Khu dân cư, hộ gia đình, rừng, phương tiện giao thông cơ giới, hạ tầng kỹ thuật mà có liên quan đến phòng cháy và chữa cháy của đô thị, khu kinh tế, những khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao. Vậy sổ theo dõi phương tiện phòng cháy chữa cháy được lập như thế nào?
Mục lục bài viết
1. Sổ theo dõi phương tiện phòng cháy chữa cháy:
1.1. Mẫu sổ theo dõi phương tiện phòng cháy chữa cháy:
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
SỔ THEO DÕI
PHƯƠNG TIỆN PHÒNG CHÁY VÀ CHỮA CHÁY
Tên doanh nghiệp: (ghi rõ tên doanh nghiệp):…
Địa chỉ:…
Số điện thoại:…Fax:…
Lập sổ ngày:…
Người lập sổ:…
Người phụ trách công tác PCCC của cơ sở:…
Năm…
Bảng tổng hợp phương tiện PCCC:
Số TT | Ngày, tháng, năm kiểm tra hoặc đưa vào sử dụng | Loại phương tiện, hệ thống PCCC | Ký mã hiệu | Số lượng Đơn vị tính | Đơn vị tính | Tình trạng kỹ thuật ((Đánh dấu “X” vào phần chọn) | |
|
|
|
|
|
| Đạt yêu cầu | Không đạt yêu cầu |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Bảng theo dõi tình trạng kỹ thuật từng loại phương tiện (hoặc hệ thống) PCCC
Hạng mục công trình:…
Phương tiện PCCC (hoặc hệ thống PCCC) loại:….ở vị trí số:….(hoặc mã số phương tiện do cơ sở quản lý quy định).
STT | Ngày, tháng kiểm tra | Nội dung và kết quả kiểm tra | Phương pháp kiểm tra | Kết luận | Người, cơ quan kiểm tra | Ký tên | Ghi chú |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
(Ghi chú: đối với mỗi loại phương tiện PCCC tương ứng với mỗi hạng mục công trình, doanh nghiệp phải lập bảng theo dõi tình trạng kỹ thuật riêng cho phù hợp).
1.2. Những nội dung trong sổ theo dõi phương tiện phòng cháy chữa cháy:
Sổ theo dõi phương tiện phòng cháy chữa cháy gồm có những nội dung chính sau đây:
– Quốc hiệu – tiêu ngữ.
– Tên sổ: Sổ theo dõi phương tiện PCCC.
– Thông tin của tên cơ sở, địa chỉ; điện thoại; ngày lập sổ, người lập sổ, người phụ trách công tác PCCC của cơ sở.
– Bảng tổng hợp về phương tiện PCCC: ngày kiểm tra, loại phương tiện, hệ thống PCCC, ký hiệu, số lượng, tình trạng kỹ thuật.
– Bảng theo dõi tình trạng kỹ thuật từng loại phương tiện (hoặc là hệ thống) PCCC: hạng mục công trình, phương tiện PCCC hoặc là hệ thống PCCC, loại, vị trí, mã phương tiện, ngày kiểm tra, nội dung và kết quả của việc kiểm tra, phương pháp kiểm tra, kết luận, người kiểm tra, ký tên, ghi chú.
2. Nội quy an toàn, sơ đồ chỉ dẫn, biển cấm, biển báo, biển chỉ dẫn về phòng cháy và chữa cháy:
– Nội quy an toàn về phòng cháy và chữa cháy phải phù hợp với tính chất, đặc điểm hoạt động của cơ sở và gồm có những nội dung cơ bản sau: Quy định việc quản lý, sử dụng điện, nguồn lửa, nguồn nhiệt, chất dễ cháy, nổ, thiết bị, dụng cụ mà có khả năng sinh lửa, sinh nhiệt; quy định việc quản lý, sử dụng phương tiện, thiết bị phòng cháy và chữa cháy; các hành vi mà bị nghiêm cấm theo quy định của pháp luật về phòng cháy và chữa cháy; những việc phải làm khi có cháy, nổ xảy ra.
– Sơ đồ chỉ dẫn về phòng cháy và chữa cháy phải thể hiện đường, lối thoát nạn, vị trí bố trí phương tiện, thiết bị chữa cháy ở khu vực, tầng nhà. Tùy theo tính chất, đặc điểm hoạt động cụ thể của cơ sở, sơ đồ chỉ dẫn về phòng cháy và chữa cháy mà có thể tách thành các sơ đồ chỉ dẫn riêng thể hiện một hoặc một số nội dung nêu trên.
– Biển cấm, biển báo, biển chỉ dẫn về phòng cháy và chữa cháy, gồm có:
+ Biển cấm lửa, biển cấm hút thuốc, biển cấm mang, sử dụng diêm, bật lửa, điện thoại di động, thiết bị thu phát sóng, những thiết bị, những vật dụng, chất có khả năng phát sinh nhiệt, tia lửa hoặc lửa tại nơi sản xuất, bảo quản, sử dụng những vật liệu nổ, xăng, dầu, khí đốt hóa lỏng, hóa chất dễ cháy, nổ;
+ Biển báo khu vực mà có nguy hiểm về cháy, nổ;
+ Biển chỉ dẫn về phòng cháy và chữa cháy, gồm có: Biển chỉ hướng thoát nạn, cửa thoát nạn; biển chỉ về vị trí trụ, cột, bể, bến lấy nước chữa cháy.
– Quy cách, mẫu biển cấm, biển báo, biển chỉ dẫn về phòng cháy và chữa cháy thực hiện theo đúng với những quy định của Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 4879:1989 Phòng cháy – Dấu hiệu an toàn. Trong trường hợp mà cần có phải quy định rõ hiệu lực của biển cấm, biển báo, biển chỉ dẫn thì phải có biển phụ kèm theo.
– Nội quy an toàn, sơ đồ chỉ dẫn, biển cấm, biển báo, biển chỉ dẫn về phòng cháy và chữa cháy sẽ phải được phổ biến và được niêm yết ở những nơi dễ thấy để mọi người biết và chấp hành.
3. Kiểm tra về phòng cháy và chữa cháy:
Căn cứ Điều 16 Nghị định 136/2020/NĐ-CP quy định chi tiết Luật Phòng cháy và chữa cháy được sửa đổi bổ sung bởi Nghị định số 50/2024/NĐ-CP thì việc kiểm tra về phòng cháy và chữa cháy được quy định như sau:
– Đối tượng phải kiểm tra:
+ Cơ sở mà thuộc diện quản lý về phòng cháy và chữa cháy;
+ Khu dân cư, hộ gia đình, rừng, phương tiện giao thông cơ giới, hạ tầng kỹ thuật mà có liên quan đến phòng cháy và chữa cháy của đô thị, khu kinh tế, những khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao;
+ Công trình xây dựng trong quá trình thi công thuộc danh mục pháp luật quy định, trừ các cơ sở quốc phòng hoạt động phục vụ mục đích quân sự;
+ Cơ sở mà kinh doanh dịch vụ phòng cháy và chữa cháy.
– Nội dung phải kiểm tra:
+ Điều kiện an toàn về phòng cháy và chữa cháy đối với cơ sở, khu dân cư, hộ gia đình, những phương tiện giao thông cơ giới mà pháp luật quy định;
+ Điều kiện an toàn về phòng cháy và chữa cháy rừng theo đúng với những quy định của Nghị định số 156/2015/NĐ-CP vào ngày 16 tháng 11 năm 2018 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Lâm nghiệp;
+ Điều kiện an toàn về phòng cháy và chữa cháy đối với những công trình xây dựng trong quá trình thi công:
++ Nội quy về vấn đề phòng cháy và chữa cháy, biển chỉ dẫn thoát nạn;
++ Quy định về phân công trách nhiệm bảo đảm an toàn phòng cháy và chữa cháy của chủ đầu tư, đơn vị thi công ở trong phạm vi thẩm quyền, chức trách, nhiệm vụ của người được phân công làm nhiệm vụ phòng cháy và chữa cháy;
++ Việc sử dụng hệ thống, những thiết bị điện, sinh lửa, sinh nhiệt, nguồn lửa, nguồn nhiệt;
++ Trang bị phương tiện, thiết bị chữa cháy ban đầu phù hợp với những tính chất, đặc điểm của công trình xây dựng.
+ Việc thực hiện trách nhiệm phòng cháy và chữa cháy của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, chủ đầu tư, nhà thầu xây dựng, những chủ phương tiện giao thông cơ giới, chủ hộ gia đình, chủ rừng theo quy định;
+ Hạ tầng kỹ thuật có liên quan đến phòng cháy và chữa cháy của đô thị, những khu kinh tế, khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao;
+ Điều kiện đối với cơ sở kinh doanh dịch vụ phòng cháy và chữa cháy theo pháp luật quy định.
– Kiểm tra an toàn về phòng cháy và chữa cháy được tiến hành theo hình thức kiểm tra thường xuyên, định kỳ, đột xuất, cụ thể như sau:
+ Người đứng đầu cơ sở, chủ phương tiện giao thông cơ giới có yêu cầu đặc biệt về vấn đề bảo đảm an toàn phòng cháy và chữa cháy, chủ hộ gia đình, chủ rừng có trách nhiệm tổ chức kiểm tra thường xuyên về vấn đề an toàn phòng cháy và chữa cháy trong phạm vi quản lý của mình;
+ Người đứng đầu cơ sở thuộc danh mục pháp luật quy định phải có trách nhiệm kiểm tra an toàn về phòng cháy và chữa cháy thường xuyên; định kỳ 06 tháng gửi bản báo cáo kết quả kiểm tra về cho cơ quan Công an quản lý trực tiếp và chịu trách nhiệm trước pháp luật về kết quả kiểm tra;
+ Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm chỉ đạo, kiểm tra việc thực hiện trách nhiệm về phòng cháy và chữa cháy của chính người đứng đầu cơ quan, tổ chức, cơ sở định kỳ một năm một lần, kiểm tra đột xuất khi mà đã có phát hiện các trường hợp quy định ở tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều 17 Nghị định 136/2020/NĐ-CP hoặc là vi phạm quy định an toàn về phòng cháy và chữa cháy mà có nguy cơ phát sinh cháy, nổ hoặc là phục vụ công tác bảo đảm an ninh, trật tự theo văn bản chỉ đạo của cơ quan có thẩm quyền đối với những cơ sở thuộc danh mục pháp luật quy định thuộc phạm vi quản lý;
+ Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện trở lên có trách nhiệm chỉ đạo, tổ chức kiểm tra đột xuất phục vụ cho công tác bảo đảm an ninh, trật tự theo như văn bản chỉ đạo của cơ quan có thẩm quyền đối với các đối tượng quy định ở tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều 16 Nghị định 136/2020/NĐ-CP trong phạm vi quản lý của mình;
Những văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Nghị định 136/2020/NĐ-CP quy định chi tiết Luật Phòng cháy và chữa cháy được sửa đổi bổ sung bởi Nghị định 50/2024/NĐ-CP.
THAM KHẢO THÊM: