngay từ đầu.
Câu 6 (trang 89, SGK Ngữ văn 8, tập 2)
Có thể xem phần (4) là kết bài không? Vì sao?
Phương pháp giải:
Đọc kĩ phần (4)
Lời giải chi tiết:
Có thể xem phần 4 là kết bài vì nó đã tổng hợp lại nội dung bài viết.
3. CH cuối bài:
Câu 1 (trang 89, SGK Ngữ văn 8, tập 2)
Dựa vào nhan đề và các phần của văn bản, hãy chỉ ra luận đề và những luận điểm được triển khai trong văn bản.
Phương pháp giải:
Đọc kĩ nhan đề, xác định bố cục
Lời giải chi tiết:
– Luận đề: ý nghĩa sâu xa về nội dung và nghệ thuật ẩn chứa trong tác phẩm Lão Hạc.
– Luận điểm:
+ Nhà văn đã đưa hoạt động tiếp xúc (câu chuyện của ông giáo và lão Hạc trong hai lần gặp mặt) thành hoạt động cảm nhận và miêu tả trực tiếp tính cách nhân vật;
+ Thông qua diễn biến những cuộc đối thoại ấy, tác giả đã gián tiếp phản ánh một tình thế chọn lựa của lão Hạc (giữa sự sống và cái chết cộng với hậu quả của chúng).
Câu 2 (trang 89, SGK Ngữ văn 8, tập 2)
Đọc kĩ phần (2) của văn bản và trả lời các câu hỏi sau (có thể dùng lời văn, bảng biểu hoặc sơ đồ tư duy):
a. Luận điểm của phần này có mối quan hệ như thế nào với luận đề?
b. Xác định lí lẽ và bằng chứng được sử dụng để làm sáng tỏ luận điểm
c. Nhận xét về cách trích dẫn và phân tích bằng chứng của người viết
Phương pháp giải:
Đọc kĩ phần (2)
Lời giải chi tiết:
a. Luận điểm gắn bó mật thiết với luận đề, giúp làm sáng tỏ luận đề của văn bản.
b.
Lí lẽ | Bằng chứng |
Cách thức trò chuyện đã ẩn tàng nhiều ý nghĩa sâu xa hơn là bản thân những lời trò chuyện. | Nêu ra số lần ông giáo và lão Hạc trò chuyện. Ông giáo là người kể chuyện. |
Giấu đến tận cùng số phận nhân vật, thỉnh thoảng hé mở vài cảnh huống gây sự hiểu lầm, rồi cuối cùng giải tỏa sự hiểu lầm ấy là một thành công đặc sắc của nghệ thuật tự sự Nam Cao ở truyện này. | Phân tích cuộc trò chuyện giữa các nhân vật |
Cái nhìn từ tấm lòng tác giả là mạch chủ đạo, chi phối và liên kết các điểm nhìn khác. | Phân tích sự thay đổi mạch kể chuyện. |
c. Cách người viết sử dụng lí lẽ và bằng chứng để làm sáng tỏ các luận điểm chính trong văn bản rất thuyết phục, xác thực và được trình bày theo một trình tự hợp lí. Lí lẽ và bằng chứng được sử dụng ngay sau luận điểm chính mà nhờ đó vấn đề nghị luận được làm sáng rõ hơn.
Câu 3 (trang 89, SGK Ngữ văn 8, tập 2)
Luận điểm được trình bày trong phần (3) góp phần làm sáng tỏ luận đề như thế nào? Nhận xét về cách lập luận được sử dụng trong phần này.
Phương pháp giải:
Đọc kĩ phần (3)
Lời giải chi tiết:
Luận điểm ở phần 3 đã đi sâu phân tích hoạt động giao tiếp của các nhân vật, về tình thế lựa chọn của lão Hạc trong truyện (giữa cái sống và cái chết cùng những hệ luỵ của chúng). Vấn đề này giúp làm rõ hơn giá trị tư tưởng trong tác phẩm Lão Hạc.
Câu 4 (trang 89, SGK Ngữ văn 8, tập 2)
Phần (4) khái quát điều gì? Vấn đề nghị luận được khẳng định như thế nào?
Phương pháp giải:
Đọc kĩ phần (4)
Lời giải chi tiết:
Phần 4 khái quát lại nội dung toàn bài.
Vấn đề nghị luận được khẳng định: truyện Nam Cao không phải là loại truyện giản đơn trong cấu tứ, dựng truyện và triển hai mạch truyện
Câu 5 (trang 89, SGK Ngữ văn 8, tập 2)
Văn nghị luận nghiêng về lí lẽ, bằng chứng nhưng cũng giàu tính biểu cảm. Hãy dẫn ra một đoạn văn trong văn bản thể hiện rõ tình cảm trân trọng, mến phục của người viết đối với tài năng nghệ thuật của Nam Cao.
Phương pháp giải:
Đọc kĩ văn bản
Lời giải chi tiết:
Đoạn trích trong tác phẩm thể hiện rõ ràng sự trân trọng, ngưỡng mộ của người viết với tài văn chương của Nam Cao:
Nói chung, truyện của Nam Cao không phải là loại truyện đơn giản như cấu tử, dựng truyện và triển khai mạch truyện; cũng không phải là dễ dàng hiểu ngay cả những tầng nghĩa nổi chìm trong truyện (dù chúng mang một vẻ ngoài vô cùng đơn giản, đôi khi trần trụi – có thể do đội quân ngôn từ trần trụi, thô ráp của ông). Thế nhưng truyện Lão Hạc rất tự nhiên, giản dị, gần gũi mà lại đượm buồn. Tài nghệ và tấm chân tình của nhà văn Nam Cao một lần nữa, ở đây, nó được gửi gắm hết lòng.
Câu 6 (trang 89, SGK Ngữ văn 8, tập 2)
Văn bản này giúp em hiểu sâu sắc hơn điều gì về truyện ngắn Lão Hạc?
Phương pháp giải:
Trả lời theo ý hiểu
Lời giải chi tiết:
Văn bản này giúp em hiểu rõ thêm về tư tưởng, nghệ thuật và nội dung mà tác giả Nam Cao muốn gửi gắm thông qua Lão Hạc đồng thời cảm nhận được giá trị nhân vật, nghệ thuật sâu sắc của tác phẩm Lão Hạc.
4. Phần mở rộng tìm hiểu tác phẩm Chiều sâu của truyện Lão Hạc:
4.1. Tìm hiểu chung:
– Xuất xứ: Nguồn: Nhà văn và tác phẩm trong trường phổ thông, NXB Giáo dục, 1997
– Bố cục: 4 phần
+ Phần 1 (từ đầu đến “hệ lụy của chúng”): Nghệ thuật sáng tác của Nam Cao trong truyện Lão Hạc
+ Phần 2 (tiếp đến “các điểm nhìn khác”): Những cuộc gặp gỡ, tiếp xúc của lão Hạc và ông giáo
+ Phần 3 (tiếp đến “điểm then chốt này”): Tình thế lựa chọn giữa cái sống và cái chết của lão Hạc
+ Phần 4 (còn lại): Khái quát giá trị nội dung, nghệ thuật của truyện Lão Hạc
– Thể loại: Nghị luận văn học
– Phương thức biểu đạt: Nghị luận
4.2. Giá trị nội dung, nghệ thuật:
– Giá trị nội dung: Tác phẩm này là một bức tranh chân thực về cuộc sống của người nông dân Việt Nam trong thời kỳ trước Cách mạng Tháng Tám. Chúng ta thấy rõ số phận khó khăn của lão Hạc, một người nông dân đầy trách nhiệm. Anh ấy phải đối mặt với nghèo túng, không có lối thoát, và đặt ra quyết định đau lòng phải chọn cái chết để bảo vệ tài sản cho con cái, để không làm phiền đến hàng xóm và cộng đồng của mình.
Tác phẩm này thực sự đánh bại động lòng người và làm cho chúng ta cảm thông sâu sắc đối với cuộc sống khó khăn và tình yêu thương chặt chẽ của người nông dân trong xã hội được tái hiện bởi nhà văn Nam Cao. Được thể hiện trong đó là tấm lòng yêu thương và sự trân trọng đối với người nông dân, người mang trên vai mình gánh nặng của đời sống nông thôn và vẫn giữ vững lòng tự trọng dù trong cảnh khốn khó.
– Giá trị nghệ thuật
+ Giàu tính biểu cảm
+ Các luận điểm chính trong văn bản rất thuyết phục, xác thực và được trình bày theo một trình tự hợp lí.