Văn bản "Bạn đã biết gì về Sóng thần" - SGK Ngữ văn 8 giới thiệu cho người đọc những thông tin cơ bản về sóng thần (định nghĩa, cơ chế hình thành, nguyên nhân và dấu hiệu nhận biết sóng thần) đồng thời nêu ra một số thảm họa sóng thần lớn đã xuất hiện trong lịch sử nhân loại.
Mục lục bài viết
1. Tìm hiểu chung về văn bản:
1.1. Tìm hiểu chung:
– Thể loại: Văn bản Bạn đã biết gì về sóng thần thuộc thể loại văn bản thông tin.
– Xuất xứ, hoàn cảnh sáng tác: Văn bản được trích trong bài viết được đăng trên Bài báo “Một số kiến thức về sóng thần” trê báo Nhân dân ngày 16/3/2022.
– Bố cục:
+ Mở bài (từ đầu đến “năm 1958 coa đến 525m”): Giới thiệu khái quát và quá trình xảy ra hiện tượng sóng thần.
+ Nội dung (tiếp đến “khi sóng thần đến): giải thích nguyên nhân và cách thức diễn ra hiện tượng sóng thần.
+ Kết thúc (phần còn lại): trình bày sự việc cuối của hiện tượng sóng thần.
1.2. Tóm tắt văn bản:
Văn bản “Bạn đã biết gì về Sóng thần” giới thiệu cho người đọc những thông tin cơ bản về sóng thần như sóng thần là gì, cơ chế hình thành, nguyên nhân và dấu hiệu nhận biết sóng thần. Đồng thời nêu ra một số thảm họa sóng thần lớn đã xuất hiện trong lịch sử nhân loại. Theo đó, sóng thần là mọt loạt các đợt sóng tạo nên khi một thể tích lớn của đại dương bị chuyển dịch chớp nhoáng theo một quy mô lớn. Động đất hoặc những dịch chuyển địa chất trên hoặc dưới mặt nước, núi lửa phun trào, va chạm thiên thạch là những nguyên nhân có thể gây ra sóng thần. Sóng thần là một loại thiên tai vô cùng lớn mà con người vẫn chưa thể tìm ra cách dự báo. Hậu quả mà sóng thần gây ra có thể ở mức độ siêu lớn bởi sức tàn phá, cuốn trôi xe cộ, nhà cửa và mọi cơ sở vật chất nơi mà nó đi qua, nhấn chìm đến hàng trăm ki-lô-mét chỉ trong vài giờ.
2. Chuẩn bị đọc:
Câu hỏi: Em đã biết gì về sóng thần ? Trong tình huống nếu chẳng may gặp sóng thần, chúng ta cần phải làm gì để bảo vệ mình và hỗ trợ những người xung quanh?
Trả lời:
Hiểu biết của em về sóng thần như sau:
– Sóng thần là một trong những hiện tượng tự nhiên, là một thiên tai nguy hiểm, sóng thần có thể gây lũ lụt lớn lan sâu vào trong đất liền, gây thiệt hại nặng nề cho cả người và của.
– Trong tình huống nếu gặp sóng thần xảy ra, để bảo vệ mình và hỗ trợ những người xung quanh chúng ta cần:
+ Chạy đến khu vực an toàn ở các vùng đất cao trên 15m hoặc xa bờ biển từ 500m trở lên;
+ Nếu không thể chạy đến nơi an toàn hãy leo lên một cây to khỏe gần đó hoặc chạy lên đỉnh một tòa nhà. Đặc biệt, không nên ở trong xe.
+ Phải sơ tán vào sâu trên đất liền, chỉ mang theo các tài sản, giấy tờ quan trọng khi sơ tán; không nên cố gắng cất giữ bất kỳ đồ đạc nào trong nhà.
+ Nếu đang ở trên thuyền thì đừng trở vào bờ mà hãy ở ngoài vùng biển cho đến khi những con sóng chất dứt. Hoặc nếu thuyền của bạn đang ở cảng thì nên bỏ thuyền và chạy đến một nơi an toàn.
+ …
3. Trải nghiệm cùng văn bản:
Câu 1. Theo dõi: Nhan đề và hệ thống đề mục của văn bản cho em biết điều gì?
Trả lời:
– Nhan đề và hệ thống đề mục của văn bản cho em biết nội dung trọng tâm của bài học là tìm hiểu các thông tin cơ bản về sóng thần.
Câu 2. Đọc quét: Điều khiến sóng thần trở nên đáng sợ nhất với con người là gì?
Trả lời:
Điều khiến sóng thần trở nên đáng sợ nhất với con người là ki nó đến gần bờ. Bản chất của cóng thần là một loạt các đợt sóng tạo nên đến một thể tích lớn của đại dương bị chuyển dịch nhanh chóng trên quy mô siêu lớn. Động đất và những dịch chuyển của địa chất lớn bên trên hoặc dưới mặt nước, núi lửa phun trào cùng với va chạm thiên thạch đều là những nguyên nhân có khả năng gây ra sóng thần. Đây là một thiên tai lớn mà đến nay con người vẫn chưa thể tìm ra cách nào để dự báo. Hậu quả của sóng thần có thể ở mức cực lớn vì nó có sức tàn phá, cuốn trôi nhà cửa, xe cộ, tất cả cơ sở vật chất và nhấn chìm hàng trăm ngàn người chỉ trong vài giờ.
3. Đọc hiểu phương tiện phi ngôn ngữ: Hình ảnh minh họa ở đoạn này có hỗ trợ cho ý tưởng chính của toàn đoạn không? Vì sao?
Trả lời:
– Hình ảnh minh họa ở đoạn này có hỗ trợ cho ý tưởng chính của toàn đoạn. Vì nó giúp cho người đọc dễ hình dung được sự thay đổi và đường di chuyển của sóng thần được diễn ra như thế nào.
4. Suy ngẫm và phản hồi:
Câu 1: Mục đích viết của văn bản trên là gì? Những đặc điểm nào của văn bản giúp em nhận ra mục đích ấy?
Trả lời:
– Mục đích của văn bản là nêu lên các dấu hiệu, các đặc điểm của sóng thần giúp cho người đọc nắm bắt và hiểu rõ hơn những thông tin về sóng thần theo từng đoạn văn bản như:
+ Định nghĩa
+ Cơ chế hình thành sóng thần
+ Nguyên nhân
+ Dấu hiệu sắp có sóng thần
+ Các thảm họa sóng thần trong lịch sử
Câu 2: Chỉ ra cách trình bày thông tin và căn cứ xác định của một số đoạn văn sau:
Trả lời:
a. Khi sóng thần được tạo ra ở ngoài khơi xa… A-lát-xca năm 1958 cao đến 525 m.
b. Nguyên nhân gây ra sóng thần chủ yếu do động đất… trong khu vực “vòng đai lửa châu Á-Thái Bình Dương”.
c. Những người trên bờ biển khó biết sóng thần sắp tiến về phía mình… đến vùng cao hơn để trúc ẩn trước khi sóng thần đến.
Trả lời:
a. Khi sóng thần được tạo ra ở ngoài khơi xa… A-lát-xca năm 1958 cao đến 525 m.
– Cách trình bày thông tin: theo cấu trúc so sánh và cấu trúc đối chiếu
– Căn cứ xác định: dựa vào từ “Do vậy”, “Nói cách khác”.
b. Nguyên nhân gây ra sóng thần chủ yếu do động đất… trong khu vực “vòng đai lửa châu Á-Thái Bình Dương”.
– Cách trình bày thông tin: theo cấu trúc so sánh và cấu trúc đối chiếu
– Căn cứ xác định: dựa vào từ ngữ “Ngoài ra”.
c. Những người trên bờ biển khó biết sóng thần sắp tiến về phía mình… đến vùng cao hơn để trúc ẩn trước khi sóng thần đến.
– Cách trình bày thông tin: theo cấu trúc so sánh và cấu trúc đối chiếu
– Căn cứ xác định: dựa vào một số từ ngữ “hoặc”, “do vậy”.
Câu 3: Tìm thông tin cơ bản của đoạn văn: “Sóng thần đã được nhắc đến… Ngày 17/7/1998, sóng thần làm hơn 2100 người chết tại Pa-pua Niu Ghia-nê”. Thông tin cơ bản đã được thể hiện bằng những chi tiết nào? Xác định vai trò của những chi tiết này trong đoạn văn.
Trả lời:
– Thông tin cơ bản của đoạn văn là: Sóng thần đã được nhắc đến từ thời thượng cổ
– Thông tin cơ bản trên đã được thể hiện bằng dẫn chứng cụ thể ở các giai đoạn trước đã xảy ra các sự kiện sóng thần, là các số liệu cụ thể về ngày tháng diễn ra sóng thần và số lượng người thiệt mạng.
– Vai trò: Những chi tiết này có vai trò quan trọng, là dẫn chứng cho câu đầu tiên trong đoạn văn, nó phản ảnh chân thực và rõ nét thông tin cũng như cho thấy sức tàn phá mà mỗi trận sóng thần gây ra.
Câu 4: Văn bản sử dụng những loại phương tiện phi ngôn ngữ nào? Nhận xét về hiệu quả biểu đạt của chúng trong văn bản.
Trả lời:
– Văn bản sử dụng những loại phương tiện phi ngôn ngữ: hình ảnh, số liệu
– Hiệu quả: Việc sử dụng phương tiện phi ngôn ngữ là hình ảnh trong một văn bản giúp cho đoạn văn được miêu tả rõ nét, giúp những lời văn thuyết mình có thể truyền đạt được thông tin một cách dễ dàng hơn và người đọc dễ hình dung hơn về cách hình thành, hậu quả tàn phá của sóng thần.
Câu 5: Sau khi đọc văn bản, em hiểu thêm điều gì về sóng thần ?
Trả lời:
Sau khi đọc văn bản, em hiểu rõ hơn về định nghĩa, cơ chế hình thành, nguyên nhân và dấu hiệu nhận biết thảm họa sóng thần qua các biểu hiện chẳng hạn như âm thanh. Sóng thần được nhắc đến từ thời Thượng Cổ. Cùng với đó, em cũng hiểu rõ hơn về hậu quả và sức tàn phá quá lớn mà các đợt sóng thần gây ra cho nhân loại quá lớn từ ngày xưa đến hiện tại.
Câu 6: Dựa trên những hiểu biết của em về sóng thần, thiết kế một áp phích để hướng dẫn mọi người những việc cần làm khi xảy ra sóng thần: