Tài liệu soạn bài Bài học từ cây cau Ngữ văn lớp 7 Chân trời sáng tạo hay, ngắn gọn nhất giúp học sinh nắm được nội dung chính của bài, dễ dàng chuẩn bị bài và soạn văn 7. Mời các bạn đón xem:
Mục lục bài viết
1. Soạn bài Bài học từ cây cau – Chân trời sáng tạo Ngữ văn 7 ngắn gọn:
Trải nghiệm cùng văn bản
Câu hỏi trang 106 SGK Ngữ văn 7 Tập 1: Có bao nhiêu cuộc hỏi – đáp giữa các nhân vật với nhau trong đoạn này?
Trả lời:
Có 3 cuộc hỏi – đáp giữa các nhân vật với nhau trong đoạn này.
Suy ngẫm và phản hồi
Câu 1 trang 107 SGK Ngữ văn 7 Tập 1: Hãy điền vào bảng sau những lời hỏi – đáp giữa các nhân vật với nhau và với hàng cau
Các cuộc hỏi – đáp | Hỏi | Đáp |
Giữa “ông” với “bố” | “Nhìn lây cây cau con thấy điều gì?” | “Con thấy bầu trời xanh” |
Giữa “ông” với “tôi” | “Nhìn lên cây cau cháu thấy gì?” | “Cháu thấy bài học làm người ngay thẳng. Đó là triết lí của ông phải không ạ?” |
Giữa “tôi” với “ông” | “Vậy nhìn lên cây cau, ông đã thấy gì ạ?” | “Ông thấy tương lai tươi đẹp của dòng họ ta” |
Giữa “tôi” với hàng cau | “Ở trên đó cau có gì vui? | Từ trên những tàu cau một đàn chim xòe cánh bay ra |
“Cau có thấy bầu trời cao rộng?” | Những tàu cau đung đưa, tạo ra âm thanh xào xạc |
Câu 2 trang 107 SGK Ngữ văn 7 Tập 1: Theo em, những cây cau có gì đặc biệt mà có thể khơi gợi ở mỗi người trong gia đình của nhân vật “tôi” “một cách nghĩ”, “một cách sáng tạo, cách sống và làm việc,…”?
Trả lời:
Theo em, hình ảnh cây cau đặc biệt ở chỗ nó mọc thẳng tắp, cao vút vươn lên bầu trời. Sự thẳng tắp, vươn cao của hàng cau đã khơi gợi ở những người thân trong gia đình của nhân vật “tôi” “một cách nghĩ”, “một cách nghĩ, cách sống và làm việc, . ..”
Câu 3 trang 107 SGK Ngữ văn 7 Tập 1: Trong đoạn văn cuối, từ câu “Một ngày bình an, tôi ngước lên hàng cau và hỏi: “Ở trên đó cau có gì vui?”, đến hết văn bản, nhân vật xưng “tôi” trò chuyện với hàng cau hay trò chuyện với chính mình? Vì sao em kết luận như vậy?
Trả lời:
Trong câu văn cuối cùng, từ câu “Một ngày bình an, tôi ngước lên hàng cau và hỏi:” Ở trên cây cau có gì vui? “,đến cuối câu, nhân vật xưng” tôi “trò chuyện với bản thân mình. Em kết luận nhu thế bởi vì nhân vật “tôi” dù hỏi hàng cau nhưng vẫn tâm sự và tự tìm câu trả lời về bản thân
Câu 4 trang 107 SGK Ngữ văn 7 Tập 1: Tại sao có thể nói: Trò chuyện về cây cau, với cây cau cũng là cách giúp các nhân vật tự hoàn thiện bản thân?
Trả lời:
Có thể nói: trò chuyện về cây cau, với cây cau cũng là một cách để mỗi nhân vật tự hoàn thiện mình bởi mỗi người một cách suy nghĩ, một “sự thấy” sẽ làm nên sự đa tính cách, độc đáo, sáng tạo khác lạ.
2. Soạn bài Bài học từ cây cau – Chân trời sáng tạo Ngữ văn 7 đủ ý:
Suy ngẫm và phản hồi
Nội dung chính: Những kỉ niệm tươi đẹp gắn bó và bài học ý nghĩa với Cây cau của gia đình.
Câu 1 (trang 107 SGK Ngữ văn lớp 7 Tập 1): Hãy điền vào bảng sau những lời hỏi – đáp giữa các nhân vật với nhau và với hàng cau
Trả lời:
Các cuộc hỏi – đáp | Hỏi | Đáp |
Giữa “ông” với “bố” | “Nhìn lây cây cau con thấy điều gì?” | “Con thấy bầu trời xanh” |
Giữa “ông” với “tôi” | “Nhìn lên cây cau cháu thấy gì?” | “Cháu thấy bài học làm người ngay thẳng. Đó là triết lí của ông phải không ạ?” |
Giữa “tôi” với “ông” | “Vậy nhìn lên cây cau, ông đã thấy gì ạ?” | “Ông thấy tương lai tươi đẹp của dòng họ ta” |
Giữa “tôi” với hàng cau | “Ở trên đó cau có gì vui? | Từ trên những tàu cau một đàn chim xòe cánh bay ra |
“Cau có thấy bầu trời cao rộng?” | Những tàu cau đung đưa, tạo ra âm thanh xào xạc |
Câu 2 (trang 107 SGK Ngữ văn lớp 7 Tập 1): Theo em, những cây cau có gì đặc biệt mà có thể khơi gợi ở mỗi người trong gia đình của nhân vật “tôi” “một cách nghĩ”, “một cách sáng tạo, cách sống và làm việc, …”?
Trả lời:
Những cây cau đặc biệt bởi đã gắn bó với căn nhà, thân thuộc và gần gũi như thể tình bạn với thiên nhiên. Nó thân thuộc khi luôn hiện hữu trước nhà, là chủ thể trong cuộc sống và nhiều sinh hoạt văn hoá. Cả nhà đều yêu cây cau, cây cau là tình yêu nhà, yêu cuộc sống.
Câu 3 (trang 107 SGK Ngữ văn lớp 7 Tập 1): Trong đoạn văn cuối, từ câu “Một ngày bình an, tôi ngước lên hàng cau và hỏi: “Ở trên đó cau có gì vui?”, đến hết văn bản, nhân vật xưng “tôi” trò chuyện với hàng cau hay trò chuyện với chính mình? Vì sao em kết luận như vậy?
Trả lời:
Trong đoạn văn cuối, từ câu “Một ngày bình an, tôi ngước lên hàng cau và hỏi:” Ở trên kia có điều gì vui? “,đến kết thúc tác phẩm, nhân vật xưng” tôi “trò chuyện với bản thân mình. Vì không có lời giải đáp, đây là nhân vật tự trò chuyện với bản thân mình.
Câu 4 (trang 107 SGK Ngữ văn lớp 7 Tập 1): Tại sao có thể nói: trò chuyện về cây cau, với cây cau cũng là một cách giúp các nhân vật hoàn thiện bản thân?
Trả lời:
Vì khi nói chuyện với cây cau, mỗi người một cách nhìn, một “sự thấy” khác nhau đã làm nên sự đa tính cách, độc đáo trong từng thành viên, giúp người sau này không lặp lại người trước. Mỗi người có những cách nghĩ, cách sống và làm việc, tư duy nhằm hoàn thiện bản thân.
3. Soạn bài Bài học từ cây cau – Chân trời sáng tạo Ngữ văn 7 chọn lọc:
Suy ngẫm và phản hồi
Câu 1 trang 107 Ngữ Văn 7 tập 1 CTST
Hãy điền vào bảng sau những lời hỏi – đáp giữa các nhân vật với nhau và với hàng cau (làm vào vở)
Các cuộc hỏi – đáp | Hỏi | Đáp |
Giữa “ông” với “bố” | “Nhìn lên cây cau con thấy điều gì?” | “Con thấy bầu trời xanh”. |
Giữa “ông” với “tôi” | “Nhìn lên cây cau cháu thấy gì?” | “Cháu thấy bài học làm người ngay thẳng. Đó là triết lí của ông phải không ạ?”. |
Giữa “tôi” với “ông” | “Vậy nhìn lên cây cau, ông đã thấy gì ạ?” | “Ông thấy tương lai tươi đẹp của dòng họ ta”. |
Giữa “tôi” với hàng cau | “Ở trên đó cau có gì vui?” | Từ trên những tàu cau một đàn chim xòe cánh bay ra. |
“Cau có thấy bầu trời cao rộng?” | Những tàu cau đung đưa, tạo ra âm thanh xào xạc. |
Câu 2 trang 107 Ngữ Văn 7 tập 1 CTST
Theo em, những cây cau có gì đặc biệt mà có thể khơi gợi ở mỗi người trong gia đình của nhân vật “tôi” “một cách nghĩ”, “một cách sáng tạo, cách sống và làm việc, …”?
Trả lời:
Những cây cau đặc biệt ở chỗ nó mọc thẳng tắp, vươn lên cao vút hướng đến bầu trời.
Đặc điểm này của cây cau khơi gợi ở mỗi người trong gia đình của nhân vật “tôi” “một cách nghĩ”, “một cách sáng tạo, cách sống và làm việc,…”
Câu 3 trang 107 Ngữ Văn 7 tập 1 CTST
Trong đoạn văn cuối, từ câu “Một ngày bình an, tôi ngước lên hàng cau và hỏi: “Ở trên đó cau có gì vui?”, đến hết văn bản, nhân vật xưng “tôi” trò chuyện với hàng cau hay trò chuyện với chính mình? Vì sao em kết luận như vậy?
Trả lời:
Nhân vật xưng “tôi” trò chuyện với chính mình vì nhân vật “tôi” tuy hỏi hàng cau nhưng lại độc thoại và tự cảm nhận câu trả lời cho mình.
Câu 4 trang 107 Ngữ Văn 7 tập 1 CTST
Tại sao có thể nói: trò chuyện về cây cau, với cây cau cũng là một cách giúp các nhân vật hoàn thiện bản thân?
Trả lời:
Vì mỗi người một cách nghĩ, một “sự thấy” sẽ làm nên sự đa tính cách, khác biệt, sáng tạo khác nhau, không một ai giống ai cả.
4. Đọc hiểu tác phẩm:
4.1. Tiểu sử tác giả:
– Nguyễn Văn Học (1981)
– Quê quán: huyện Phú Xuyên, Hà Tây cũ (nay là Hà Nội)
– Thuở nhỏ vì hoàn cảnh gia đình khó khăn nên anh phải làm lụng giúp đỡ bố mẹ buôn bán ngoài chợ. Cuộc sống vất vả đã thôi thúc khát vọng văn chương trong anh
* Sự nghiệp
– Tốt nghiệp khóa VIII, Khoa Lý luận – Sáng tác – Phê bình Văn học, Đại học Văn hóa Hà Nội
– Năm 1996 anh được tiếp xúc với báo chí, được thầy giáo khích lệ anh đã sáng tác, viết bài nhiều hơn
– Năm lớp 12 anh đạt giải Nhất trong cuộc thi văn thơ cấp trường
– Tác phẩm chính: Những cô gái bất hạnh (NXB Lao động, 2006); Gái điếm (NXB Văn học, 2008); Đường dài của hạnh phúc (NXB Công an nhân dân, 2008); Rơi xuống vực sâu (NXB Công an nhân dân, 2009); Bão người (NXB Công an nhân dân, 2009); Cao chạy xa bay (NXB Hà Nội, 2010); Hỗn danh (NXB Hội Nhà văn 2011). Tiểu thuyết Bão người đã lọt vào chung khảo cuộc thi tiểu thuyết 2008 – 2010 của Hội Nhà văn Việt Nam (với tên gọi Nhà héo).
4.2. Tác phẩm:
* Tìm hiểu chung
– Xuất xứ: Trích Trò chuyện với hàng cau, Báo Quân đội nhân dân, 09/04/2020
– Bố cục
+ Phần 1 (Từ đầu đến “dòng họ ta”): Sự gắn bó của những thành viên trong gia đình nhân vật “tôi” với cây cau
+ Phần 2 (Còn lại): Bài học rút ra từ cây cau của nhân vật “tôi”
– Thể loại: truyện ngắn
– Phương thức biểu đạt: tự sự kết hợp miêu tả, biểu cảm
– Giá trị nội dung: Qua văn bản Bài học từ cây cau ta thấy được sự trân trọng, yêu mến cây cau của nhân vật “tôi”. Cây cau để lại cho tác giả nhiều kỉ niệm tuổi thơ, cây cau cùng những câu hỏi của ông nội cũng giúp tác giả có những bài học trong cuộc sống.
– Giá trị nghệ thuật
+ Giọng văn tha thiết, nhẹ nhàng, sâu lắng
+ Tác giả thành công khi thể hiện cái “tôi” trữ tình
+ Hình ảnh gợi cảm, gợi tình