Nguyễn Trãi không chỉ là một anh hùng dân tộc mà ông còn là một nhà thơ quan trọng trong nền văn học trung đại Việt Nam. Dưới đây là bài soạn Bảo kính cảnh giới - Nguyễn Trãi chọn lọc siêu hay, cực ngắn.
Mục lục bài viết
1. Giới thiệu tác phẩm Bảo kính cảnh giới:
– Bảo kính cảnh giới là chùm thơ gồm 61 bài trong tổng số 254 bài của Quốc âm thi tập. Hầu hết các bài trong chùm thơ này đều mang nội dung giáo huấn và chứa đựng nhiều trăn trở, suy tư về thế sự. Chùm thơ cũng ghi lại những khoảnh khắc thư nhàn khi tác giả lánh xa chốn quan trường, hoà mình với thiên nhiên và nhịp sống bình dị, bình yêu nơi thôn dã: Chân mềm ngại bước dặm mây xanh/ Quê cũ tìm về cảnh cũ thanh (bài 31); Đìa thanh, cá lội, in vầng nguyệt/Cây tĩnh, chim về, rợp bóng xuân (bài 36),…..
– Chùm thơ Bảo kính cảnh giới không chỉ thể hiện tư tưởng, nhân cách của một bậc lương thần chưa bao giờ nguôi nỗi lo dân, nước mà còn phản chiếu những vẻ đẹp phong phú của một tâm hồn nghệ sĩ.
2. Trước bài học Bảo kính cảnh giới:
2.1. Bài tập 1 (trang 22 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2 – Kết nối tri thức với cuộc sống): Hãy kể tên một vài bài thơ viết theo thể Đường luật mà bạn đã học hoặc đã đọc.
Thơ Nôm Đường luật là loại thơ được sáng tác theo thể Đường luật, viết bằng chữ Nôm, hình thành vào khoảng thế kỉ mười ba. Có thể xem đây là một “ lối thơ riêng” do các tác giả trung đại Việt Nam sáng tạo dựa trên mô hình của Thơ Đường luật, trong đó có nhiều cách tân về đề tài, thi liệu, cảm hứng, bút pháp, ngôn ngữ thơ.
Những bài thơ Đường luật mà em đã học và đọc là:
Cảm xúc mùa thu – Đỗ Phủ, Tự tình bài 2 – Hồ Xuân Hương, Câu cá mùa thu – Nguyễn Khuyến, Tỏ lòng – Phạm Ngũ Lão, Thuật hứng – Nguyễn Trãi, Chiều hôm nhớ nhà – Bà Huyện Thanh Quan, Làm lẽ – Hồ Xuân Hương, Đất Vị Hoàng – Trần Tế Xương, Tự tình bài 1 – Hồ Xuân Hương, Thuật hoài – Phạm Ngũ Lão, Qua đèo Ngang – Bà Huyện Thanh Quan, Bánh trôi nước -Hồ Xuân Hương, …
2.2. Bài tập 2 (trang 22 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2 – Kết nối tri thức với cuộc sống): Chỉ ra một số đặc điểm hình thức giúp bạn nhận diện được thể loại của các bài thơ đó.
Những đặc điểm hình thức nhận diện được thể loại của thể thơ Đường Luật:
– Những bài thơ thuộc thể thơ Đường luật thì thường có tám câu thơ, mỗi câu thơ có bảy chữ. Ngoài ra có một số bài thơ Đường Luật không theo tiêu chuẩn này được gọi là dạng biến thể như: Thất ngôn tứ tuyệt, ngũ ngôn tứ tuyệt, ngũ ngôn bát cú.
– Cấu trúc của bài thơ Đường luật sẽ được chia làm 4 phần: Đề – là hai câu đầu; Thực – hai câu tiếp theo ngay sau câu Đề; Luận – là hai câu thơ kế tiếp sau hai câu đề; Kết – hai câu thơ kết bài.
– Từ ngữ được viết trong bài thơ là những từ Hán Việt.
3. Sau khi đọc Bảo kính cảnh giới: trả lời câu hỏi:
3.1. Câu hỏi 1 (trang 23 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2 – Kết nối tri thức với cuộc sống): Xác định thể loại và nêu bố cục của bài thơ:
– Bài thơ được viết theo thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật.
– Bố cục:
+ Hai câu Đề: “Rồi hóng mát thuở ngày trường/Hòe lục đùn đùn tán rợp trương”: Hình ảnh nhà thơ trong khung cảnh bình yên.
+ Hai câu Thực: “Thạch lựu hiên còn phun thức đỏ/ Hồng liên trì đã tịn mùi hương”: Những loài hoa không chỉ khoe sắc mà còn khoe hương.
+ Hai câu Luận: “Lao xao chợ cá làng ngư phủ;/Dắng dỏi cầm ve lầu tịch dương”: Hình ảnh con người trong bức tranh thiên nhiên.
+ Hai câu Kết: “Lẽ có Ngu cầm đàn một tiếng,/Dân giàu đủ khắp đòi phương”: Hy vọng nhà thơ gửi gắm trong 2 câu cuối.
3.2. Câu hỏi 2 (trang 23 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2 – Kết nối tri thức với cuộc sống): Câu thơ mở đầu cho biết điều gì về cuộc sống và tâm trạng của nhân vật trữ tình?
“Rồi” được định nghĩa là rỗi rãi, thư thái. Còn “ngày trường” có nghĩa là ngày dài. Qua hai câu thơ mở đầu tác giả cho người đọc thấy trạng thái của bản thân. Đó là một trạng thái thảnh thơi, rỗi rãi, thư thái, không bon chen hay nhộn kịp. Tác giả mang tâm trạng ấy chậm rãi trải qua một “ngày trường”.
3.3. Câu hỏi 3 (trang 23 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2 – Kết nối tri thức với cuộc sống): Phân tích một số từ ngữ, hình ảnh được tác giả sử dụng để miêu tả cảnh sắc mùa hè. Từ đó, chỉ ra những nét đặc sắc trong cách cảm nhận thiên nhiên và bút pháp tả cảnh của tác giả:
– Đối tượng: Hoè lục (loại cây thân gỗ, hoa màu vàng, nở vào mùa hè mang sắc lục), thạch lựu (cây lựu, hoa màu đỏ, nở vào mùa hè), hồng liên (sen hồng) – những hình ảnh thiên nhiên, cảnh vật bình dị, thân quen thường xuất hiện vào mùa hè.
– Màu sắc: xanh, đỏ, hồng – sự rực rỡ, sắc màu nổi bật, mang đầy sức sống của những ngày hè oi ả từ nhiều mảng màu tươi sáng.
– Sự sống:
+ “đùn đùn”: vạn vật không tĩnh mà vận động, vòng sức sống bên trong lao vút lên.
+ “phun”: sức sống bên trong tràn trề, những tia ngọc hồng lựu đỏ tươi nở ra như chùm khắp đất trời.
+ “tịn”: hương thơm dậy lên, ngào ngạt, bao trùm vạn vật cũng có nghĩa là hết và đến hết.
=> Bức tranh thiên nhiên như được chụp lại bởi một lăng kính rõ nét, ngày tàn dần trong chốc lát. Tuy nhiên, khác với khoảnh khắc cuối cùng của ngày hôm đó, mọi thứ trở nên sống động hơn bao giờ hết. Thiên nhiên ở trạng thái hoàn hảo nhất, thăng hoa nhất, tràn đầy sức sống.
3.4. Câu hỏi 4 (trang 23 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2 – Kết nối tri thức với cuộc sống): Cuộc sống của con người được nhà thơ tái hiện qua những âm thanh, hình ảnh nào? Phân tích mối liên hệ giữa khung cảnh ấy với ước nguyện của nhân vật trữ tình trong hai câu thơ cuối:
Nhà thơ tái hiện cuộc sống con người qua hình ảnh và âm thanh:
– Đây là hình ảnh của một làng chợ cá, nơi có thể nghe thấy những âm thanh “lao xao” của những người ngư dân cũng như thương nhân buôn bán.
– Hình ảnh cuộc sống con người cũng được lặp lại với tiếng ve kêu cùng “lầu tịch dương”.
Mối liên hệ giữa ước nguyện của nhân vật trữ tình với khung cảnh thiên nhiên trong hai câu thơ cuối.
– Cảnh sinh hoạt của con người được miêu tả với cuộc sống dư dả, vui tươi, hạnh phúc.
– Tâm nguyện của người thi sĩ là ước được sở hữu cây đàn của vua Nghiêu Thuấn năm xưa làm rạng danh đời nay.
Khát vọng này không chỉ giới hạn trong cuộc sống thôn quê, đất đai, mà nó hướng đến mọi người, mọi quốc gia trên thế giới này. Đây chính là tâm nguyện lớn nhất trong đời của Nguyễn Trãi: mong cho muôn dân bốn phương luôn được sống trong ấm no, bình yên.
3.5. Câu hỏi 5 (trang 23 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2 – Kết nối tri thức với cuộc sống): Nhận xét về vị trí và giá trị của các câu lục ngôn trong bài thơ:
– Vị trí của những câu thơ lục ngôn trong bài: câu đầu và câu cuối của tác phẩm.
– Giá trị của những câu thơ lục ngôn trong bài thơ: để lại ấn tượng mạnh cho người đọc cả về hình thức và nội dung, qua đó thể hiện tư tưởng của Nguyễn Trãi. Ngoài ra nó còn thể hiện sự phá cách độc đáo, mới lạ của nhà thơ.
3.6. Câu hỏi 6 (trang 23 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2 – Kết nối tri thức với cuộc sống): Đọc bài thơ, bạn cảm nhận được điều gì về vẻ đẹp tâm hồn, tư tưởng của tác giả?
Vẻ đẹp về tâm hồn cũng như tư tưởng của Nguyễn Trãi:
– Tác giả là người có tâm hồn gắn bó với thiên nhiên, yêu thiên nhiên sâu sắc. Tác giả luôn muốn hòa mình với thiên nhiên, nhưng không bao giờ quên cuộc sống thực tại.
– Nguyễn Trãi là người văn võ song toàn, có tấm lòng trong sáng, luôn sống ngay thẳng, trung thực và có phẩm cách. Ông suốt đời gắn bó với lý tưởng cao đẹp là nghĩ đến hạnh phúc của con người, của con người và khao khát hạnh phúc của con người.
4. Kết nối đọc – viết Bảo kính cảnh giới:
Yêu cầu (trang 23 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1 – Kết nối tri thức với cuộc sống): Viết đoạn văn (khoảng 150 chữ) phân tích một yếu tố “phá cách” trong Bảo kính cảnh giới, bài 43.
Không giống với các nhà thơ trung đại chỉ bám chặt vào thể thơ truyền thống và dân tộc quen thuộc, Nguyễn Trãi đã thể hiện sự thành công sáng tạo trong Bảo kính cảnh giới khi dịch thơ Đường sang Việt Nam. Đối với bài thơ, quy định mỗi câu có bảy chữ, sáu âm là đủ. Điểm mới lạ nữa là có ngắt một, hai, ba cuối câu kết hợp với dấu bằng khiến câu thơ nghe như tiếng than mà không phải tiếng than. Với thể thơ đặc sắc này góp phần làm cho bài thơ thêm sáng tạo, dễ thuộc, dễ nhớ và cũng thể hiện phần nào phong cách nghệ thuật của văn nhân Nguyễn Trãi. Nhờ thành công này và thành công của tác phẩm, Nguyễn Trãi trở thành một trong những người đặt nền móng, mở đường cho sự phát triển của thơ ca Việt Nam.