Skip to content
 19006568

Trụ sở chính: Số 89, phố Tô Vĩnh Diện, phường Khương Trung, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội

  • DMCA.com Protection Status
Home

  • Trang chủ
  • Ngữ văn
  • Lịch sử
  • Địa lý
  • Toán học
  • Vật lý
  • Hóa học
  • Sinh học
  • Tiếng Việt
  • Tiếng Anh
  • Tin học
  • GDCD
  • Giáo án
  • Quản lý giáo dục
    • Thi THPT Quốc gia
    • Tuyển sinh Đại học
    • Tuyển sinh vào 10
    • Mầm non
    • Đại học
  • Pháp luật
  • Bạn cần biết

Home

Đóng thanh tìm kiếm

  • Trang chủ
  • Đặt câu hỏi
  • Đặt lịch hẹn
  • Gửi báo giá
  • 1900.6568
Dịch vụ luật sư uy tín toàn quốc
Trang chủ Giáo dục Ngữ văn

Soạn bài Câu cảm thán dễ hiểu, ngắn gọn nhất (Soạn văn 8)

  • 20/03/202520/03/2025
  • bởi Cao Thị Thanh Thảo
  • Cao Thị Thanh Thảo
    20/03/2025
    Theo dõi chúng tôi trên Google News

    Câu cảm thán là câu có những từ ngữ cảm thán như: ôi, than ôi, hỡi ơi, chao ơi (ôi), trời ơi; thay, biết bao, xiết bao, biết chừng nào,... dùng để bộc lộ trực tiếp cảm xúc của người nói (người viết); xuất hiện chủ yếu trong ngôn ngữ nói hằng ngày hay ngôn ngữ văn chương. Cùng bài viết dưới đây tìm hiểu nhé:

      Mục lục bài viết

      • 1 1. Đặc điểm, hình thức và chức năng:
      • 2 2. Luyện tập:
      • 3 3. Tóm tắt những nội dung trọng tâm khi soạn bài Câu cảm thán:

      1. Đặc điểm, hình thức và chức năng:

      Câu hỏi (SGK Ngữ văn 8, tập 2, trang 43, 44)

      Đọc những đoạn trích sau và trả lời câu hỏi.

      a) Hỡi ơi lão Hạc! Thì ra đến lúc cùng lão cũng có thể làm liều như ai hết… Một người như thế ấy!… Một người đã khóc vì trót lừa một con chó!… Một người nhịn ăn để tiền lại làm ma, bởi không muốn liên lụy đến hàng xóm, láng giềng… Con người đáng kính ấy bây giờ cũng theo gót Binh Tư để có ăn ư? Cuộc đời quả thật cứ mỗi ngày một thêm đáng buồn… (Nam Cao, Lão Hạc)

      b)Nào đâu những đêm vàng bên bờ suối
      Ta say mồi đứng uống ánh trăng tan?
      Đâu những ngày mưa chuyển bốn phương ngàn
      Ta lặng ngắm giang sơn ta đổi mới?
      Đâu những bình minh cây xanh nắng gội,
      Tiếng chim ca giấc ngủ ta tưng bừng?
      Đâu những chiều lênh láng máu sau rừng
      Ta đợi chết mảnh mặt trời gay gắt,
      Để ta chiếm lấy riêng phần bí mật?
      – Than ôi! Thời oanh liệt nay còn đâu?

      (Thế Lữ, Nhớ rừng)

      – Trong những đoạn trích trên, câu nào là câu cảm thán?

      Trả lời: Những câu cảm thán trong đoạn trích trên là

      a, Hỡi ơi lão Hạc!

      b, Than ôi!

      – Đặc điểm hình thức nào cho biết đó là câu cảm thán?

      Trả lời: Dấu hiệu nhận biết chính là các từ ngữ cảm thán kèm theo: Hỡi ơi! Than ôi!

      – Câu cảm thán dùng để làm gì? Khi viết đơn, biên bản, hợp đồng hay trình bày kết quả giải một bài toán,… có thể dùng câu cảm thán không? Vì sao?

      Trả lời: Câu cản thán dùng để bộc lộ trực tiếp cảm xúc của người nói (người viết). Ngôn ngữ trong đơn từ, biên bản, hợp đồng … (các văn bản hành chính – công vụ nói chung) và trong trình bày kết quả một bài toán (văn bản khoa học) là ngôn ngữ của tư duy lô-gíc cần độ chính xác và khách quan cao, vì thế không được phép dùng kèm các câu cảm thán.

      2. Luyện tập:

      Câu 1 (Trang 44SGK Ngữ Văn 8 – Tập 2)

      Hãy cho biết các câu trong những đoạn trích sau có phải là câu cảm thán không. Vì sao?

      Xem thêm:  Câu rút gọn là gì? Các loại câu rút gọn? Ví dụ câu rút gọn?

      a) Than ôi! Sức người khó lòng địch nổi trời! Thế đê không sao cự lại được với thế nước! Lo thay! Nguy thay! Khúc đê này hỏng mất.

      (Phạm Duy Tốn, Sống chết mặc bay)

      b) Hỡi cảnh rừng ghê gớm của ta ơi!

      (Thế Lữ, Nhớ rừng)

      c) Chao ôi, có biết đâu rằng: hung hăng, hống hách láo chỉ tổ đem thân mà trả nợ cho những cử chỉ ngu dại của mình thôi. Tôi đã phải trải cảnh như thế. Thoát nạn rồi, mà còn ân hận quá, ân hận mãi.

      (Tô Hoài, Dế Mèn phiêu lưu kí)

      Trả lời: 

      Chỉ có những câu sau (những câu có chứa từ cảm thán) mới là câu cảm thán:

      a) Than ôi! Lo thay! Nguy thay!

      Vì có dấu chấm than kết thúc câu kết hợp bộc lộ sự lo lắng trước tình thế nguy kịch khi đê sắp vỡ.

      b) Hỡi cảnh rừng gê gớm của ta ơi!

      Vì câu này bộc lộ khát vọng, tình cảm nhớ mong chốn cũ, rừng xưa của con hổ

      c) Chao ôi, có biết đâu rằng: hung hăng, hống hách láo chỉ tổ đem thân mà trả nợ chi những cử chỉ ngu dại của mình mà thôi.

      Vì câu này thể hiện sự hối tiếc, ân hận trước những hành động hung hắng, hống hách của Dế Mèn

      Câu 2 (Trang 44SGK Ngữ Văn 8 – Tập 2)

      Phân tích tình cảm, cảm xúc được thể hiện trong những câu sau đây. Có thể xếp những câu này vào kiểu câu cảm thán được không? Vì sao?

      a)Ai làm cho bể kia đầy

      Cho ao kia cạn cho gầy cò con?

      (Ca dao)

      b)Xanh kia xanh thẳm từng trên

      Vì ai gây dựng cho nên nỗi này?

      (Chinh phụ ngâm khúc)

      c)Tôi có chờ đâu, có đợi đâu;

      Đem chi xuân lại gợi thêm sầu

      (Chế Lan Viên, Xuân)

      d) Anh mà chết là chỉ tại cái tội ngông cuồng dại dột của tôi. Tôi biết làm thế nào bây giờ?

      (Tô Hoài, Dế Mèn phiêu lưu kí)

      Trả lời:

      Phân tích tình cảm, cảm xúc được biểu hiện trong các câu trên:

      a) Lời than thở của người nông dân dưới chế độ cũ.

      b) Lời than của người chinh phụ trước cảnh chiến tranh phong kiến chia cắt hạnh phúc của gia đình mình.

      Xem thêm:  Cụm từ là gì? Các loại cụm từ? Phân biệt cụm từ và câu?

      c) Tâm trạng bế tắc của người thi sĩ trước cuộc sống (khi đất nước còn chịu cảnh nô lệ lầm than).

      d) Sự ân hận của Dế Mèn sau khi trót gây ra cái chết của Dế Choắt.

      Để biểu đạt tình cảm, cảm xúc, có thể dùng nhiều kiểu câu khác nhau (câu nghi vấn, câu trần thuật, câu cầu khiến) không nhất thiết phải dùng câu cảm thán. Các trường hợp nêu trên cũng vậy, tuy đều bộc lộ tình cảm, cảm xúc thế nhưng không có câu nào là câu cảm thán (vì không có hình thức đặc trưng của kiểu câu này).

      Câu 3 (Trang 45SGK Ngữ Văn 8 – Tập 2)

      Đặt câu cảm thán để bộc lộ cảm xúc:

      a) Trước tình cảm của một người thân dành cho mình.

      b) Khi nhìn thấy mặt trời mọc.

      Trả lời:

      a) Cháu yêu ông biết bao nhiêu!

      b) Ôi, hoàng hôn đẹp làm sao!

      Câu 4 (Trang 45SGK Ngữ Văn 8 – Tập 2)

      Hãy nhắc lại đặc điểm hình thức và chức năng của câu nghi vấn, câu cầu khiến và câu cảm thán.

      Trả lời:

      – Câu nghi vấn có những từ nghi vấn: ai, nào, tại sao, bao nhiêu, bao giờ… có, không, đã (chưa)… với chức năng để hỏi, biểu lộ cảm xúc, sự đe dọa, khẳng định… Về hình thức: Khi viết câu nghi vấn phải sử dụng dấu hỏi chấm để kết thúc câu.

      – Câu cầu khiến có các từ nghi vấn: hãy, đừng, chớ, đi, thôi, nào… hay ngữ điệu cầu khiến, dùng để ra lệnh, yêu cầu, đề nghị, khuyên bảo… Về hình thức: Khi viết câu cầu khiến thường được kết thúc bằng dấu chấm than, ý cầu khiến không được nhấn mạnh thì có thể sử dụng dấu chấm cuối câu.

      – Câu cảm thán có những từ cảm thán: ôi, than ôi, hỡi ôi,.. dùng để bộc lộ trực tiếp cảm xúc của người nói (người viết). Về hình thức: Khi viết câu cảm thán thường kết thúc bằng dấu chấm than.

      3. Tóm tắt những nội dung trọng tâm khi soạn bài Câu cảm thán:

      Câu cảm thán là một loại câu trong bốn kiểu câu: Câu cầu khiến, câu nghi vấn, câu mệnh lệnh, câu cảm thán. Đây là loại câu có những từ ngữ cảm thán như: ôi, than ôi, hỡi ơi, chao ơi (ôi), trời ơi, thay, biết bao, xiết bao, biết chừng nào,… có chức năng dùng để bộc lộ trực tiếp cảm xúc của người nói (người viết). Câu cảm thán xuất hiện chủ yếu trong ngôn ngữ nói hằng ngày hay ngôn ngữ văn chương. Về cơ bản, việc nhận biết câu cảm thán không quá khó bởi câu cảm thán có nhiều dấu hiệu để nhận ra. Đặc biệt, khi viết, câu cảm thán thường được kết thúc bằng dấu chấm than.

      Xem thêm:  Rút gọn câu là gì? Rút gọn câu để làm gì? Ví dụ rút gọn câu?

      – Câu cảm thán sử dụng với mục đích bộc lộ cảm xúc của người nói hoặc người viết.

      Ví dụ: 

      + Câu cảm thán thể hiện cảm xúc vui tươi: “Ôi, thời tiết hôm nay thật mát mẻ làm sao!”. Trong câu văn này, người nói đang thể hiện cảm xúc thoải mái, khoan khoái đến mức phải thốt lên “ôi”. Từ “ôi” ở đầu câu có nhiệm vụ bổ nghĩa cho vế sau, và sau câu cảm thán thì luôn có dấu chấm than.

      + Câu cảm thán thể hiện cảm xúc buồn: “ôi trời ơi! Sao số tôi lại khổ thế này!”. Trong câu này, dấu hiệu của câu cảm thán được thể hiện ở: “ôi trời ơi” và “thế này” cùng với dấu chấm than. Câu cảm thán đã thể hiện sự bất lực, hoặc đang trong nỗi bất lực, không thể than vãn với ai. 

      + Câu cảm thán thể hiện sự tức giận: “Điên mất thôi!”. Trong câu này, người nói đã thể hiện cảm xúc rất tức giận qua câu cảm thán.

      – Trong văn chương, câu cảm thán giúp người đọc hiểu hơn những lời nói, tâm trạng của tác giả. Thường các câu cảm thán đều được tác giả sử dụng để tăng cảm xúc của người đọc.

      Ví dụ: Trong văn học, câu cảm thán được sử dụng trong bài thơ “Nhớ rừng” của tác giả Thế Lữ như sau: “Ôi, thời huy hoàng này đâu rồi!” Trong câu, từ “Ồ” kết hợp với “còn đâu nữa” thể hiện nỗi tiếc nuối vô tận của một vị vua rừng xanh, nhớ về một thời còn tự do, quá khứ huy hoàng và hào hùng của mình. Có thể nói nghệ thuật sử dụng từ cảm thán của tác giả đã lột tả rõ nét sự bất lực của một vị chúa tể miền sơn cước cũng như ẩn dụ hình ảnh của tác giả.

       
       
       
       
       
       
       
       
       
       
       

      Trên đây là bài viết của Luật Dương Gia về Soạn bài Câu cảm thán dễ hiểu, ngắn gọn nhất (Soạn văn 8) thuộc chủ đề Các loại câu tiếng Việt, thư mục Ngữ văn. Mọi thắc mắc pháp lý, vui lòng liên hệ Tổng đài Luật sư 1900.6568 hoặc Hotline dịch vụ 037.6999996 để được tư vấn và hỗ trợ.

      Duong Gia Facebook Duong Gia Tiktok Duong Gia Youtube Duong Gia Google
      Gọi luật sư
      TƯ VẤN LUẬT QUA EMAIL
      ĐẶT LỊCH HẸN LUẬT SƯ
      Dịch vụ luật sư toàn quốc
      Dịch vụ luật sư uy tín toàn quốc
      CÙNG CHỦ ĐỀ
      ảnh chủ đề

      Cụm từ là gì? Các loại cụm từ? Phân biệt cụm từ và câu?

      Trên thực tế thì các khái niệm về cụm từ, mệnh đề và câu luôn bị chung ta nhầm lẫn khi chưa năm bắt rõ được các khái niệm này. Do đó, đẫn đến việc phân biệt giữ cụm từ và câu cũng trở nên rất khó khăn, bởi vậy, chúng ta cần phải thực hiện việc tìm hiểu và phân biệt chúng một cách ký lưỡng hơn.

      ảnh chủ đề

      Câu rút gọn là gì? Các loại câu rút gọn? Ví dụ câu rút gọn?

      Việc luyện viết đơn giản bắt đầu bằng việc học cách viết các câu rút gọn. Nhận được một ý tưởng hoàn chỉnh với ít từ hơn cho phép bạn ngắn gọn và trực tiếp, đồng thời cải thiện khả năng đọc câu chuyện của bạn. Vậy câu rút gọn là gì? Các loại câu rút gọn? Ví dụ về câu rút gọn?

      ảnh chủ đề

      Rút gọn câu là gì? Rút gọn câu để làm gì? Ví dụ rút gọn câu?

      Câu rút gọn là kiểu câu được sử dụng phổ biến trong văn học. Đó là những câu mà trong quá trình nói hoặc viết người nói có thể lược bỏ một số thành phần của câu để câu văn trở nên ngắn gọn hơn thì được gọi là loại câu rút gọn. Bài viết dưới đây, chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu các kiến thức về câu rút gọn trong tiếng Việt.

      Xem thêm

      -
      CÙNG CHUYÊN MỤC
      • Phân tích văn bản Viên tướng trẻ và con ngựa trắng
      • Bàn tay mở rộng trao ban tâm hồn mới tràn ngập vui sướng
      • Viết một sáng kiến kinh nghiệm nhằm thúc đẩy việc đọc sách
      • Thuyết minh Vườn quốc gia Cát Tiên (Đồng Nai) hay nhất
      • Phân tích và cảm nhận về chân dung Đô-xtôi-ép-ki hay nhất
      • Trình bày ý kiến về: Những lưu ý khi sử dụng ChatGPT
      • Phân tích văn bản Trở gió của Nguyễn Ngọc Tư hay nhất
      • Dẫn chứng nghị luận xã hội về sự tự tin trong cuộc sống
      • Soạn bài Thuyền trưởng tàu viễn dương ngắn gọn nhất
      • Phân tích Con chim chiền chiện của Huy Cận hay nhất
      • Các bộ đề đọc hiểu bài Tư cách mõ của Nam Cao có đáp án
      • Cảm nhận về nhân vật cô em gái Kiều Phương hay nhất
      Thiên Dược 3 Bổ
      Thiên Dược 3 Bổ
      BÀI VIẾT MỚI NHẤT
      • Dịch vụ đăng ký bảo hộ nhãn hiệu quốc tế uy tín trọn gói
      • Dịch vụ đăng ký thương hiệu, bảo hộ logo thương hiệu
      • Dịch vụ đăng ký nhãn hiệu, bảo hộ nhãn hiệu độc quyền
      • Luật sư bào chữa các tội liên quan đến hoạt động mại dâm
      • Luật sư bào chữa tội che giấu, không tố giác tội phạm
      • Dịch vụ Luật sư bào chữa tội chống người thi hành công vụ
      • Dịch vụ Luật sư bào chữa tội buôn lậu, mua bán hàng giả
      • Dịch vụ Luật sư bào chữa trong các vụ án cho vay nặng lãi
      • Dịch vụ Luật sư bào chữa tội gây rối trật tự nơi công cộng
      • Dịch vụ Luật sư bào chữa tội trốn thuế, mua bán hóa đơn
      • Dịch vụ Luật sư bào chữa tội dâm ô, hiếp dâm, cưỡng dâm
      • Bản đồ, các xã phường thuộc huyện Tân Hiệp (Kiên Giang)
      LIÊN KẾT NỘI BỘ
      • Tư vấn pháp luật
      • Tư vấn luật tại TPHCM
      • Tư vấn luật tại Hà Nội
      • Tư vấn luật tại Đà Nẵng
      • Tư vấn pháp luật qua Email
      • Tư vấn pháp luật qua Zalo
      • Tư vấn luật qua Facebook
      • Tư vấn luật ly hôn
      • Tư vấn luật giao thông
      • Tư vấn luật hành chính
      • Tư vấn pháp luật hình sự
      • Tư vấn luật nghĩa vụ quân sự
      • Tư vấn pháp luật thuế
      • Tư vấn pháp luật đấu thầu
      • Tư vấn luật hôn nhân gia đình
      • Tư vấn pháp luật lao động
      • Tư vấn pháp luật dân sự
      • Tư vấn pháp luật đất đai
      • Tư vấn luật doanh nghiệp
      • Tư vấn pháp luật thừa kế
      • Tư vấn pháp luật xây dựng
      • Tư vấn luật bảo hiểm y tế
      • Tư vấn pháp luật đầu tư
      • Tư vấn luật bảo hiểm xã hội
      • Tư vấn luật sở hữu trí tuệ
      LIÊN KẾT NỘI BỘ
      • Tư vấn pháp luật
      • Tư vấn luật tại TPHCM
      • Tư vấn luật tại Hà Nội
      • Tư vấn luật tại Đà Nẵng
      • Tư vấn pháp luật qua Email
      • Tư vấn pháp luật qua Zalo
      • Tư vấn luật qua Facebook
      • Tư vấn luật ly hôn
      • Tư vấn luật giao thông
      • Tư vấn luật hành chính
      • Tư vấn pháp luật hình sự
      • Tư vấn luật nghĩa vụ quân sự
      • Tư vấn pháp luật thuế
      • Tư vấn pháp luật đấu thầu
      • Tư vấn luật hôn nhân gia đình
      • Tư vấn pháp luật lao động
      • Tư vấn pháp luật dân sự
      • Tư vấn pháp luật đất đai
      • Tư vấn luật doanh nghiệp
      • Tư vấn pháp luật thừa kế
      • Tư vấn pháp luật xây dựng
      • Tư vấn luật bảo hiểm y tế
      • Tư vấn pháp luật đầu tư
      • Tư vấn luật bảo hiểm xã hội
      • Tư vấn luật sở hữu trí tuệ
      Dịch vụ luật sư uy tín toàn quốc

      CÙNG CHỦ ĐỀ
      ảnh chủ đề

      Cụm từ là gì? Các loại cụm từ? Phân biệt cụm từ và câu?

      Trên thực tế thì các khái niệm về cụm từ, mệnh đề và câu luôn bị chung ta nhầm lẫn khi chưa năm bắt rõ được các khái niệm này. Do đó, đẫn đến việc phân biệt giữ cụm từ và câu cũng trở nên rất khó khăn, bởi vậy, chúng ta cần phải thực hiện việc tìm hiểu và phân biệt chúng một cách ký lưỡng hơn.

      ảnh chủ đề

      Câu rút gọn là gì? Các loại câu rút gọn? Ví dụ câu rút gọn?

      Việc luyện viết đơn giản bắt đầu bằng việc học cách viết các câu rút gọn. Nhận được một ý tưởng hoàn chỉnh với ít từ hơn cho phép bạn ngắn gọn và trực tiếp, đồng thời cải thiện khả năng đọc câu chuyện của bạn. Vậy câu rút gọn là gì? Các loại câu rút gọn? Ví dụ về câu rút gọn?

      ảnh chủ đề

      Rút gọn câu là gì? Rút gọn câu để làm gì? Ví dụ rút gọn câu?

      Câu rút gọn là kiểu câu được sử dụng phổ biến trong văn học. Đó là những câu mà trong quá trình nói hoặc viết người nói có thể lược bỏ một số thành phần của câu để câu văn trở nên ngắn gọn hơn thì được gọi là loại câu rút gọn. Bài viết dưới đây, chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu các kiến thức về câu rút gọn trong tiếng Việt.

      Xem thêm

      Tags:

      Các loại câu tiếng Việt


      CÙNG CHỦ ĐỀ
      ảnh chủ đề

      Cụm từ là gì? Các loại cụm từ? Phân biệt cụm từ và câu?

      Trên thực tế thì các khái niệm về cụm từ, mệnh đề và câu luôn bị chung ta nhầm lẫn khi chưa năm bắt rõ được các khái niệm này. Do đó, đẫn đến việc phân biệt giữ cụm từ và câu cũng trở nên rất khó khăn, bởi vậy, chúng ta cần phải thực hiện việc tìm hiểu và phân biệt chúng một cách ký lưỡng hơn.

      ảnh chủ đề

      Câu rút gọn là gì? Các loại câu rút gọn? Ví dụ câu rút gọn?

      Việc luyện viết đơn giản bắt đầu bằng việc học cách viết các câu rút gọn. Nhận được một ý tưởng hoàn chỉnh với ít từ hơn cho phép bạn ngắn gọn và trực tiếp, đồng thời cải thiện khả năng đọc câu chuyện của bạn. Vậy câu rút gọn là gì? Các loại câu rút gọn? Ví dụ về câu rút gọn?

      ảnh chủ đề

      Rút gọn câu là gì? Rút gọn câu để làm gì? Ví dụ rút gọn câu?

      Câu rút gọn là kiểu câu được sử dụng phổ biến trong văn học. Đó là những câu mà trong quá trình nói hoặc viết người nói có thể lược bỏ một số thành phần của câu để câu văn trở nên ngắn gọn hơn thì được gọi là loại câu rút gọn. Bài viết dưới đây, chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu các kiến thức về câu rút gọn trong tiếng Việt.

      Xem thêm

      Tìm kiếm

      Duong Gia Logo

      Hỗ trợ 24/7: 1900.6568

      ĐẶT CÂU HỎI TRỰC TUYẾN

      ĐẶT LỊCH HẸN LUẬT SƯ

      VĂN PHÒNG HÀ NỘI:

      Địa chỉ: 89 Tô Vĩnh Diện, phường Khương Trung, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội, Việt Nam

       Điện thoại: 1900.6568

       Email: [email protected]

      VĂN PHÒNG MIỀN TRUNG:

      Địa chỉ: 141 Diệp Minh Châu, phường Hoà Xuân, quận Cẩm Lệ, thành phố Đà Nẵng, Việt Nam

       Điện thoại: 1900.6568

       Email: [email protected]

      VĂN PHÒNG MIỀN NAM:

      Địa chỉ: 227 Nguyễn Thái Bình, phường 4, quận Tân Bình, thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam

       Điện thoại: 1900.6568

        Email: [email protected]

      Bản quyền thuộc về Luật Dương Gia | Nghiêm cấm tái bản khi chưa được sự đồng ý bằng văn bản!

      Chính sách quyền riêng tư của Luật Dương Gia

      Gọi luật sưGọi luật sưYêu cầu dịch vụYêu cầu dịch vụ
      • Gọi ngay
      • Chỉ đường

        • HÀ NỘI
        • ĐÀ NẴNG
        • TP.HCM
      • Đặt câu hỏi
      • Trang chủ