Bài thơ mang đến một cách nhìn đúng đắn của hiện tượng bắt nạt: khi chứng kiến cảnh bắt nạt không nên thờ ơ mà hãy lên tiếng. Để từ đó tạo dựng nên một môi trường học đường lành mạnh, an toàn, hạnh phúc. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho độc giả bài soạn tác phẩm Bắt nạt ngắn gọn.
Mục lục bài viết
1. Soạn bài Bắt nạt ngắn gọn nhất:
Câu 1 trang 28 SGK Ngữ văn 6 tập 1:
– Đối với các bạn bắt nạt: phê bình thẳng thắn, phủ định một cách dứt khoát chuyện bắt nạt nhưng vẫn cởi mở, thân thiện.
– Đối với các bạn bị bắt nạt: gần gũi, tôn trọng, yêu mến.
Câu 2 trang 28 SGK Ngữ văn 6 tập 1:
– Cụm từ “đừng bắt nạt” xuất hiện 7 lần trong bài thơ.
– Theo em, việc lặp lại cụm từ này có tác dụng nhắc nhở, thể hiện thái độ phủ định đối với thói xấu bắt nạt.
Câu 3 trang 28 SGK Ngữ văn 6 tập 1:
Một số biểu hiện của ý vị hài hước qua hình ảnh hài hước, ngộ nghĩnh:
– Sao không ăn mù tạt…
– Sao không trêu mù tạt…
– Tại sao không học hát, nhảy híp-hóp…
– Vì bắt nạt dễ lây, rất hôi…
Câu 4 trang 28 SGK Ngữ văn 6 tập 1:
– Tình huống từng chứng kiến cảnh bắt nạt: Em không còn thờ ơ, không còn những suy nghĩ đó không phải là chuyện của mình, thay vào em sẽ hỏi han, giúp đỡ bạn bị bắt nạt,…
2. Soạn bài Bắt nạt đầy đủ nhất:
Câu 1 (trang 28 SGK Ngữ văn 6 tập 1)
Nhân vật “tớ” trong bài thể hiện thái độ như thế nào với các bạn bắt nạt và các bạn bị bắt nạt?
Phương pháp giải:
Đọc toàn bài và liệt kê thái độ của nhân vật “tớ”
Lời giải chi tiết:
Nhân vật “tớ” trong bài thể hiện thái độ:
– Với những bạn bắt nạt: Nhân vật không đồng tình và đặt thêm các câu để bắt nạt hết mọi người như: đừng bắt nạt người lớn, con nít, đừng bắt nạt chó mèo, cái cây, nước khác. Vì bắt nạt là người rất ác, rất hôi. Dù bị bắt nạt quen rồi nhưng lại không muốn tiếp tục bắt nạt. Sau cùng, nhân vật bày tỏ quan điểm nếu muốn bắt nạt người khác bạn hãy đọc bài viết trên và hãy gặp mặt nhân vật ngay.
– Với các bạn bị bắt nạt: Nhân vật so sánh những bạn bị bắt nạt là những bạn nhút nhát, giống “thỏ non” đáng yêu.
Câu 2 (trang 28 SGK Ngữ văn 6 tập 1)
Cụm từ “đừng bắt nạt” xuất hiện bao nhiêu lần trong bài thơ? Theo em, việc lặp lại cụm từ này có tác dụng gì?
Phương pháp giải:
Đọc lại văn bản và liệt kê cụm từ này.
Lời giải chi tiết:
– Cụm từ “đừng bắt nạt” xuất hiện 7 lần trong bài thơ.
– Tác dụng:
+ Tăng tính nhạc cho bài thơ.
+ Nhấn mạnh việc bắt nạt là xấu và khuyên các bạn nhỏ tuổi không nên bắt nạt người yếu thế hơn mình, nếu bắt nạt người yếu thế hơn đó mới là người xấu. Đồng thời khuyên nhủ các bạn hãy làm những việc có ý nghĩa, góp phần tạo nên không khí vui tươi, yêu đời hơn.
Câu 3 (trang 28 SGK Ngữ văn 6 tập 1)
Bài thơ nói chuyện bắt nạt mà vẫn ẩn chứa ý vị hài hước. Hãy chỉ ra biểu hiện của ý vị hài hước đó?
Phương pháp giải:
Chỉ ra những nét hài hước trong lời thơ.
Lời giải chi tiết:
Ẩn chứa của ý vị hài hước đó là:
– Nhân vật thử thách những ai bắt nạt người khác đọc bài thơ này hãy đến với mình. Thể hiện thái độ, tính cách thân thiện, sẵn sàng che chở, bảo vệ bạn bị bắt nạt của nhân vật.
– Ngoài ra, nhân vật cũng đưa ra tình huống đã bị bắt nạt nhiều lần như vậy nhưng lại không muốn bị bắt nạt một cách vui nhộn, dí dỏm.
– So sánh việc bị bắt nạt là “rất hôi”, để hiểu rõ hơn việc bắt nạt người khác là xấu, không tốt.
Câu 4 (trang 28 SGK Ngữ văn 6 tập 1)
Mỗi chúng ta có thể từng bị bắt nạt hoặc từng bắt nạt người khác. Hãy cho biết em đã làm gì khi ở một trong các tình huống trên. Bài thơ có thể khiến em thay đổi cách ứng xử chuyện bắt nạt thế nào.
Phương pháp giải:
Liệt kê lại cách ứng xử của em và bài học rút ra từ bài thơ.
Lời giải chi tiết:
– Mỗi chúng ta đều từng bị bắt nạt hoặc từng bắt nạt người khác. Thái độ và cách ứng xử của em đối với những trường hợp như vậy là:
+ Khi bị bắt nạt: Em nói với cô giáo yêu cầu cô giáo xử lý nghiêm các bạn trong trường, lớp hoặc báo với ông bà, cha mẹ nhờ ông bà giúp đỡ em.
+ Bắt nạt người khác: Em đã nghe bố mẹ phân tích, khuyên răn và góp ý giúp em sửa sai lần sau không mắc phải thói xấu như vậy nữa.
– Khi đọc hết bài thơ, em thấy mình cần phải dũng cảm hơn để giúp đỡ những bạn bị bắt nạt, nói với người lớn để được trợ giúp. Và bỏ hẳn thói bắt nạt người khác. Cần lao động, vui chơi lành mạnh để tránh xa các thói hư, tật xấu.
3. Soạn bài Bắt nạt chi tiết nhất:
Câu 1 (trang 28 SGK Ngữ văn 6 tập 1)
Phương pháp giải:
Đọc toàn bài và liệt kê thái độ của nhân vật “tớ”
Lời giải chi tiết:
Nhân vật “tớ” thể hiện thái độ:
– Với các bạn bắt nạt: không đồng tình và đưa ra những câu đừng bắt nạt tất cả mọi thứ.
– Với các bạn bị bắt nạt: Nhân vật so sánh những bạn bị bắt nạt là những bạn nhút nhát, giống “thỏ non” đáng yêu.
Câu 2 (trang 28 SGK Ngữ văn 6 tập 1)
Phương pháp giải:
Đọc lại văn bản và liệt kê cụm từ này.
Lời giải chi tiết:
– Cụm từ “đừng bắt nạt” xuất hiện 7 lần trong bài thơ.
– Tác dụng:
+ Tăng tính nhạc cho bài thơ.
+ Nhấn mạnh việc bắt nạt là xấu và nhắc nhở các bạn nhỏ không được bắt nạt kẻ yếu hơn mình.
Câu 3 (trang 28 SGK Ngữ văn 6 tập 1)
Phương pháp giải:
Chỉ ra những nét hài hước trong lời thơ.
Lời giải chi tiết:
Ẩn chứa của ý vị hài hước đó là:
– Nhân vật thử thách những ai bắt nạt người khác đọc bài thơ này và đến gặp mình.
– Đồng thời, nhân vật cũng đưa ra tình huống đã bị bắt nạt nhiều lần rồi nhưng vẫn không thích bị bắt nạt một cách vui vẻ, hài hước.
– So sánh việc bị bắt nạt là “rất hôi”, càng làm rõ thêm việc bắt nạt người khác là xấu xa, không đẹp đẽ.
Câu 4 (trang 28 SGK Ngữ văn 6 tập 1)
Phương pháp giải:
Liệt kê lại cách ứng xử của em và bài học rút ra từ bài thơ.
Lời giải chi tiết:
– Thái độ và cách xử lý của em trong các tình huống đó là:
+ Khi bị bắt nạt: Em nói với cô giáo nhờ cô giáo xử nghiêm các bạn trong trường, lớp hoặc nói với ông bà, bố mẹ nhờ ông bà giúp đỡ em.
+ Bắt nạt người khác: Em đã nghe bố mẹ phân tích, khuyên răn và góp ý giúp em sửa sai lần sau không mắc lại thói xấu ấy nữa.
– Khi đọc hết bài thơ, em thấy mình cần phải dũng cảm hơn để giúp đỡ những bạn bị bắt nạt và từ bỏ hẳn thói bắt nạt người khác.
4. Tác giả:
Nguyễn Thế Hoàng Linh sinh năm 1982 tại Hà Nội.
Anh sáng tác thơ từ năm 12 tuổi, với khoảng hàng ngàn bài thơ.
Thơ của anh viết cho trẻ em rất hồn nhiên, ngộ nghĩnh, trong trẻo và tươi vui.
5. Tác phẩm:
– In trong tập Ra vườn nhặt nắng (NXB Thế giới, Hà Nội, 2017)
– Bài thơ Bắt nạt được viết theo thể thơ năm chữ.
– Bố cục:
Phần 1. Khổ 1: Thái độ về hành vi bắt nạt
Phần 2. Khổ 2, 3 và 4: Gợi ý việc làm tốt thay vì bắt nạt.
Phần 3. Khổ 5, 6: Những đối tượng không nên bắt nạt
Phần 4: Khổ 7, 8: Hành động bảo vệ người bị bắt nạt.
Giá trị Nội dung
Bài thơ nói về
Đặc sắc Nghệ thuật
Thể thơ 5 chữ.
– Giọng điệu: hồn nhiên, dí dỏm, thân thiện, khiến câu chuyện dễ tiếp nhận mà còn mang đến một cách nhìn thân thiện, bao dung.
6. Đọc – hiểu văn bản:
* Thái độ về hành vi bắt nạt
Thẳng thắn phê bình hành vi: Bắt nạt là xấu lắm.
Đưa ra ý kiến, lời khuyên: Đừng bắt nạt, bạn ơi
Nguyên nhân: Bất cứ ai trên đời/Đều không cần bắt nạt
* Gợi ý việc làm tốt thay vì bắt nạt
Những việc có thể làm thay vì bắt nạt người khác: học hát, nhảy híp-hóp, ăn mù tạt, đối diện với thử thách…
Sẵn sàng bênh vực những người yếu đuối nhút nhát: giống thỏ con, đáng yêu và cần nhận được sự yêu thương.
* Những đối tượng không nên bắt nạt
Con người: người lớn, trẻ con, ai, đất nước
Sự vật: mèo chó, cái cây
Lí do: Vì bắt nạt dễ lây.
=> Chúng ta không nên bắt nạt bất kỳ ai, vì đó là hành vi xấu có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của xã hội.
* Hành động bảo vệ người bị bắt nạt
– Cách bảo vệ: “
“Bạn nào bắt nạt bạn/Cứ đưa bài thơ này”: muốn đánh vào nhận thức qua việc đọc bài thơ.
“Bảo nếu cần bắt nạt/Cứ đến bắt nạt tớ”: sẵn sàng bảo vệ những người bị bắt nạt
– Khẳng định ý kiến của bản thân “Vẫn không thích bắt nạt/Vì bắt nạt rất hôi”: cho thấy hành động bắt nạt vô cùng xấu xa.