Soạn bài Bụng và Răng Miệng, Tay, Chân trang 10, 11 ngắn nhất mà vẫn đủ ý được biên soạn bám sát sách Ngữ văn lớp 7 Cánh diều giúp học sinh soạn văn 7 dễ dàng hơn.
Mục lục bài viết
1. Trước khi đọc văn bản:
Câu 1 (trang 10, SGK Ngữ văn 7 tập 2)
Hãy đọc trước truyện “Bụng và Răng, Miệng, Tay, Chân” và tìm hiểu thêm về tác giả Aesop.
Phương pháp giải:
Đọc văn bản trước và tìm hiểu thêm về tác giả Ê-dop.
Lời giải chi tiết:
Aesop là một nhà văn Hy Lạp. Ông sinh ra là một nô lệ. Aesop là nô lệ của một người đàn ông tên Xanthus sống trên đảo Samos. Thông tin về cuộc đời của ông không rõ ràng lắm và không có bản thảo nào của ông còn tồn tại cho đến ngày nay. Tuy nhiên, ông được coi là tác giả của nhiều truyện ngụ ngôn nổi tiếng khắp thế giới, được truyền miệng và bằng nhiều ngôn ngữ khác nhau qua nhiều thế kỷ, theo truyền thống kể chuyện vẫn tiếp tục cho đến ngày nay và được sưu tầm.
Aesop đã để lại cho nhân loại một kho tàng truyện ngụ ngôn khổng lồ cả về số lượng lẫn giá trị. Truyện ngụ ngôn của Aesop, trong đó hầu hết các nhân vật đều là động vật được nhân hóa, truyền tải đến người đọc một thông điệp sâu sắc nhưng giản dị bằng giọng điệu giản dị mà sâu sắc. Cuối một số truyện có một thông điệp ngắn gọn nhưng đầy ý nghĩa nhắc nhở người đọc về những chân lý bình dị của cuộc sống.
Câu 2 (trang 10, SGK Ngữ văn 7 tập 2)
Bạn đã có bao giờ từng cảm thấy ghen tị hoặc so sánh với người khác trong thực tế cuộc sống giống như các nhân vật trong truyện ngụ ngôn này chưa? Hãy chia sẻ câu chuyện này của bạn (nếu có).
Phương pháp giải:
Liên hệ bản thân và kể lại câu chuyện.
Lời giải chi tiết:
Trong thực tế, tôi đã từng nhiều lần ghen tị và so sánh mình với những người khác giống như các nhân vật trong câu chuyện ngụ ngôn này. Tôi thường so sánh mình với chị gái về công việc nhà mà mẹ giao hàng ngày. Chị tôi lớn hơn nên không sợ đo với tôi và luôn cố gắng hoàn thành những gì mẹ bảo. Giờ đây tôi đã hiểu tấm lòng của chị và trách nhiệm của bản thân nên tôi siêng năng, tự tin hơn, không còn làm mẹ buồn khi ghen tị với chị nữa.
2. Trong khi đọc văn bản:
Câu 1 (trang 11, SGK Ngữ văn 7 tập 2)
Tại sao các thành viên cơ thể phải họp bàn với nhau?
Phương pháp giải:
Đọc văn bản trong sách giáo khoa một cách cẩn thận và chú ý đến đoạn đầu tiên của văn bản.
Lời giải chi tiết:
Sở dĩ các thành viên cơ thể phải họp lại để bàn luận là vì một ngày đẹp trời, trong lúc họ phải cong lưng làm việc thì Anh Bụng chỉ ung dung việc chén trà mà không phải mất công sức gì.
Câu 2 (trang 11, SGK Ngữ văn 7 tập 2)
Kết quả cuối cùng là gì?
Phương pháp giải:
Đọc văn bản cẩn thận, chú ý đến đoạn thứ tư của văn bản.
Lời giải chi tiết:
Kết quả là người trở nên mệt mỏi, rã rời, Tay oặt ẹo, Miệng khô đắng nhắt và đắng, Chân mỏi mệt và không thể mang nổi cơ thể gầy gò.
Câu 3 (trang 11, SGK Ngữ văn 7 tập 2)
Khổ thơ cuối có phải là bài học đạo đức của câu chuyện không?
Phương pháp giải:
Đọc kỹ văn bản trong sách giáo khoa và chú ý đến khổ cuối của văn bản.
Lời giải chi tiết:
Khổ thơ cuối nhắc nhở chúng ta về tinh thần đoàn kết, hợp tác để có cuộc sống hoà bình.
3. Sau khi đọc văn bản:
Câu 1 (trang 11, SGK Ngữ văn 7 tập 2)
Tóm tắt câu chuyện bằng văn xuôi dựa trên văn bản “Bụng và Răng, Miệng, Tay, Chân”.
Phương pháp giải:
Hãy đọc kỹ văn bản trong sách giáo khoa.
Lời giải chi tiết:
Một ngày đẹp trời, từng bộ phận trên cơ thể, bao gồm Tay, Miệng, Răng và Chân, ghen tị với việc Bụng không phải làm việc quá sức nên đã đình công và không chịu làm bất cứ điều gì để trừng phạt Bụng. Nhưng được mấy ngày, ai nấy đều cảm thấy mệt mỏi, yếu đuối, mọi người lại hiểu ra và đoàn kết lại với nhau.
Câu 2 (trang 11, SGK Ngữ văn 7 tập 2)
Đối chiếu khái niệm truyện ngụ ngôn trong phần Kiến thức văn học và so sánh truyện ngụ ngôn này với các truyện ngụ ngôn khác mà bạn đã học (lưu ý: có thể dựa trên chủ đề, yếu tố văn phong, cách kể, nhân vật, nội dung và truyện ngụ ngôn, bài học…).
Phương pháp giải:
Vui lòng đọc kỹ phần ”Kiến thức Văn học và văn bản bản trong Sách giáo khoa.
Lời giải chi tiết:
Bụng và Miệng, Tay, Chân | Đẽo cày giữa đường, Ếch ngồi đáy giếng | ||
Điểm giống | – Các câu truyện đều đề cập đến những chủ đề quen thuộc và thể hiện những suy ngẫm về bài học đạo đức trong cuộc sống. – Mọi câu truyện đều mượn con vật, con người và cơ thể con người để xây dựng nhân vật. | – Truyện ngắn và ít chi tiết – Mọi truyện ngụ ngôn đều phải truyền tải một bài học giáo dục sâu sắc, khuyên răn con người về cách sống và đối nhân xử thế.ă | |
Điểm khác | Đề tài | Phản ánh về cách đối nhân xử thế: phải biết yêu thương, liên hiệp, biết hòa hợp với nhau, không nên tự cho bản thân mình là quá quan trọng mà không có được tinh thần đoàn kết. | – Đẽo cày giữa đường: chỉ trích, phê phán người không có chính kiến bản thân. – Ếch ngồi đáy giếng: ngầm phê phán sự kiêu ngạo của con người |
Cách kể | Văn vần | Văn xuôi | |
Nhân vật | Mượn chính bộ phận cơ thể người để xây dựng nhân vật | Mượn con ếch và người thợ mộc để xây dựng nhân vật. | |
Nội dung | Nêu lên lối ứng xử với người được rút ra từ thực tiễn cuộc sống | Phê phán thói hư tật xấu của con người. | |
Bài học | Nhắc nhở mọi người khi sống chung trong một tập thể, mỗi cá nhân cần có tinh thần đoàn kết, phát huy sức mạnh và biết nương tựa vào nhau. Đừng quá tự cao và đừng ghen tị với nhau, điều đó sẽ gây ra sự mâu thuẫn, tranh cạnh. | – Ếch ngồi đáy giếng: Trong khi luôn chỉ trích những người kiêu ngạo, thiếu hiểu biết, tầm nhìn hạn hẹp thì ai cũng phải học cách khiêm tốn và nâng cao ý thức của bản thân. – Đẽo cày giữa đường: Khuyên bảo mọi người biết giữ lập trường quan điểm, chính kiến của bản thân vững vàng và kiên trì để đạt được mục tiêu của mình. |
Câu 3 (trang 11, SGK Ngữ văn 7 tập 2)
Theo em, có thể rút ra được bài học gì từ truyện ngụ ngôn Bụng và Răng, Miệng, Tay, Chân?
Phương pháp giải:
Hãy đọc kỹ văn bản trong sách giáo khoa.
Lời giải chi tiết:
Câu chuyện Bụng và Răng, Miệng, Tay, Chân nêu ra bài học là trong một nhóm tập thể, mỗi thành viên không thể sống tách biệt mà phải tôn trọng sự nỗ lực của nhau, nương tựa vào nhau và đoàn kết để tồn tại, tạo nên sức mạnh.
Câu 4 (trang 11, SGK Ngữ văn 7 tập 2)
Đọc truyện ngụ ngôn Việt Nam “Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng” rồi so sánh, nhận xét với truyện ngụ ngôn của Edop trên.
Phương pháp giải:
Hãy đọc kỹ văn bản bản trong sách giáo khoa.
Lời giải chi tiết:
Truyện ngụ ngôn “Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng” (Việt Nam) và truyện ngụ ngôn E-dop trên đều mượn các nhân vật là các bộ phận trên cơ thể con người để truyền tải thông điệp, bài học về tinh thần đoàn kết :Trong một nhóm, mỗi thành viên không thể sống tách biệt mà phải tôn trọng nỗ lực của nhau, tin tưởng lẫn nhau và cùng chung sống như một.
Tuy nhiên, trong khi “Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng (Việt Nam)” được viết dưới dạng văn xuôi thì ”Bụng và Răng, Miệng, Tay, Chân” được viết dưới dạng thơ song thất lục bát.
4. Các ý chính bài thơ ”Bụng và Răng, Miệng, Tay, Chân”:
4.1. Tay, Chân, Răng, Miệng so bì, tị nạnh với Bụng:
– Tay, Chân, Miệng và Răng cho rằng bản thân họ “quanh năm phải làm việc vất vả, nhưng anh Bụng chẳng làm gì, chỉ ngủ thôi”.
– Họ quyết định rủ nhau đi “đình công” và không làm gì khác để anh Bụng cũng phải hợp lực và chung tay làm.
4.2. Hậu quả về hành động của Tay, Chân, Miệng và Răng:
– Tay: Mệt mỏi, rã rời, oặt ẹo
– Miệng: khô và đắng ngắt cả người
– Chân: không thể chống đỡ được cơ thể gầy gò và đang đói.
→ Cả hội đều uể oải, lờ đờ và mệt mỏi.
4 3. Cách sửa chữa hậu quả:
– Mọi người đều nhận ra rằng mình đã trách nhầm cho anh Bụng. Anh Bụng không hề lười biếng. Anh Bụng cũng phải làm việc 24/7 và không được chơi lúc nào.
– Tất cả lại chung sống hòa thuận với nhau, mỗi người sẽ làm việc của mình như trước, không ai ghen tị với ai nữa.
5. Bố cục bài thơ Bụng và Răng Miệng, Tay, Chân:
* Bố cục:
Chia bài thơ làm 3 đoạn:
– Phần 1: 3 khổ thơ đầu: Các thành viên Chân, Tay, Miệng, Răng họp bàn nhau “đình công” vì Anh Bụng chả làm gì.
– Phần 2: 2 khổ thơ tiếp: Các thành viên mệt mỏi, không còn sức lực.
– Phần 3: Khổ cuối: Mọi người hiểu ra và đoàn kết kết trở lại.