So sánh thỏa ước lao động tập thể, nội quy lao động và hợp đồng lao động. Khi nào sử dụng thoả ước? Khi nào sử dụng nội quy lao động?
Thỏa ước lao động tập thể và
Mục lục bài viết
1. Giống nhau thỏa ước lao động tập thể, nội quy lao động và hợp đồng lao động
– Cơ sở hình thành: Thỏa ước lao động tập thể và hợp đồng lao động đều hình thành trên cơ sở thỏa thuận, thống nhất ý chí của các bên.
– Chủ thể: giữa một bên là người lao động và bên kia là người sử dụng lao động.
– Nội dung: sau khi các bên thỏa thuận, nội dung thể hiện sự ràng buộc về mặt pháp lý giữa các bên.
– Hiệu lực : do sự thỏa thuận của các bên trong thỏa ước lao động (hợp đồng lao động). Nếu không có sự thỏa thuận, thì ngày có hiệu lực là ngày các bên giao kết hợp đồng.
2. Quy định về thỏa ước lao động tập thể
2.1 Khái niệm:
Theo
2.1 Nội dung thỏa ước lao động tập thể:
Nội dung các bản Thỏa ước lao động tập thể đã có nhiều điểm cao hơn với quy định của pháp luật, nâng cao hơn quyền lợi của người lao động như thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi, bảo đảm việc làm, tiền lương, thưởng, cải thiện điều kiện làm việc, một số chế độ đối với lao động nữ, chất lượng bữa ăn ca, tổ chức thăm quan nghỉ mát, thăm hỏi khi ốm đau, trợ cấp khó khăn đột xuất, hiếu hỷ, mừng sinh nhật, trợ cấp tiền tàu xe khi nghỉ phép, hỗ trợ phương tiện đi lại, mua bảo hiểm thân thể… không còn tình trạng sao chép quy định của Luật. Từ đó, thỏa ước tập thể cũng sẽ là căn cứ để người sử dụng lao động xây dựng nên
2.3 Phân loại thỏa ước lao động tập thể:
Thỏa ước lao động tập thể gồm thỏa ước lao động tập thể doanh nghiệp, thỏa ước lao động tập thể ngành và hình thức thỏa ước lao động tập thể khác do Chính phủ quy định. Nội dung thoả ước lao động tập thể không được trái với quy định của pháp luật và phải có lợi hơn cho người lao động so với quy định của pháp luật.
Thỏa ước lao động tập thể doanh nghiệp được ký giữa ban chấp hành công đoàn cơ sở đại diện là chủ tịch công đoàn và chủ doanh nghiệp, sau khi ký được thông báo tới cơ quan quản lý nhà nước về lao động cấp tỉnh đối với thỏa ước lao động tập thể doanh nghiệp.
Thỏa ước lao động tập thể ngành được ký giữa bên tập thể lao động là Chủ tịch công đoàn ngành và bên người sử dụng lao động là đại diện của tổ chức đại diện người sử dụng lao động đã tham gia thương lượng tập thể ngành sau khi ký được thông báo tới bộ lao động thương binh xã hội.
2.4 Người tham gia ký kết thỏa ước lao động tập thể
Theo Điều 75
Bên tập thể lao động là Chủ tịch công đoàn cơ sở hoặc Chủ tịch công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở ở nơi chưa thành lập công đoàn cơ sở;
Bên người sử dụng lao động là người đại diện theo pháp luật quy định tại điều lệ của doanh nghiệp, hợp tác xã, người đứng đầu cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân có sử dụng lao động theo hợp đồng lao động.
Đối với thỏa ước tập thể ngành. Đại diện ký kết thỏa ước lao động tập thể ngành được quy định như sau:
a) Bên tập thể lao động là Chủ tịch công đoàn ngành;
b) Bên người sử dụng lao động là đại diện của tổ chức đại diện người sử dụng lao động đã tham gia thương lượng tập thể ngành.
2.5 Thời hạn thỏa ước lao động tập thể:
Thoả ước lao động tập thể có thời hạn từ 01 năm đến 03 năm. Trong thời hạn 03 tháng trước ngày thoả ước lao động tập thể hết hạn, hai bên có thể thương lượng để kéo dài thời hạn của thoả ước lao động tập thể hoặc ký kết thoả ước lao động tập thể mới. Khi thoả ước lao động tập thể hết hạn mà hai bên vẫn tiếp tục thương lượng, thì thoả ước lao động tập thể cũ vẫn được tiếp tục thực hiện trong thời gian không quá 60 ngày.
2.6 Thỏa ước lao động tập thể vô hiệu:
Thoả ước lao động tập thể vô hiệu từng phần khi một hoặc một số nội dung trong thoả ước trái pháp luật.
Thoả ước lao động tập thể vô hiệu toàn bộ thuộc một trong các trường hợp:
– Có toàn bộ nội dung trái pháp luật;
– Người ký kết không đúng thẩm quyền;
– Việc ký kết không đúng quy trình thương lượng tập thể.
Khi thoả ước lao động tập thể bị tuyên bố vô hiệu thì quyền, nghĩa vụ và lợi ích của các bên ghi trong thoả ước tương ứng với toàn bộ hoặc phần bị tuyên bố vô hiệu được giải quyết theo quy định của pháp luật và các thoả thuận hợp pháp trong hợp đồng lao động.
3. Nội quy lao động
3.1 Nội dung chủ yếu của nội quy lao động:
Theo Bộ luật Lao động 2019 tại Điều 118 Người sử dụng lao động sử dụng từ 10 người lao động trở lên phải có nội quy lao động bằng văn bản. Nội dung nội quy lao động không được trái với pháp luật về lao động và quy định khác của pháp luật có liên quan. Nội quy lao động bao gồm những nội dung chủ yếu:
– Thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi;
– Trật tự tại nơi làm việc;
– An toàn, vệ sinh lao động;
– Phòng, chống quấy rối tình dục tại nơi làm việc; trình tự, thủ tục xử lý hành vi quấy rối tình dục tại nơi làm việc;
– Việc bảo vệ tài sản và bí mật kinh doanh, bí mật công nghệ, sở hữu trí tuệ của người sử dụng lao động;
– Trường hợp được tạm thời chuyển người lao động làm việc khác so với hợp đồng lao động;
– Các hành vi vi phạm kỷ luật lao động của người lao động và các hình thức xử lý kỷ luật lao động;
– Trách nhiệm vật chất;
– Người có thẩm quyền xử lý kỷ luật lao động.
3.2 Nội quy lao động có hiệu lực
Sau thời hạn 15 ngày, kể từ ngày cơ quan quản lý nhà nước về lao động cấp tỉnh nhận được hồ sơ đăng ký nội quy lao động trừ trường hợp sửa đổi, bổ sung và đăng ký lại. Nội quy có thể được sửa đổi, bổ sung khi cần thiết và phải đăng ký lại sau khi sửa đổi, bổ sung. Bên cạnh đó, nội quy lao động cũng không bị pháp luật quy định thời hạn.
Doanh nghiệp cần lưu ý trường hơp doanh nghiệp sử dụng trên 10 lao động mà không đăng ký nội quy lao động với cơ quan quản lý nhà nước về lao động cấp tỉnh thì doanh nghiệp sẽ bị phạt về hành vi vi phạm quy định về kỷ luật lao động,
4. Sự khác nhau giữa thỏa ước lao động tập thể, hợp đồng lao động và nội quy lao động
Nội quy lao động và thoả ước lao động tập thể là 02 văn bản có tính chất hoàn toàn khác nhau nhưng cùng hướng đến mục tiêu quản lý lao động đúng pháp luật dân chủ, công bằng, văn minh, khuyến khích những thỏa thuận đảm bảo cho người lao động.
4.1 Khái niệm
– Thỏa ước lao động tập thể là văn bản thoả thuận giữa tập thể lao động và người sử dụng lao động về các điều kiện lao động mà hai bên đã đạt được thông qua thương lượng tập thể. Trong khi đó thỏa ước lao động tập thể là văn bản thể hiện sự thoả thuận giữa người sử dụng lao động và người lao động về điều kiện làm việc, phúc lợi, những khoản có lợi cho người lao động. Những nội dung quy định trong thỏa ước lao động tập thể về nguyên tắc phải cao hơn quy định trong pháp luật lao động (có lợi hơn cho người lao động). Thỏa ước lao động tập thể không cần đăng ký với cơ quan quản lý lao động mà chỉ cần thông báo cho họ biết (gửi cho cơ quan này) và cơ quan công đoàn cấp trên (nếu có). Thỏa ước lao động tập thể có thời hạn tối đa là 03 năm, sau thời hạn này hai bên sẽ phải tiến hành thoả thuận để sửa đổi bổ sung thoả ước mới.
– Hợp đồng lao động là sự thoả thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động về việc làm có trả lương, điều kiện làm việc, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên trong quan hệ lao động.
– Nội quy lao động là văn bản quy định những điều mà người lao động phải chấp hành trong doanh nghiệp, nếu không chấp hành thì sẽ bị xử lý kỷ luật. Trong nội quy lao động không có sự thoả thuận giữa người sử dụng lao động và người lao động. Nội quy lao động phải được đăng ký với cơ quan quản lý lao động và phải được chấp thuận mới phát sinh hiệu lực. Nội quy có thể được sử đổi, bổ sung khi cần thiết và phải đăng ký lại sau khi sửa đổi, bổ sung.
4.2 Hình thức chứa đựng
+ Thỏa ước lao động tập thể chứa đựng những quy tắc sử sự chung. Thỏa ước lao động tập thể điều chỉnh mọi quan hệ lao động phát sinh và tồn tại trong doanh nghiệp hoặc ngành thuộc phạm vi áp dụng của nó.
+ Hợp đồng lao động chỉ chứa đựng những quy tắc xử sự có tính cá biệt áp dụng cho quan hệ lao động phát sinh trên cơ sở hợp đồng đó.
4.3. Tính chất
– Thỏa ước lao động mang tính tập thể. Thể hiện ở hai khía cạnh:
+ Chủ thể: cá nhân người lao động
+ Chủ thể: bao giờ cũng là đại diện cho tập thể người lao động và người sử dụng lao động.
– Hợp đồng lao động lại có tính cá nhân.
4.4. Nội dung
– Thỏa ước lao động tập thể chứa đựng những thỏa thuận liên quan đến quyền lợi và nghĩa vụ của cả tập thể lao động. Nó còn tác động đến những đối tượng không tham gia quá trình ký kết thỏa thuận.
– Hợp đồng lao động: chỉ liên quan đến quyền lợi và
nghĩa vụ cá nhân người lao động.
4.5. Hệ quả pháp lý
– Thỏa ước lao động tập thể: không làm phát sinh quan hệ lao động cá nhân người lao động và người sử dụng lao động.
– Hợp đồng lao động chính là căn cứ pháp lý làm phát sinh quan hệ lao động cá nhân người lao động và người sử dụng lao động.
Tóm lại Thỏa ước lao động tập thể và Hợp đồng lao động là một trong những văn bản quan trọng đối với người lao động. Do đó khi ký kết hợp đồng người lao động cần phải đọc kỹ từng điều khoản để bảo vệ quyền lợi của mình tốt nhất.