Tác phẩm Bến nhà Rồng năm ấy nằm trong chương trình Văn học lớp 8 Chân trời sáng tạo. Thông qua tác phẩm, tác giả Sơn Tùng kể về hành trình rời bến cảng Nhà Rồng để sang phương Tây - cụ thể là Pháp. Nhằm giúp các em học sinh có tư liệu chuẩn bị bài, sau đây là phần soạn văn gợi ý ngắn gọn, dễ hiểu cho tác phẩm này.
Mục lục bài viết
1. Tìm hiểu tác giả Bến nhà Rồng năm ấy:
1.1. Tìm hiểu tác gỉa:
– Tác giả Sơn Tùng tên thật là Bùi Sơn Tùng, sinh năm 1928, mất năm 2021, sinh ra tại gia đình nhà nho tại Nghệ An.
– Ông được biết đến là chiến sĩ cách mạng, nhà báo, nhà văn, tuyên huấn, huấn luyện, phóng viên
– Cả cuộc đời lao động, chiến đấu và sáng tạo văn nghệ, báo chí của mình, nhà văn Sơn Tùng dành nhiều công sức, tài năng và tâm huyết cho đề tài Hồ Chí Minh, xây dựng và lan tỏa hình tượng Hồ Chí Minh cả trong và ngoài nước.
– Những tác phẩm tiêu biểu của cố nhà văn Sơn Tùng:
+ Bên khung cửa sổ (1974)
+ Nhớ nguồn (1975)
+ Kỷ niệm tháng Năm (1976)
+ Con người và con đường (lời tựa của Đặng Thai Mai, Nhà xuất bản Phụ nữ, 1976)
+ Nguyễn Hữu Tiến (1981)
+ Búp sen xanh (tiểu thuyết, Nhà xuất bản Kim Đồng, 1981. Sau tái bản nhiều lần, trong đó có bộ Búp sen xanh 2 tập khổ nhỏ, Nhà xuất bản Kim Đồng, 1996)
+ Vườn nắng (1997)
+ Bông sen vàng (2000)
+ Bác về (2000)
+ Sáng ánh tâm đăng Hồ Chí Minh (2005)
+ Bác Hồ cầu hiền tài (2006)
+ Mẹ về (2006)
+ Lõm (2006)
1.2. Lưu ý trước khi đọc tác phẩm
– Xác định, nhận xét bối cảnh, cốt truyện và ngôn ngữ
– Xác định các chi tiết tiêu biểu, đề tài, nhân vật, làm rõ mối quan hệ giữa các yếu tố đó trong việc thể hiện nội dung tác phẩm
– Tìm hiểu nội dung phản ánh, cách nhìn cuộc sống, con người của tác giả văn bản.
2. Tìm hiểu tác phẩm:
– Xuất xứ: In trong tập Búp sen xanh, NXB Văn nghệ Thành phố Hồ Chí Minh, 2020.
– Phương thức biểu đạt chính: Tự sự kết hợp miêu tả, biểu cảm
– Tóm tắt văn bản: Đoạn trích thuật lại lời đối thoại của anh Ba và người Tư Lê trên bờ sông Hàm Rồng. Tại đây, anh Ba đã đưa ra đề nghị ra đi tìm đường cứu nước tại các quốc gia văn minh phương Tây, cụ thể là Pháp. Anh Ba muốn ra nước ngoài tìm hiểu những điều hay về dạy dân mình, tìm hiểu tự do, bình đẳng, bác ái để giải phóng dân tộc. Bên cạnh đó là đoạn đối thoại người thanh niên trên con tàu Đô đốc La- tu- sơ Tơ- rê -vin với ngài Ma-sen đã hiện lên hình ảnh một người thanh niên chịu khó, chịu khổ vì lý tưởng cao đẹp. Người thanh niên sẵn sàng làm những công việc chân tay, từ bỏ tương lai sáng lạn để làm phụ bếp tại con tàu đó với khát khao, lý tưởng cao cả vì đất nước, dân tộc và hai tiếng “đồng bào” thân thương đó.
3. Hướng dẫn đọc:
Câu 1: (Trang 91 sgk Ngữ văn lớp 8 tập 2 Chân trời sáng tạo)
Văn bản trên kể về sự việc gì trong cuộc đời của nhân vật “anh Ba”? Đối chiếu văn bản truyện với tiểu sử, niên biểu của lãnh tụ Hồ Chí Minh, chỉ ra một số chi tiết tương đồng, khác biệt
Trả lời:
– Văn bản trên kể về sự việc hành trình ra đi tìm đường cứu nước (cụ thể là Pháp) rời khỏi bến cảng nhà Rồng trên con tàu Đô đốc La- tu- sơ Tơ- rê-vin trong cuộc đời của nhân vật “anh Ba”;
– Đối chiếu văn bản truyện với tiểu sử, niên biểu của lãnh tụ Hồ Chí Minh, ta có một số chi tiết tương đồng, khác biệt như sau:
* Điểm tương đồng:
+ Đều là những người thanh niên có nỗi lòng vì nước, căm thù giặc, vì dân, thương dân, muốn người dân quê hương mình thoát khỏi áp bức
+ Đều ra đi tìm đường cứu nước trên đất Pháp từ con tàu Đô đốc La- tu- sơ Tơ- re-vin
+ Đều là những người ăn mặc gọn gàng, chỉn chu, giản dị nhưng vẫn thanh cao
* Điểm khác biệt:
+ Trong văn bản truyện đề cao tính nghệ thuật, chú trọng chi tiết vào việc miêu tả tâm trạng, suy nghĩ… của anh Ba.
+ Trong tiêu sử, niên biểu đề cao tính lịch sử, sự thật khách quan, chú trọng vào sự kiện lịch sử.
Câu 2: (Trang 91 sgk Ngữ văn lớp 8 tập 2 Chân trời sáng tạo)
Liệt kê một số cụm từ trong văn bản thể hiện mục đích chuyến đi của nhân vật “anh Ba”.
Trả lời:
– Liệt kê một số cụm từ trong văn bản thể hiện mục đích chuyến đi của nhân vật “anh Ba” là:
+ Đuổi Tây ra khỏi nước mình, xem xét họ (người phương Tây và các nước văn minh) họ làm ăn thế nào,
+ Chúng mình trở về giúp đồng bào đuổi hết thực dân Pháp ra khỏi đất nước,
+ Giành độc lập, tự do
+ Xem người Pháp sống ra sao, xem những gì ẩn nấu sau quyền tự do, bình đẳng, bác ái.
Câu 3: (Trang 92 sgk Ngữ văn lớp 8 tập 2 Chân trời sáng tạo)
Theo em, nét tính cách nổi bật nhất của nhân vật “anh Ba” được thể hiện trong văn bản là gì? Phân tích một số chi tiết tiêu biểu để làm rõ ý kiến của mình.
Trả lời:
– Theo em, nét tính cách nổi bật nhất của nhân vật anh Ba được thể hiện trong văn bản trước tiên là người yêu nước, căm thù giặc sâu sắc sau đó là người quyết đoán, dũng cảm, yêu nước thương dân, sẵn sàng hi sinh vì đất nước.
– Một số chi tiết tiêu biểu để làm rõ ý kiến là:
+ Chúng mình trở về giúp đồng bào đuổi hết thực dân Pháp ra khỏi đất nước, giành độc lập, tự do.
+ Tìm đường cứu nước, cứu dân.
+ Tôi muốn sang Pháp để được nhìn tận mắt người dân Pháp họ sống thế nào đằng sau những cái chữ tự do, bình đẳng, bác ái ẩn náu những gì….
–> Một thanh niên ngoài 20 tuổi, chưa từng ra nước ngoài nhưng vì hiểu được nỗi đau của nhân dân, đồng bào nên sẵn sàng ra đi, bỏ lại quê hương, gia đình, những dang dở sự nghiệp học hành .
Câu 4: (Trang 92 sgk Ngữ văn lớp 8 tập 2 Chân trời sáng tạo)
Trong văn bản, nhân vật “anh Ba” đã trò chuyện, tiếp xúc với những ai? Các cuộc trò chuyện, tiếp xúc ấy có tác dụng như thế nào trong việc thể hiện tính cách của nhân vật “anh Ba”?
Trả lời:
Cuộc trò chuyện | Nét tính cách được thể hiện
|
Anh Ba trò chuyện với anh Tư (về mục đích chuyến đi) | Gần gũi, thân tình, thể hiện lựa chọn dứt khoát của bản thân, nhưng cũng sẵn lòng đích chuyến đi) cảm thông với hoàn cảnh riêng của bạn |
Anh Ba gặp gỡ, trò chuyện với Lu-i Ê-đu-a Mai-sen – thuyền trưởng tàu Đô đốc La-tu-sơ Tơ-rê-vin (đề nghị ông chấp nhận mình vào làm việc trên tàu) | Kín đáo, khiêm nhường nhưng lịch thiệp, tự tin; xem mục tiêu lâu dài là quan trọng nên sẵn sàng đảm nhận công việc thấp hơn khả năng của mình (như lời của ngài Mai-sen). |
Câu 5: (Trang 92 sgk Ngữ văn lớp 8 tập 2 Chân trời sáng tạo)
Việc sử dụng các danh từ riêng như Cảng Nhà Rồng, Lu-i Ê-đu-a Mai-sen,…; các số liệu về kích cỡ, trọng tải, cấu trúc nội thất tàu Đô đốc La-tu-sơ Tơ-rê-vin;… có tác dụng gì đối với câu chuyện, sự việc được kể?
Trả lời:
Việc sử dụng các danh từ riêng như Cảng Nhà Rồng, Lu-i Ê-đu-a Mai-sen…; các số liệu về kích cỡ, trọng tải, cấu trúc nội thất tàu Đô đốc La-tu-sơ Tơ-rê-vin… có tác dụng làm nổi bật bối cảnh câu chuyện sự việc, điều kiện làm việc trên tàu của nhân vật, đồng thời tăng cường tính xác thực của câu chuyện sự việc.Làm cho câu chuyện có tính chân thực, khách quan, đúng với thực tế, chân thực hơn với số liệu và sự vật hiện tượng có thật.
Câu 6: (Trang 92 sgk Ngữ văn lớp 8 tập 2 Chân trời sáng tạo)
Viết đoạn văn chia sẻ cảm nhận hoặc làm một bài thơ, vẽ một bức chân dung một trong ba nhân vật: Quang Trung (Quang Trung đại phá quân Thanh), Hoài Văn (Viên tướng trẻ và con ngựa trắng), anh Ba (Bến Nhà Rồng năm ấy…).
Trả lời:
Nhân vật anh Ba trong đoạn trích Bến Nhà Rồng năm ấy để lại trong em nhiều ấn tượng và suy nghĩ sau khi học xong. Anh Ba là người Việt Nam yêu nước nồng nàn, có sự cảm thông, chia sẻ với nhứng người dân Việt Nam, bỏ lại quê hương với tiền đồ sáng lạn, người thanh niên ấy sẵn sàng làm những công việc tay chân vất vả gian khổ và có phần ấm mốc, tối tăm. Qua đó, tác giả Sơn Tùng muốn kể lại, phác hoạ hình ảnh một hình mẫu thanh niên lý tưởng của thời đại nay: có ý chí, nghị lực, chịu khó, lý tưởng cao cả. Một hình mẫu đẹp mà bất kì thanh niên thế hệ nào cũng cần noi theo và học tập tấm gương đó. Ngày nay, khi còn ngồi trên ghế nhà trường, tuy chưa có đủ năng lực, lý tưởng nhưng bản thân em tự ý thức được bản thân phải nỗ lực học tập, trau dồi kiến thức và kĩ năng để có thể làm công dân có ý cho đất nước, đóng góp trí tuệ cho công cuộc đổi mới của dân tộc. Các bạn trẻ thế hệ mới, có nhiều điều kiện tốt hơn cha anh nên luôn thầm biết ơn, ngưỡng mộ, ghi nhận và hứa không để những hi sinh, cống hiến của cha anh là vô ích, uổng công. Tấm gương anh Ba ngời sáng mãi về sau, sau này và mãi mãi trường tồn cùng dân tộc.