Với giải sách bài tập Ngữ Văn lớp 6 Bài tập đọc hiểu: Bài Ca dao Việt Nam ngắn gọn - SGK Ngữ văn 6 tập 1 hay nhất, chi tiết sẽ giúp học sinh dễ dàng làm bài tập trong SBT Ngữ Văn 6. Mời các bạn cùng theo dõi!
Mục lục bài viết
1. Chuẩn bị Soạn bài Ca dao Việt Nam ngắn gọn – SGK Ngữ văn 6 tập 1:
– Xem lại phần Kiến thức ngữ văn để vận dụng vào đọc hiểu văn bản này.
– Khi đọc bài này, các em cần chú ý:
+ Ca dao là một hình thức thơ ca dân gian truyền thống lâu đời của dân tộc Việt Nam.
+ Ca dao sử dụng nhiều thể thơ trong đó nhiều bài viết theo thể lục bát, mỗi bài ca dao ít nhất có hai dòng.
+ Ca dao thể hiện các phương diện tình cảm trong đó có tình cảm gia đình. Ba bài sau là ca dao về tình cảm gia đình.
2. Đọc hiểu Soạn bài Ca dao Việt Nam ngắn gọn – SGK Ngữ văn 6 tập 1:
2.1. Quá trình đọc văn bản:
Câu hỏi trang 42 SGK Ngữ văn 6 tập 1: Hãy chú ý đến thể thơ, vần, nhịp được sử dụng trong ba bài ca dao.
Trả lời:
Bài 1:
+ Thể thơ của bài là lục bát.
+ Cách gieo vần trong bài thơ: Tiếng thứ 6 của dòng lục gieo vần xuống tiếng Thứ 6 của dòng bát, tiếng thứ 8 của dòng bát gieo vần xuống tiếng Thứ 6 của dòng lục tiếp theo. (trời – ngoài; Đông – mông – lòng).
+ Các dòng ngắt nhịp chẵn 2/2/2 hoặc 2/2/2/2.
– Bài 2:
+ Thể thơ của bài là lục bát.
+ Cách gieo vần trong bài thơ: Tiếng thứ 6 của dòng lục gieo vần xuống tiếng Thứ 6 của dòng bát, tiếng thứ 8 của dòng bát gieo vần xuống tiếng Thứ 6 của dòng lục tiếp theo. (ông – sông).
+ Các dòng ngắt nhịp chẵn 2/2/2 hoặc 2/2/2/2.
– Bài 3:
+ Thể thơ của bài là lục bát.
+ Cách gieo vần trong bài thơ: Tiếng thứ 6 của dòng lục gieo vần xuống tiếng Thứ 6 của dòng bát, tiếng thứ 8 của dòng bát gieo vần xuống tiếng thứ 6 của dòng lục tiếp theo. (xa – nhà; thân – chân – thân).
+ Các dòng ngắt nhịp chẵn 2/2/2 hoặc 2/2/2/2.
Câu hỏi trang 43 SGK Ngữ văn 6 tập 1: Cả ba bài ca dao đều sử dụng biện pháp tu từ nào?
Trả lời:
Cả ba bài ca dao đều sử dụng các biện pháp tu từ so sánh.
+ Bài 1: Công cha như núi ngất trời/Nghĩa mẹ như nước ở ngoài biển Đông.
+ Bài 2: Con người có cố, có công/Như cây có cội, như sông có nguồn.
+ Bài 3: Yêu nhau như thể tay chân.
2.2. Sau khi đọc văn bản:
Câu 1 trang 43 SGK Ngữ văn 6 tập 1: Mỗi bài ca dao nói về tình cảm trong gia đình?
Trả lời:
– Bài 1 nói về tình cảm cha mẹ dành cho đứa con vô cùng bao la rộng lớn, không thể đo đạc được.
– Bài 2 nói về lòng biết ơn, luôn hướng về, nhớ về quê hương cội nguồn của mình.
– Bài 3 nói về tình cảm anh em ruột thịt thân tình.
Câu 2 trang 43 SGK Ngữ văn 6 tập 1: Hãy chọn và nêu tác dụng của biện pháp tu từ so sánh được sử dụng trong một bài ca dao.
Trả lời:
– Bài 1: Công cha như núi ngất trời, / Nghĩa mẹ như nước ở ngoài Biển Đông.
→ hình ảnh “núi ngất trời” và “biển rộng mênh mông” để nói đến công ơn của cha mẹ. Núi và biển là biểu tượng cho sự vĩnh hằng, bất diệt của thiên nhiên. Hình ảnh so sánh như một sự đối chiếu đó chính là không ai có thể đo được, không một ai có thể đếm công lao của cha mẹ.
– Bài 2: Con người có cố, có ông, / Như cây có cội, như sông có nguồn.
→ Cây thì có cội có gốc, sông thì có nguồn. Nhờ có gốc bền rễ sâu mà cành lá mới xanh tươi, đơm hoa kết trái. Nhờ có nguồn mà sông mới có nước không bao giờ cạn. Con người cũng vậy phải có cố, có ông, có tổ tiên, ông bà mới có cha mẹ, con cháu. So sánh làm cho chân lý được cụ thể, giản dị, dễ hiểu và hiện rõ.
– Bài 3: Yêu nhau như thể tay chân.
→ Tay và chân là hai bộ phận của con người hỗ trợ cho nhau. Anh em trong một gia đình cũng vậy, đều cùng cha mẹ sinh ra, đều sống chung trong một mái nhà, cùng lớn lên, có quan hệ tình cảm gắn bó với nhau. So sánh cho chúng ta thấy vì anh em là tình ruột thịt gắn bó, gần gũi với nhau rất mật thiết như tay và chân của một cơ thể.
Câu 3 trang 43 SGK Ngữ văn 6 tập 1: Em thích bài ca dao nào nhất? Vì sao?
Trả lời: Em thích nhất bài ca dao thứ nhất vì những hình ảnh so sánh lớn lao, kì vĩ khiến em nhớ đến những hành động, cử chỉ, tình cảm mà cha mẹ dành cho em.
Câu 4 trang 43 SGK Ngữ văn 6 tập 1: Nếu vẽ minh họa cho bài ca dao thứ nhất em sẽ vẽ như thế nào. Hãy vẽ hoặc miêu tả nội dung bức tranh bằng lời.
Trả lời.
Học sinh tự vẽ hoặc miêu tả bức tranh bằng lời như sau.
Những dãy núi cao nâu đậm ngút trời nằm bên tay trái bức tranh. Còn bên tay phải phía dưới là dòng nước xanh bao la của đại dương. Bên trên là bầu trời xanh cao với những đám mây lững lờ trôi. Núi cao thì sừng sững, biển xanh thì rì rào những con sóng bạc đầu vỗ. Có một gia đình đang ngồi trên bờ biển ngắm nhìn đất trời.
3. Soạn bài Ca dao Việt Nam ngắn gọn – SGK Ngữ văn 6 tập 1 chi tiết:
Câu 1 (trang 19 Sách bài tập Ngữ Văn 6 Tập 1): Tìm các so sánh trong ba bài ca dao và lập bảng tổng hợp vào vở theo mẫu sau:
Bài | Điều Được so sánh | Từ so sánh | Từ dùng để so sánh |
Trả lời:
Các so sánh trong ba bài ca dao:
Bài | Điều Được so sánh | Từ so sánh | Từ dùng để so sánh |
1 | Công cha, nghĩa mẹ | như | núi ngất trời, nước ở ngoài biển Đông. |
2 | Con người có cố, có công | như | cây có có cội, sông có nguồn |
3 | Tình anh em ruột thịt | như | tay chân |
Câu 2 (trang 19 Sách bài tập Ngữ Văn 6 Tập 1): (Câu hỏi 2, SGK) Hãy chọn và nêu tác dụng của biện pháp tu từ so sánh được sử dụng trong một bài ca dao.
Trả lời:
Ba bài ca dao đầu tiên sử dụng biện pháp tu từ so sánh. Bài ca dao thứ hai so sánh con người “có cố”, “có ông” với việc “cây có cội”, “sông có nguồn”, thể hiện sự hiển nhiên rằng con người có nguồn gốc và có tổ tiên sinh thành, được truyền lại sự sống từ thế hệ trước, kế thừa mọi truyền thống tốt đẹp của tổ tiên. Mặt khác, sự so sánh này truyền tải lòng biết ơn, sự kính trọng đối với tổ tiên và bài học: “Uống nước nhớ nguồn” và “Ăn trái nhớ kẻ trồng cây”. Nhờ rễ mạnh khỏe nên cây sinh hoa trái, và nhờ nguồn mà dòng sông chảy dọc bờ và không bao giờ cạn.
Câu 3 (trang 19 Sách bài tập Ngữ Văn 6 Tập 1): Sưu tầm hai bài ca dao về tình cảm gia đình được viết theo thể lục bát.
Trả lời:
Tìm đọc trong sách, báo và trên Internet để sưu tầm những bài ca dao hay viết theo thể lục bát về tình cảm gia đình.
Ví dụ:
– Chiều chiều ra đứng ngõ sau,
Trông về quê mẹ ruột đau chín chiều.
– Mẹ già ở chốn lều tranh,
Sớm thăm tối viếng mới đành dạ con
– Anh em như chân với tay
Rách lành đùm bọc dở hay đỡ đần.
Câu 4 (trang 20 Sách bài tập Ngữ Văn 6 Tập 1): Tìm và giới thiệu một bài viết về hình ảnh người mẹ trong ca dao để hiểu sâu hơn các bài ca dao về tình cảm gia đình đã học.
Trả lời:
Để tìm và giới thiệu các bài viết về hình ảnh người mẹ trong ca dao, các bạn có thể tìm kiếm từ nhiều nguồn khác nhau: sách, báo, Internet. Nhưng hãy nhớ ghi rõ nguồn, đọc kỹ và dẫn link nhé. Kết nối với bài học để hiểu sâu hơn những bài ca dao về tình cảm gia đình có cùng chủ đề. Sau đây là bài viết về người mẹ trong ca dao:
Công ơn trời bể của người mẹ từ xa xưa đã được ông cha ta đúc kết thành những làn điệu ca dao dịu dàng, thân thương nhất để mọi người con có thể tôn vinh và ghi nhớ những công ơn to lớn của người mẹ. Những người mẹ đã phải chịu đựng vô số đau đớn khi sinh nở khó khăn và hy sinh nhiều để nuôi dạy, giáo dục con thành người tốt. Có lẽ trên đời này không có tình yêu nào đẹp bằng tình yêu của cha mẹ dành cho con cái. Tình yêu ấy thật cao thượng, vị tha, bao dung và nhân hậu, đồng thời tỏa ra ánh sáng ấm áp mà tạo hóa ban tặng cho con người.
Ai lớn lên trong một gia đình nghèo, chứng kiến cảnh ngoài trời mưa tầm tã, bên trong căn nhà chỗ nước dột mẹ nằm, chỗ khô ráo mẹ nhường cho con, chắc hẳn sẽ hiểu và cảm động rơi nước mắt trước tình mẫu tử thiêng liêng. Tình cảm sâu nặng này được gửi gắm qua những câu ca dao.
Nuôi con chẳng quản chi thân
Chỗ ướt mẹ nằm, chỗ ráo con lăn.
Người xưa thường mượn hình ảnh của thiên nhiên để so sánh với những công lao to lớn của người mẹ như
Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra.
Hay:
Công cha nghĩa mẹ cao vời
Nhọc nhằn chẳng quản suốt đời vì ta.
Tình mẹ thiêng liêng, cao cả không chỉ được dệt nên những câu ca dao nhẹ nhàng, sâu lắng mà còn là những khúc hát nồng nàn, sâu lắng. Ai mà không biết lời bài hát: “Lòng mẹ bao la như biển Thái Bình dạt dào / Tình mẹ tha thiết như dòng suối hiển ngọt ngào,…. Người mẹ dành cả cuộc đời và trái tim mình để yêu thương con cái.
Vì vậy, mỗi đứa trẻ trên thế giới này đều phải có tấm lòng biết ơn và hiếu thuận đối với người mẹ của mình. Và để nhắc nhở mọi người con hãy yêu mẹ và phải biết được tình yêu trào dâng, công ơn sinh thành dưỡng dục sâu sắc của mẹ đối với con cái là không gì có thể đong đếm được, ca dao xưa như những bài học vô cùng quý báu gợi nhắc điều đó. Đó là những lời dạy, lời khuyên răn đầy ý nghĩa:
Tu đâu cho bằng tu nhà
Thờ cha kính mẹ mới là chân tu.