Trước đây, Bộ Luật Hình sự 1985 đã quy định về tội vận chuyển trái phép hàng hoá, tiền tệ qua biên giới ở trong cùng một điều luật với tội buôn lậu. Bộ Luật Hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017 tội buôn lậu và tội vận chuyển trái phép hàng hoá, tiền tệ qua biên giới được quy định là một tội danh độc lập.
Mục lục bài viết
1. Điểm giống nhau giữa tội buôn lậu và tội vận chuyển trái phép hàng hóa:
– Tội buôn lậu và tội vận chuyển trái phép hàng hoá, tiền tệ qua biên giới đều được quy định trong
– Tội buôn lậu và tội vận chuyển trái phép hàng hoá, tiền tệ qua biên giới đều có dấu hiệu khách thể của tội phạm giống nhau đó chính là tội buôn lậu và tội vận chuyển trái phép hàng hoá tiền tệ qua biên giới đã xâm phạm đến chế độ quản lý ngoại thương của Nhà nước ta. Theo đó, điều luật quy định về đối tượng tác động của hành vi phạm tội này chính là các loại hàng hoá, tiền Việt Nam, ngoại tệ, các kim khí quý, đá quý, hay các di vật, cổ vật. Hàng hoá ở đây được hiểu bao gồm là tất cả các loại hàng hoá (trừ một số loại về hàng hoá do tính chất đặc biệt mà đã được quy định là các đối tượng của một số tội phạm khác)
– Tội buôn lậu và tội vận chuyển trái phép hàng hoá, tiền tệ qua biên giới đều có chủ thể giống nhau đó chính là chủ thể của hai loại tội phạm này có thể là những người từ đủ 16 tuổi trở lên mà có năng lực trách nhiệm hình sự nhưng cũng có thể là những pháp nhân thương mại.
2. Điểm khác nhau giữa tội buôn lậu và tội vận chuyển trái phép hàng hóa:
Tiêu chí | Tội buôn lậu | Tội vận chuyển trái phép hàng hoá, tiền tệ qua biên giới |
Dấu hiệu mặt khách quan của tội phạm | Đối với hành vi khách quan của tội buôn lậu đã được quy định chính là hành vi buôn bán trái pháp luật qua biên giới hoặc là từ khu phi thuế quan vào nội địa các loại hàng hoá, tiền Việt Nam, ngoại tệ hay kim khí quý, đá quý, di vật, cổ vật. Hành vi buôn bán trái luật đã được mô tả trên đây sẽ chỉ bị coi là tội phạm khi mà hàng hoá, tiền Việt Nam, ngoại tệ, hay kim khí quý, đá quý mà có giá trị từ 100 triệu đồng trở lên hoặc là dưới mức đó nhưng lại thuộc một trong các trường hợp sau: – Đã từng bị xử phạt về vi phạm hành chính về các hành vi quy định tại các Điều này hoặc là tại một trong các điều sau: Điều 189, 190, 191, 192, 193, 194, 195, 196 và 200 của Bộ luật Hình sự hoặc là đã bị kết án về một trong những tội này, nhưng chưa được xóa án tích mà còn vi phạm – Vật phạm pháp là các di vật, cổ vật: Buôn bán trái pháp luật qua biên giới hoặc là từ khu phi thuế quan vào nội địa hoặc ngược lại đối với các đối tượng kể trên sẽ được hiểu là các hành vi trao đổi các thứ này qua biên giới quốc gia hoặc là từ khu phi thuế quan vào nội địa hoặc là ngược lại trái với các quy định của nhà nước như là không khai báo, thực hiện khai báo gian dối, dùng các giấy tờ giả mạo, có hành vi giấu giếm hàng hoá, không có các giấy tờ hợp lệ của các cơ quan có thẩm quyền, có hành vi trốn tránh sự kiểm soát của hải quan, của bộ đội biên phòng,…. Người buôn lậu có thể có hành vi chuyển các loại hàng hoá kể trên thông qua biên giới bằng đường bộ, đường thuỷ hay đường hàng không, đường sắt hoặc có thể qua bưu điện quốc tế Trường hợp những người được thuê để vận chuyển mà có hành vi vận chuyển các hàng hoá, tiền tệ…qua biên giới hoặc là từ khu phi thuế quan vào nội địa hoặc là ngược lại cho các chủ hàng cũng bị coi là phạm tội buôn lậu với vai trò chính là người giúp sức trong đồng phạm Tội buôn lậu được coi là đã hoàn thành ngay từ thời điểm những người phạm tội thực hiện các hành vi chuyển hàng hoá một cách trái với pháp luật qua biên giới hoặc là từ khu phi thuế quan vào nội địa hoặc là ngược lại.
| Đối với hành vi khách quan của tội phạm đã được quy định chính là hành vi vận chuyển hàng hoá,… trái pháp luật qua biên giới hoặc là từ khu phi thuế quan vào nội địa hoặc là ngược lại đối với các hàng hoá, tiền Việt Nam, ngoại tệ hay kim khí quý, đá quý, di vật, cổ vật. Hành vi vận chuyển trái phép hàng hoá,…được mô tả trên đây sẽ chỉ bị coi là tội phạm khi những hàng hoá, tiền Việt Nam, các ngoại tệ, kim khí quý, đá quý mà có giá trị từ 100 triệu đồng trở lên hoặc là có giá trị dưới mức đó nhưng lại thuộc một trong các trường hợp sau: – Đã từng bị xử phạt vi phạm hành chính về các hành vi quy định tại Điều này hoặc là tại một trong các điều sau: Điều 188, 190, 191, 192, 193, 194, 195, 196 và 200 của Bộ luật Hình sự hoặc là đã bị kết án về một trong các tội này, nhưng chưa được xóa án tích mà còn vi phạm; – Vật phạm pháp là các di vật, cổ vật Vận chuyển trái phép qua biên giới hoặc là từ khu phi thuế quan vào nội địa hoặc là ngược lại các đối tượng kể trên sẽ được hiểu cụ thể chính là hành vi đưa các thứ này qua biên giới quốc gia hoặc là đưa từ khu phi thuế quan vào nội địa hoặc là ngược lại trái với các quy định của nhà nước như là trốn tránh sự kiểm soát của hải quan hay các cơ quan quản lý cửa khẩu, không có các giấy tờ hoặc là có nhưng là giả mạo, không thực hiện khai báo hoặc là khai báo gian dối…Các đối tượng này sẽ được người phạm tội vận chuyển qua biên giới có thể bằng đường bộ, bằng đường sắt, đường thuỷ hay đường hàng không,… Tội phạm được coi là đã hoàn thành ngay từ thời điểm người phạm tội thực hiện các hành vi đưa những đối tượng kể trên một cách là trái phép qua biên giới Việt Nam hoặc là đưa trái phép từ khu phi thuế quan vào nội địa hoặc là ngược lại.
|
Dấu hiệu về mặt chủ quan của tội phạm | Lỗi của người phạm tội đã được quy định là lỗi cố ý trực tiếp. Người phạm tội đã biết rõ hành vi của mình là trái với pháp luật nhưng vẫn thực hiện và có mong muốn hành vi buôn bán sẽ được thực hiện nhằm mục đích để kiếm lời vì động cơ vụ lợi. | Lỗi của những người phạm tội đã được quy định là lỗi cố ý trực tiếp. Những người phạm tội biết rõ các hành vi vận chuyển hàng hoá, tiền tệ qua biên giới của mình là hành vi trái pháp luật nhưng vẫn tiến hành thực hiện. Mục đích của phạm tội không phải là buôn bán nhằm để thu lời bất chính. Động cơ của hành vi phạm tội là vụ lợi (có hành vi vận chuyển thuê để lấy tiền công). |
Về mức hình phạt | Điều luật này quy định 04 khung hình phạt chính, 01 khung hình phạt bổ sung và 01 khung hình phạt cho pháp nhân thương mại phải chịu trách nhiệm hình sự, cụ thể như sau: Khung hình phạt chính: Khung 01: Phạt tiền từ 50 – 300 triệu đồng hoặc là phạt tù từ 06 tháng – 03 năm nếu: – Buôn lậu các hàng hóa có giá trị 100 – dưới 300 triệu đồng; – hoặc là dưới 100 triệu đồng nhưng mà thuộc một trong các trường hợp: + Đã từng bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc là đã bị kết án về một trong những tội: tội vận chuyển trái phép hàng hóa, tiền tệ qua biên giới; về tội sản xuất, buôn bán hàng cấm…, nhưng chưa được xóa án tích mà vẫn còn vi phạm; + Vật phạm pháp là các di vật, cổ vật. Khung 02: Phạt tiền từ 300 triệu – 1,5 tỷ đồng hoặc là phạt tù từ 03 – 07 năm nếu như phạm tội thuộc một trong các trường hợp: – Có tổ chức; – Có các tính chất chuyên nghiệp; – Vật phạm pháp mà có trị giá từ 300 – dưới 500 triệu đồng; – Thu lợi bất chính từ 100 – dưới 500 triệu đồng; – Vật phạm pháp là các bảo vật quốc gia; – Lợi dụng các chức vụ, quyền hạn; – Lợi dụng danh nghĩa của cơ quan, tổ chức; – Phạm tội 02 lần trở lên; – Tái phạm nguy hiểm. Khung 03: Phạt tiền từ 1,5 – 05 tỷ đồng hoặc là phạt tù từ 7 – 15 năm: – Vật phạm pháp có trị giá từ 500 triệu – dưới 01 tỷ đồng; – Thu lợi bất chính từ 500 triệu – dưới 01 tỷ đồng. Khung 04: Phạt tù từ 12 – 20 năm nếu như phạm tội thuộc một trong các trường hợp: – Vật phạm pháp có trị giá 01 tỷ đồng trở lên; – Thu lợi bất chính từ 01 tỷ đồng trở lên; – Lợi dụng về chiến tranh, thiên tai, dịch bệnh hoặc là hoàn cảnh đặc biệt khó khăn khác. Khung hình phạt bổ sung: Người phạm tội còn có thể sẽ bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, bị cấm đảm nhiệm chức vụ, bị cấm hành nghề hoặc là làm công việc nhất định từ 01 năm cho đến 05 năm hoặc là bị tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản. Khung hình phạt cho pháp nhân thương mại: – Phạt tiền từ 300 triệu – 01 tỷ đồng với các trường hợp sau: + Buôn lậu hàng hóa, tiền Việt Nam, hay ngoại tệ, kim khí quý, đá quý mà trị giá từ 200 – dưới 300 triệu đồng + Hoặc hàng hóa có trị giá dưới 200 triệu đồng nhưng là các di vật, cổ vật; + Hàng hóa, tiền Việt Nam, ngoại tệ hay kim khí quý, đá quý mà trị giá từ 100 – dưới 200 triệu đồng nhưng đã từng bị xử phạt hành chính hoặc là đã bị kết án về một trong các tội xâm phạm đến quản lý kinh tế, nhưng chưa được xóa án tích mà vẫn còn vi phạm. – Phạt tiền từ 01 – 03 tỷ đồng nếu như phạm tội mà thuộc trường hợp quy định tại khung hình phạt thứ 02 nêu trên. – Phạt tiền từ 03 – 07 tỷ đồng nếu như phạm tội thuộc các trường hợp quy định tại khung hình phạt thứ 03 nêu trên. – Phạt tiền từ 07 – 15 tỷ đồng hoặc là bị đình chỉ hoạt động có thời hạn từ 06 tháng đến 03 năm nếu như phạm tội thuộc trường hợp mà quy định tại khung hình phạt thứ 04 nêu trên. – Phạm tội mà thuộc trường hợp quy định tại Điều 79 của Bộ luật Hình sự, thì sẽ bị đình chỉ hoạt động vĩnh viễn. | Điều luật này đã quy định 03 khung hình phạt chính, 01 khung hình phạt bổ sung và 01 khung hình phạt cho pháp nhân thương mại phải chịu trách nhiệm hình sự, cụ thể như sau: Khung hình phạt chính: Khung 01: Phạt tiền từ 20 đến 200 triệu đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc là phạt tù từ 03 tháng – 02 năm nếu như: – Vận chuyển trái phép các hàng hóa, tiền tệ qua biên giới mà trị giá từ 100 – đến dưới 300 triệu đồng; – hoặc là dưới 100 triệu đồng nhưng mà thuộc một trong các trường hợp: + Đã từng bị xử phạt hành chính hoặc là đã bị kết án về một trong những tội xâm phạm về quản lý kinh tế, nhưng chưa được xóa án tích mà vẫn còn vi phạm; + Vật phạm pháp là các di vật, cổ vật. Khung 2: Phạt tiền từ 200 triệu đến 01 tỷ đồng hoặc là phạt tù từ 02 – 05 năm nếu như phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau: – Có tổ chức; – Vật phạm pháp mà trị giá từ 300 – dưới 500 triệu đồng; – Vật phạm pháp là các bảo vật quốc gia; – Lợi dụng các chức vụ, quyền hạn; – Lợi dụng các danh nghĩa cơ quan, tổ chức; – Phạm tội từ 02 lần trở lên; – Tái phạm nguy hiểm. Khung 03: Phạt tiền từ 01 đến 03 tỷ đồng hoặc là phạt tù từ 05 – 10 năm nếu vật phạm pháp có trị giá 500 triệu đồng trở lên. Khung hình phạt bổ sung: Những người phạm tội còn có thể sẽ bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, bị cấm đảm nhiệm chức vụ, bị cấm hành nghề hoặc là làm công việc nhất định từ 01 năm cho đến 05 năm. Khung hình phạt cho pháp nhân thương mại: – Phạt tiền từ 200 – 500 triệu đồng với trường hợp: + Vận chuyển trái phép hàng hóa, tiền tệ trị giá từ 200 – dưới 300 triệu đồng; + Hàng hóa trị giá dưới 200 triệu đồng nhưng là các di vật, cổ vật; + Hàng hóa, tiền Việt Nam, ngoại tệ, hay kim khí quý, đá quý mà trị giá từ 100 – dưới 200 triệu đồng nhưng mà đã bị xử phạt hành chính hoặc là đã bị kết án về một trong các tội về xâm phạm quản lý kinh tế, nhưng chưa được xóa án tích mà còn vi phạm. – Phạt tiền từ 500 triệu đến 02 tỷ đồng nếu như phạm tội mà thuộc trường hợp quy định tại các điểm a, b, c, e và g khoản 2 Điều 189 của Bộ luật Hình sự; – Phạt tiền từ 02 đến 05 tỷ đồng hoặc là bị đình chỉ hoạt động có thời hạn từ 06 tháng đến 03 năm nếu như phạm tội thuộc các trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 189 của – Phạm tội mà thuộc trường hợp được quy định tại Điều 79 của Bộ luật Hình sự, thì sẽ bị đình chỉ hoạt động vĩnh viễn.
|
Căn cứ pháp lý:
– Bộ Luật Hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017