So sánh tín dụng ngân hàng và tín dụng nhà nước? Ưu nhược điểm của tín dụng nhà nước? Các loại công cụ lưu thông của tín dụng nhà nước?
Tín dụng là một hình thức thanh toán không thể thiếu đối với sự phát triển của một quốc gia. Chính vì vậy mà Nhà nước ta luôn quan tâm sâu sắc đến những vấn đề liên quan đến hoạt động tín dụng. Hiện nay, tín dụng nhà nước và tín dụng ngân hàng tồn tại song song với nhau. Để bạn đọc hiểu hơn về hai cụm từ này, tác giả xin được giới thiệu đến bạn đọc những nội dung liên quan đến tín dụng, đó chính là So sánh tín dụng ngân hàng và tín dụng nhà nước? Ưu nhược điểm của tín dụng nhà nước?
Tổng đài Luật sư
Mục lục bài viết
1. So sánh tín dụng ngân hàng và tín dụng nhà nước:
Như chúng ta đã biết tín dụng chính là một cụm từ mang phạm trù kinh tế và được sử dụng rộng rãi trong mọi hoạt động đời sống, kinh tế hàng hóa. Và tín dụng ngân hàng và tín dụng nhà nước có những điểm giống và khác nhau như sau:
Thứ nhất, điểm giống nhau:
Tín dụng ngân hàng và tín dụng nhà nước đều có điểm chung đó chính là thể hiện mối quan hệ giữa người cho vay và đi vay dựa theo các thỏa thuận, nguyên tắc đã được ký kết trong hợp đồng vay. Đều phục vụ cho mục đích có chi phí, vốn để cá nhân, doanh nghiệp thực hiện các dự án kinh doanh, trả nợ, tiêu dùng hằng ngày như mua nhà, xe máy, oto hay đóng học phí cho con cái…
Thứ hai, điểm khác nhau:
Tiêu chí | Tín dụng ngân hàng | Tín dụng nhà nước |
Khái niệm | Tín dụng ngân hàng được hiểu là một quan hệ vay mượn lẫn nhau giữa người cho vay và người đi vay với điều kiện liên quan đến quy định về thời hạn hoàn trả cả vốn và lãi suất sau khoảng thời gian nhất định. | Tín dụng nhà nước là tín dụng do cơ quan Tài chính thực hiện. Đây là hình thức mà người trực tiếp cho vay là nhà nước. Nhà nước sẽ trực tiếp đi vay vốn ở trong nước và nước ngoài để giải quyết các vấn đề của Ngân sách nhà nước. Và bên cạnh hoạt động đi vay vốn thì nhà nước còn thực hiện hoạt động cho vay vốn bằng nguồn vốn đã huy động được. |
Nguồn vốn | – Nguồn vốn vay: Ngân hàng có thể huy động nguồn vốn vay bằng cách vay ngắn, trung hoặc dài hạn từ ngân hàng hay các tổ chức tín dụng khác hoặc nhận quỹ ủy thác đầu tư của các tổ chức tài trợ để cho một số đối tượng vay đã được lựa chọn. – Nguồn vốn huy động khác: Bằng cách phát hành các loại chứng khoán như kỳ phiếu, trái phiếu để huy động vốn từ dân cư hay tổ chức, công ty nào đó. | Phạm vi huy động vốn của nhà nước rất lớn, vừa huy động vốn ngoài nhà nước vừa huy động vốn trong nước như phát hành trái phiếu Chính phủ, huy động tiền nhà rỗi của các tầng lớp dân cư, vay nước ngoài hay các tổ chức quốc tế. |
Các loại tiền gửi | – Tiền gửi không kỳ hạn: Là số tiền nằm trong tài khoản tương lai hoặc tài khoản thanh toán của khách hàng và có thể rút ra bất kỳ lúc nào. – Tiền gửi có kỳ hạn bao gồm 2 loại: loại tới hạn được rút ra và phải báo trước. – Tiền gửi tiết kiệm: Là loại tiền gửi tiết kiệm là nguồn vốn quan trọng của ngân hàng | |
Thời hạn cho vay | Thời hạn cho vay tùy thuộc vào từng loại tín dụng mà thời hạn sẽ bao gồm thời hạn ngắn hạn, trung và dài hạn. | Tương tự như tín dụng ngân hàng, tín dụng nhà nước cũng chia thành tín dụng có thời hạn ngắn hạn, trung hạn và dài hạn. |
Lợi ích của tín dụng | Trong quá trình phát triển của nền kinh tế thì tín dụng ngân hàng ra đời đã có ưu thế hơn các hình thức tín dụng trước đó, ngay cả tín dụng nhà nước, tín dụng cho vay nặng lãi, tín dụng thương mại. Bởi: – Nguồn vốn cho vay rất lớn, đáp ứng được nhu cầu sử dụng vốn của doanh nghiệp, cá nhân bởi vì đây là toàn bộ nguồn vốn trong nền kinh tế mà ngân hàng có thể tập trung và huy động được. – Đây là hình thức tín dụng linh hoạt vì đối tượng vay mượn là vay tiền do đó phù hợp với nhu cầu của nhiều đối tượng khách hàng khác nhau – Luôn đáp ứng được nhu cầu về vốn cho nền kinh tế một cách linh hoạt, kịp thời và nhanh chóng. | – Khắc phục, hạn chế các khuyết tật thị trường cụ thể là sửa chữa, hạn chế được các khuyết tật của thị trường là một trong số những lý do kinh tế căn bản cho sự can thiệp của nhà nước vào nền kinh tế, bằng cách thông qua các công cụ kinh tế như cơ chế, luật lệ, tín dụng, hỗ trợ giá,…và một số công cụ phi kinh tế khác. – Thực hiện chức năng kinh tế và vai trò điều tiết của nhà nước. Đảm bảo các hoạt động sản xuất, cung cấp hàng hóa công cộng và hàng hóa mang tính công cụ để hỗ trợ người dân. |
Vai trò của tín dụng | Tín dụng ngân hàng được xem là một chủ thể trung gian tài chính, ngân hàng đóng vai trò là người môi giới giữa một bên là những người cần đi vay tiền và bên còn lại là những người có tiền để cho vay vốn. Do đó, thông qua cơ chế thị trường bằng những biện pháp kinh tế năng động và áp dụng các phương pháp, khả năng linh động, dự đoán được nền kinh tế hiện đại, ngân hàng đã luôn thay đổi để phù hợp với nhu cầu của người vay. Thông qua cơ chế thị trường bằng những biện pháp kinh tế năng động và áp dụng các phương pháp kỹ thuật hiện đại, tiên tiến của nền kinh tế Ngân hàng đã thu hút những nguồn vốn tiền tệ, tiết kiệm, dự trữ trong xã hội để vận hành, chuyển giao đến đúng đối tượng có nhu cầu sử dụng, phù hợp với nhu cầu vốn trong sản xuất kinh doanh. Do đó, những đồng tiền đang nhàn rỗi được vận hành, sử dụng đúng nơi, đúng lúc, phù hợp với nhu cầu của nền kinh tế, từ đó tạo động lực cho nhiều cá nhân, tổ chức có cơ hội được phát triển. | Vai trò của tín dụng nhà nước là hỗ trợ các dự án, các sản phẩm trọng điểm thuộc một số ngành then chốt, lĩnh vực quan trọng, những chương trình kinh tế có quy mô lớn và có tác động trực tiếp đến tăng trưởng kinh tế. Từ đó đẩy mạnh hoạt động phát triển các ngành, nghề, kinh doanh, sản phẩm này hoặc ưu tiên, khuyến khích đầu tư cho các vùng miền, đặc biệt là những miền, vùng có kinh tế khó khăn, khu vực doanh nghiệp vừa và nhỏ. Tạo điều kiện cho các doanh nghiệp, địa phương thúc đẩy tăng trưởng kinh tế bền vững, thực hiện các định hướng mục tiêu phát triển kinh tế xã hội trong thời kỳ của Chính phủ. |
2. Ưu và nhược điểm của tín dụng nhà nước:
Thứ nhất, ưu điểm
Tín dụng nhà nước ra đời lâu và đã thay đổi để phù hợp với nhu cầu của nền kinh tế thị trường, cụ thể sẽ mang một số ưu điểm sau đây:
- Duy trì hoạt động thường ngày của nhà nước. Sử dụng nguồn vốn, kinh phí để chi trả lương, thực hiện các dự án công cộng.
- Góp phần xây dựng cơ sở vật chất hiện đại. Mỗi một quốc gia đều có một bộ máy nhà nước và ngân hàng nhà nước để thực hiện các chính sách, dự án đầu tư công để thúc đẩy sự phát triển của đất nước. Những khoản chi phí, vốn đầu tư công, đẩy mạnh sự phát triển của các doanh nghiệp, các tầng lớp nhân dân có thể sử dụng vốn vay nhà nước để thực hiện các dự án kinh tế.
- Góp phần vào nghĩa vụ quốc tế, vì quan hệ ngày càng phát triển, đôi khi nhà nước không thể từ chối nghĩa vụ cho vay đối với nước ngoài. Những khoản phí, lệ phí, thuế quốc tế tại các tổ chức kinh tế, hiệp hội quốc tế hằng năm.
- Tạo điều kiện phát triển tín dụng ngân hàng. Nhiều ngân hàng bị lỗ lúc này nhà nước sẽ chủ động mua lại để đảm bảo quyền lợi của người dân, tránh trường hợp ảnh hưởng đến nền kinh tế trong nước. Từ đó, khiến tình trạng lạm phát, bạo động xảy ra…
Thứ hai, nhược điểm
Rủi ro là vỡ nợ của nhà nước, do tính toán kỹ nhu cầu vay và sử dụng vốn vay không hiệu quả. Bên cạnh đó nền thị trường có nhiều thay đổi dẫn đến nhiều nguồn vay không thể thu hồi lại theo đúng thời gian đã dự kiến từ đó ảnh hưởng đến quá trình vận hành, phát triển những dự án tiếp theo của nhà nước.
3. Các loại công cụ lưu thông của tín dụng nhà nước:
Thứ nhất, khi nhà nước cho vay
Bao gồm hai loại công cụ:
- Cho vay đầu tư: Đây là loại tín dụng sử dụng cho đối tương cho vay tín dụng là khách hàng có dự án đầu tư thuộc danh mục dự án được vay vốn tín dụng đầu tư của nhà nước.
- Cho vay tài trợ xuất nhập khẩu;
Thứ hai, khi nhà nước vay
- Tín phiếu kho bạc: Đây là loại giấy nợ do Chính phủ phát hành có kỳ hạn dưới năm nhằm mục đích bù đắp thiếu hụt tạm thời của Ngân hàng nhà nước, đồng thời là công cụ để ngân hàng nhà nước Trung ương điều hành chính sách tiền tệ.
- Trái phiếu chính phủ: Mục đích của việc phát hành này chính là huy động vốn để đáp ứng nhu cầu sử dụng hoặc đầu tư công, các dự án phát triển vì lợi ích cộng đồng khi nguồn ngân sách không đủ đáp ứng yêu cầu, chính phủ phát hành trái phiếu để huy động nhà rỗi trong dân và các tổ chức kinh tế, xã hội khác.
- Công trái: Là loại trái phiếu dài hạn đặc biệt, được phát hành từng đợt do nhà nước phát hành để bù đắp việc thiếu hụt ngân sách.
- Trái phiếu chính phủ quốc tế
- Trái phiếu đầu tư
Đây là những công cụ được nhà nước sử dụng để lưu thông tín dụng nhà nước. Đáp ứng được nhiều chủ thể trong nền kinh tế, tạo điều kiện hết mức có thể để các dự án, chủ đầu tư có nguồn vốn thực hiện các dự án phát triển tiềm năng. Từ đó thúc đẩy nền kinh tế ngày càng phát triển, hiện đại hơn.