Phương châm hội thoại là các quy định, nguyên tắc bắt buộc mà người tham gia hội thoại cần làm theo và tuân thủ. Đáp ứng các yêu cầu này thì cuộc giao tiếp mới được xem là thành công. Để hiểu rõ hơn, mời các bạn tham khảo bài viết Soạn bài Các phương châm hội thoại (tiếp theo) trang 36.
Mục lục bài viết
1. Soạn bài Các phương châm hội thoại (tiếp theo) trang 36:
1.1. Quan hệ giữa phương châm hội thoại với tình huống giao tiếp:
(trang 36 sgk Ngữ Văn 9 Tập 1): Nhân vật chàng rể …
Nhân vật chàng rể không tuân thủ đúng phương châm lịch sự vì không quan tâm đến tình huống giao tiếp cụ thể. Anh chàng đã ân cần hỏi thăm, thể hiện sự cảm thông nhưng lại không đúng lúc làm vất vả thêm cho người được hỏi han.
→ Bài học : Vận dụng phương châm hội thọai cần phù hợp với tình huống giao tiếp.
1.2. Những trường hợp không tuân thủ phương châm hội thoại:
Câu 1 (trang 37 sgk Ngữ Văn 9 Tập 1):
Trong các ví dụ về phương châm hội thoại đã phân tích, chỉ có tình huống trong truyện “Người ăn xin” là phương châm lịch sự được tuân thủ, còn lại đều không.
Câu 2 (trang 37 sgk Ngữ Văn 9 Tập 1):
Câu trả lời của Ba không đáp ứng đúng nhu cầu thông tin. Phương châm về lượng đã không được tuân thủ, An hỏi “năm nào” cụ thể nhưng Ba chỉ trả lời chung chung “đầu thế kỉ XX”. Có thể vì Ba cũng không biết chính xác câu trả lời.
Câu 3 (trang 37 sgk Ngữ Văn 9 Tập 1):
Có thể không tuân thủ phương châm về chất. Bác sĩ làm vậy vì trong một số tình huống, người bệnh cần có tinh thần lạc quan và nghị lực sống thì mới có cơ hội chữa bệnh. Nếu nói thật về tình trạng sức khỏe tồi tệ, rất có thể bệnh nhân mất niềm tin, không còn nghị lực cũng như cơ hội khỏi bệnh là rất thấp.
– Một số tình huống giao tiếp khác : chiến sĩ bị bắt vào tay giặc, gián điệp bị bắt.
Câu 4 (trang 37 sgk Ngữ Văn 9 Tập 1):
Về nghĩa bề mặt, nghĩa hiển ngôn, câu “tiền bạc chỉ là tiền bạc” không đem lại thông tin mới, tức là không tuân thủ phương châm về lượng. Nhưng xét nghĩa hàm ẩn, thì câu này chứa nội dung thông tin mới : tiền bạc chỉ là phương tiện chứ không phải là tất cả, có nhiều thứ khác còn quan trọng, quý giá hơn tiền bạc.
1.3. Luyện tập:
Câu 1 (trang 38 sgk Ngữ Văn 9 Tập 1):
Câu trả lời của ông bố không tuân thủ phương châm cách thức. Đứa bé 5 tuổi còn chưa đọc sõi chữ thì làm sao đọc để biết được đâu là cuốn sách “Tuyển tập truyện ngắn Nam Cao”, với đứa trẻ thì thông tin là mơ hồ.
Câu 2 (trang 38 sgk Ngữ Văn 9 Tập 1):
Thái độ và lời nói của Chân, Tay, Tai, Mắt đã vi phạm phương châm lịch sự. Việc không tuân thủ như vậy không có lí do chính đáng vì chúng với lão Miệng rõ ràng là có mối quan hệ khăng khít với nhau.
2. Soạn bài Các phương châm hội thoại (tiếp theo) trang 36 ngắn gọn:
2.1. Quan hệ giữa phương châm hội thoại với tình huống giao tiếp:
(trang 36 SGK Ngữ Văn 9 Tập 1)
Ví dụ: Câu chuyện Chào hỏi
Nhân vật chàng rể có tuân thủ đúng phương châm lịch sự không? Vì sao em nhận xét như vậy? Có thể rút ra bài học gì qua câu chuyện này?
Trả lời:
– Anh chàng rể trong truyện Chào hỏi không tuân thủ phương châm lịch sự trong hội thoại vì không quan tâm đến tình huống giao tiếp cụ thể. Câu hỏi “Bác làm việc vất vả và nặng nhọc lắm phải không?” trong tình huống này, người được hỏi bị chàng rể ngốc gọi xuống từ trên cao mà người đó đang tập trung làm việc. Chàng rể đã làm một việc quấy rối đến người khác, gây phiền hà cho người đó.
– Bài học: cần phải chú ý đến đặc điểm của tình huống giao tiếp, vì một câu nói có thể thích hợp trong tình huống này, nhưng không thích hợp trong một tình huống khác.
2.2. Những trường hợp không tuân thủ phương châm hội thoại:
Câu 1 (trang 37 SGK Ngữ Văn 9 Tập 1)
Đọc lại những ví dụ đã được phân tích khi học về các phương châm hội thoại và cho biết trong những tình huống nào, phương châm hội thoại không được tuân thủ:
Trả lời:
– Trong các ví dụ vể các phương châm hội thoại đã học ngoại trừ hai tình huống trong phần học về phương châm lịch sự, tất cả các tình huống còn lại đều không tuân thủ phương châm hội thoại.
Câu 2 (trang 37 SGK Ngữ Văn 9 Tập 1)
Câu trả lời của Ba có đáp ứng nhu cầu thông tin đúng như An mong muốn hay không? Có phương châm hội thoại nào đã không được tuân thủ? Vì sao người nói không tuân thủ phương châm hội thoại ấy?
Trả lời:
– Câu trả lời của Ba không đáp ứng nhu cầu thông tin đúng như An mong muốn.
– Phương châm hội thoại không được tuân thủ là phương châm về lượng.
– Người nói không tuân thủ vì không biết chính xác chiếc máy bay đầu tiên trên thế giới được chế tạo vào năm nào. Để tuân thủ phương châm về chất, người nói phải trả lời một cách chung chung “Có lẽ khoảng đầu thế kỷ XX”.
Câu 3 (trang 37 SGK Ngữ Văn 9 Tập 1)
Khi bác sĩ nói với bệnh nhân mắc bệnh nan y về tình trạng sức khỏe của bệnh nhân đó thì phương châm hội thoại nào có thể không được tuân thủ? Vì sao bác sĩ phải làm như vậy? Hãy tìm những tình huống giao tiếp khác mà phương châm đó cũng không được tuân thủ.
Trả lời:
– Khi bác sĩ nói với bệnh nhân mắc bệnh nan y về tình trạng sức khỏe của bệnh nhân đó thì phương châm về chất không được tuân thủ.
– Vì: Có thể đây là sự lựa chọn của người bác sĩ, vì nếu nói thật về tình trạng nguy kịch của người bệnh có thể sẽ khiến người bệnh suy sụp, ảnh hưởng xấu đến tình trạng sức khoẻ. Người bác sĩ có thể không nói ra sự thật và động viên bệnh nhân lạc quan, đây là việc làm nhân đạo. Như vậy, để đạt được mục đích quan trọng hơn, người ta có thể không tuân thủ một phương châm hội thoại nào đấy.
Câu 4 (trang 37 SGK Ngữ Văn 9 Tập 1)
Khi nói “Tiền bạc chỉ là tiền bạc” thì có phải người nói không tuân thủ phương châm về lượng hay không? Phải hiểu ý nghĩa của câu này thế nào?
Trả lời:
– Về nghĩa bề mặt, nghĩa hiển ngôn, câu “tiền bạc chỉ là tiền bạc” không đem lại cho chúng ta thông tin mới, tức là nó không tuân thủ phương châm về lượng. Nhưng nếu xét ý nghĩa hàm ẩn, ngụ ý của người nói, thì câu này chứa nội dung thông tin mới: tiền bạc chỉ là phương tiện trong cuộc sống chứ không phải là tất cả; có nhiều thứ khác còn quan trọng, quý giá hơn tiền bạc.
– Như vậy, có khi để gây chú ý, muốn thể hiện một ngụ ý nào đó, người nói có thể không tuân thủ phương châm hội thoại.
3. Soạn bài Các phương châm hội thoại (tiếp theo) trang 36 hay nhất:
3.1. Quan hệ giữa phương châm hội thoại với tình huống giao tiếp:
Đọc truyện cười trong SGK và trả lời câu hỏi:
– Nhân vật chàng rể trong câu chuyện cười “Chào hỏi” không tuân thủ phương châm lịch sự.
– Lý do: Chàng rể đã không quan tâm đến tình huống giao tiếp. Người được hỏi đang làm việc, mà chàng rể lại gọi xuống chỉ để hỏi “Bác làm việc vất vả lắm không?”. Hành động của chàng rể là đang quấy rầy người khác.
– Bài học: Khi giao tiếp thì cần chú ý đến tình huống giao tiếp.
Tổng kết: Việc vận dụng các phương châm hội thoại cần phù hợp với đặc điểm của tình huống giao tiếp:
Nói với ai?
Nói khi nào?
Nói ở đâu?
Nói để làm gì?
3.2. Những trường hợp không tuân thủ phương châm hội thoại:
1. Ngoài hai tình huống của phần phương châm lịch sự, các tình huống còn lại đều không tuân thủ phương châm hội thoại.
2.
– Câu trả lời của Ba không đáp ứng được nhu cầu của An.
– Phương châm bị vi phạm: phương châm về lượng (An hỏi về năm, Ba trả lời về thế kỷ).
– Lý do: Do người nói không biết chắc chắn chiếc máy bay ra đời vào năm nào, nên đã trả lời vào đầu thế kỉ XX để tránh vi phạm phương châm về chất.
3.
– Phương châm không được tuân thủ là: phương châm về chất (Người bác sĩ đã nói những điều mà bản thân mình không tin là thật).
– Lý do: Người bác sĩ làm như vậy để an ủi và đem đến niềm hy vọng cho bệnh nhân. Người bệnh nhân khi ấy sẽ có động lực để chiến đấu với bệnh tật. Đôi khi nói ra sự thật, sẽ khiến bệnh nhất trở nên bi quan, không muốn tiếp tục cố gắng sống tiếp.
– Một số trường hợp khác:
Bố mẹ thường nhường món ăn ngon cho con cái và nói rằng mình không thích ăn những món đó.
Khi bố hoặc mẹ qua đời, người sống lại sẽ nói dối đứa trẻ rằng bố/mẹ đã đi công tác ở một nơi xa, phải rất lâu mới trở về…
4. Khi nói “Tiền bạc chỉ là tiền bạc” thì có phải người nói không tuân thủ phương châm về lượng không? Phải hiểu ý nghĩa của câu này như thế nào?
– Về nghĩa: Câu nói nhắc đến một sự thật hiển nhiên, không gợi ra ý nghĩa mới.
– Về mặt hàm ý: Cố tình vi phạm phương châm về lượng, để nhấn mạnh rằng trong cuộc sống tiền bạc chỉ là phương tiện cần có, chứ không phải là tất cả.
Tổng kết: Việc không tuân thủ các phương châm hội thoại có thể bắt nguồn từ những nguyên nhân sau:
– Người nói vô ý, vụng về, thiếu văn hóa giao tiếp.
– Người nói phải ưu tiên cho một phương chậm hội thoại hoặc một yêu cầu khác quan trọng hơn.
– Người nói muốn gây sự chú ý, để người nghe hiểu câu nói theo một hàm ý nào đó.
3.3. Luyện tập:
Câu 1. Đọc mẩu truyện trong SGK và trả lời câu hỏi
– Câu trả lời: “Quả bóng nằm ngay dưới cuốn Tuyển tập truyện ngắn Nam Cao kia kìa” đã vi phạm phương châm cách thức.
– Câu trả lời đặt vào trường hợp người tiếp nhận là một đứa trẻ (mới 5 tuổi) chưa biết hết các chữ cái. Cậu bé sẽ cảm thấy mơ hồ, không hiểu rõ nằm dưới cuốn Tuyển tập truyện ngắn Nam Cao nằm ở đâu.
Câu 2. Đọc đoạn trích trong SGK và trả lời câu hỏi.
– Phương châm vi phạm: Phương châm lịch sự.
– Việc không tuân thủ là có lý do chính đáng. Trong tình huống này, cả Chân, Tay, Tai, Mắt đều cảm thấy tức giận khi mình phải làm việc cực nhọc, còn lão Miệng chỉ biết hưởng thụ, không chịu làm việc. Nên tất cả đã không thèm chào lão Miệng mà nói luôn mục đích khi đến gặp lão.
3.4. Bài tập ôn luyện:
Cho đoạn thơ sau:
Vẫn vững lòng, bà dặn cháu đinh ninh:
“Bố ở chiến khu, bố còn việc bố,
Mày có viết thư chớ kể này, kể nọ,
Cứ bảo nhà vẫn được bình yên!”
(Tiếng gà trưa, Xuân Quỳnh)
Cho biết phương châm hội thoại bị vi phạm trong đoạn thơ. Việc vi phạm phương châm hội thoại đó có hợp lý không? Vì sao?
Gợi ý:
– Phương châm bị vi phạm: phương châm về chất (Mày viết thư chớ kể này, kể nọ/Cứ bảo nhà vẫn được bình yên).
– Việc vi phạm phương châm hội thoại đó có hợp lý.
+ Lý do: Trong tình huống trên, người bố đang ở ngoài chiến trường gian khổ, chống lại kẻ thù tàn ác. Chính vì vậy, lời căn dặn của người bà xuất phát từ lòng yêu thương, không muốn con phải lo lắng về tình hình ở nhà mà an tân chiến đấu.
THAM KHẢO THÊM: