Nhằm mục đích giúp học sinh soạn văn 8 Kết nối tri thức ngắn gọn nhất mà vẫn đủ ý, chúng mình gửi đến bạn đọc bài viết: Soạn bài Ca Huế trên sông Hương - Sách Kết nối tri thức. Cùng tham khảo nhé.
Mục lục bài viết
1. Soạn bài Ca Huế trên sông Hương – Sách Kết nối tri thức:
* Đọc văn bản
Nội dung chính: Văn bản nói về cố đô Huế, nổi tiếng không chỉ với các danh lam thắng cảnh và di tích lịch sử mà còn với các làn điệu dân ca và nhạc cung đình. Ca Huế là một loại hình hoạt động văn hóa, âm nhạc tao nhã, tinh tế, là sản phẩm tinh thần cần được bảo tồn và phát triển.
* Trả lời câu hỏi sau khi đọc
Câu 1 (trang 48 sgk Ngữ văn 8 Tập 1):Các điệu hò xứ Huế gắn bó như thế nào với cuộc sống của con người.
Trả lời:
– Các điệu hò xứ Huế gắn liền với cuộc sống của người dân: khi đánh cá trên sông ngòi, biển cả, hò lúc cấy cày, gặt hái, trồng cây, nuôi tằm.
– Từ ngữ địa phương được sử dụng lưu loát và phổ biến nhất là trong các câu hò đối đáp tri thức.
Câu 2 (trang 48 sgk Ngữ văn 8 Tập 1): Đêm ca Huế có gì đặc biệt về thời gian, không gian? Theo em, thời gian, không gian ấy tác động như thế nào đến việc thưởng thức ca Huế?
Trả lời:
– Điểm đặc biệt của đêm ca Huế về không gian và thời gian là:
+ Không gian: dòng sông tĩnh lặng, huyền ảo, nên thơ, trên thuyền rồng.
+ Thời gian: Đêm khuya.
– Không gian và thời gian đó có tác động vô cùng quan trọng đến việc thưởng thức ca Huế. Nó giúp con người cảm thấy trong sáng, sạch sẽ, không ồn ào… Cảm nhận được bản chất và giá trị của ca Huế.
Câu 3 (trang 48 sgk Ngữ văn 8 Tập 1): Theo văn bản, ca Huế được hình thành từ đâu? Nguồn gốc đặc biệt ấy mang lại cho ca Huế vẻ đẹp gì?
Trả lời:
– Ca Huế bắt nguồn từ nhạc dân ca và nhạc cung đình. Những làn điệu ca Huế sôi động, tươi vui vì bắt nguồn từ nhạc dân ca, còn xa hoa, uy nghiêm lại chịu ảnh hưởng của nhạc cung đình.
– Nguồn gốc đặc biệt mang đến cho ca Huế vẻ đẹp sôi động, tươi vui, trang nghiêm, uy nghi chính là vì nó tiếp thu đặc điểm của hai thể loại âm nhạc. Sôi nổi, tươi vui (có buồn, u hoài, tiếc nuối, oán trách) bắt nguồn từ nhạc dân ca. Còn trang trọng, uy nghiêm bắt nguồn từ nhạc cung đình.
Câu 4 (trang 48 sgk Ngữ văn 8 Tập 1): Nêu tác dụng của việc kết hợp các yếu tố có vai trò kể chuyện, miêu tả, bộc lộ cảm xúc, bình luận… trong văn bản.
Trả lời:
Tác dụng của việc kết hợp các yếu tố có vai trò kể chuyện, miêu tả, biểu cảm, bình luận… trong văn bản:
Mang đến cho người đọc hiểu biết sâu sắc hơn về những nét độc đáo của làn điệu dân ca xứ Huế. Qua đó, giới thiệu về cố đô Huế, nổi tiếng không chỉ với các danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử mà còn với các làn điệu dân ca và âm nhạc cung đình. Đồng thời, giúp ca ngợi vẻ đẹp tâm hồn của người dân Huế, được thể hiện trong từng câu thơ, bài hát, thể hiện tình yêu nồng nàn của họ đối với văn hóa nghệ thuật, đối với ca Huế và con người Huế.
Câu 5 (trang 48 sgk Ngữ văn 8 Tập 1): Nhận xét về tình cảm tác giả dành cho ca Huế, xứ Huế.
Trả lời:
Cảm xúc của tác giả đối với ca Huế, vùng đất Huế:
– Tác giả ca ngợi vẻ đẹp tinh thần đằm thắm, dịu dàng, nồng nàn của người dân Huế.
– Tác giả thể hiện sự hiểu biết sâu sắc về ca Huế và thể hiện tình yêu sâu sắc của mình đối với ca Huế.
– Tác giả thể hiện lòng tự hào và sự tôn trọng đối với vẻ đẹp văn hóa tâm linh của cố đô.
2. Tìm hiểu chi tiết tác phẩm Ca Huế trên sông Hương:
– Thể loại: Tác phẩm Ca Huế trên sống Hương thuộc thể loại bút kí (Văn bản nhật dụng).
– Xuất xứ và hoàn cảnh sáng tác: Tác phẩm Ca Huế trên sống Hương được đăng trên báo Người Hà Nội.
Dân ca Huế nói riêng và vùng đất Thừa Thiên nói chung là một nét sinh hoạt văn hóa đặc sắc của cố đô Huế.
– Phương thức biểu đạt: Văn bản Ca Huế trên sông Hương sử dụng phương thức biểu đạt thuyết minh.
– Tóm tắt văn bản Ca Huế trên sông Hương”
Huế nổi tiếng với những làn điệu dân ca, mỗi làn điệu dân ca như chuyển tải được tâm tư, tình cảm của người hát. Ngoài ra, dân ca Huế còn thể hiện nỗi nhớ nhung, nỗi chờ mong hoài niệm của tâm hồn Huế. Đêm đêm, du khách chèo thuyền rồng xuôi ngược trên sông Hương nghe những làn điệu dân ca là một thú vui. Ca Huế được hình thành từ nhạc dân ca và nhạc cung đình, được thể hiện qua hai nhịp điệu Bắc – Nam. Ca Huế là thú vui tao nhã và quyến rũ.
– Bố cục văn bản Ca Huế trên sông Hương: được chia làm 2 phần
Phần 1 (Từ đầu … đến “lí hoài nam”): Giới thiệu vắn tắt một số làn điệu dân ca Huế.
Phần 2 (Còn lại): Nghe ca Huế về đêm trên sông Hương.
– Giá trị nội dung:
Qua buổi ca Huế trên sông Hương, tác giả thể hiện tình yêu và niềm tự hào đối với di sản văn hóa độc đáo của Huế, cũng là di sản văn hóa quốc gia cần được tôn trọng, bảo tồn và phát triển.
– Giá trị nghệ thuật:
Khéo léo sử dụng thủ pháp liệt kê kết hợp với giải thích và bình luận
Miêu tả độc đáo, gợi hình, gợi cảm xúc và chân thực.
3. Phân tích Ca Huế trên sông Hương:
Vùng đất Huế, con người Huế, văn hóa Huế không chỉ là chủ đề của âm nhạc, hội họa mà còn là chủ đề của cả văn chương. Có vô vàn bài thơ về Huế, vô vàn nhà văn xuất thân từ Huế. Từ xa xưa, Huế đã mang một vẻ đẹp dịu dàng, mơ màng. Góp phần tôn vinh vẻ đẹp Huế, tác giả Hà Ánh Minh đã trình làng một bài bút kí Ca Huế trên sông Hương để ca ngợi nền văn hóa nơi đây.
Trước hết tác giả trình bày về sự đa dạng, phong phú của ca Huế cũng như các nhạc cụ dân tộc của nơi đây. Ca Huế vô cùng phong phú, bao gồm nhiều thể loại và mang đến những âm hưởng khác nhau. Bằng cách liệt kê các thể loại ca Huế, tác giả đã mở ra trước mắt người đọc một vùng văn hóa vô cùng độc đáo. Cùng với các thể loại ca Huế, không thể không nhắc đến các nhạc cụ dân tộc. Đó là đàn tranh, đàn nguyệt, đàn tỳ bà, đôi sanh…
Để làm nên sức hấp dẫn của ca Huế, không thể không nhắc đến nghệ thuật trình diễn. Một bài hát dù hay đến mấy, nếu trao cho người không biết hát, không biết trình diễn thì còn giá trị gì? Những ca công mặc áo đẹp, những nhạc công dùng nhiều ngón đàn điêu luyện. Khi ca công cất lên tiếng hát và khi nhạc công cất lên tiếng đàn, hai âm thanh hòa quyện vào nhau và vang vọng trên dòng sông.
Ca Huế phong phú, hấp dẫn, nhưng chỉ thực sự hoàn hảo khi người ta thưởng thức ca Huế trên sông Hương. Khác với các thể loại âm nhạc khác, ca Huế phải được nghe trên sông mới thực sự là ca Huế. Ngồi trên sông, với làn nước mênh mông và lắng nghe những âm thanh vang vọng đang háo hức chờ đợi.
Vậy ca Huế bắt nguồn từ đâu? Ca Huế là sự kết hợp của hai thể loại âm nhạc cổ xưa là nhạc dân ca và nhạc cung đình. Đó là sự kết hợp của tình cảm nhân văn nồng ấm, giản dị, gần gũi với sự tôn nghiêm và cung kính. Qua đó, chúng ta có thể thấy được vẻ đẹp của văn hóa Huế, cụ thể là ca Huế. Nó không những có nguồn gốc đặc biệt mà còn vô cùng hấp dẫn và đẹp đẽ khi được trình diễn trên sông Hương.
Thông qua tác phẩm Ca Huế trên sông Hương, tác giả Hà Ánh Minh đã dùng những kinh nghiệm và hiểu biết của mình, trình bày chi tiết về nghệ thuật dân ca Huế. Tác phẩm cho chúng ta thấy rằng ca Huế là vẻ đẹp tinh tế trong bản sắc Huế, là nhịp điệu của tâm hồn người Huế.