Những điểm giống và khác nhau giữa quyền tác giả và quyền sở hữu công nghiệp? So sánh giữa quyền tác giả và quyền sở hữu công nghiệp?
Khi nhu cầu phát triển của con người ngày càng lớn, đòi hỏi sự phát triển trong tư duy của con người ngày càng cao, càng sáng tạo trong xã hội để đáp ứng được những nhu cầu đó. Song song với việc sáng tạo này, cũng là sự phát triển và hoàn thiện về vấn đề pháp lý liên quan đến nó, như việc bảo vệ quyền sáng tác, quyền sở hữu của cá nhân người sáng tạo, tránh tình trạng tranh chấp trong quá trình sáng tác, quyền sở hữu của mỗi cá nhân, tổ chức.
Ví dụ bạn sáng tác ra một bài văn, bài hát, bài thơ … bạn cần làm thủ tục gì để mỗi bài hát, mỗi bài thơ, bài văn của mình là quyền sở hữu cá nhân của mình, được cơ quan nhà nước công nhận? Hay là việc nhìn nhận thế nào là sở hữu riêng về một bài hát với sở hữu riêng về một thương hiệu được thể hiện qua nhãn hiệu riêng?
Trong pháp lý đó là việc so sánh làm thế nào để nhận biết giữa quyền tác giả (bài thơ, bài hát…) với quyền sở hữu công nghiệp (sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn, bí mật kinh doanh, nhãn hiệu, tên thương mại và chỉ dẫn địa lý).
Mục lục bài viết
1. Khái niệm quyền tác giả:
Quyền tác giả là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tác phẩm do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu. (Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi 2009).
Ví dụ về quyền tác giả:
- Tác phẩm văn học, khoa học, sách giáo khoa, giáo trình và tác phẩm khác được thể hiện dưới dạng chữ viết hoặc ký tự khác. Ví dụ: sách giáo khoa tiếng Anh lớp 8…
- Bài giảng, bài phát biểu và bài nói khác. Ví dụ: Bài giảng của giảng viên được ghi hình lại bằng điện thoại di động.
- Tác phẩm báo chí: phóng sự của VTV về dịch bệnh Covid-19.
- Tác phẩm âm nhạc;
- Tác phẩm sân khấu. Ví dụ: Chèo, tuồng, cải lương, múa rối, kịch nói, kịch dân ca, kịch hình thể, nhạc kịch, xiếc, tấu hài, tạp kỹ và các loại hình nghệ thuật biểu diễn khác.
- Tác phẩm điện ảnh: Bộ phim Mắt biếc của đạo diễn Victor Vũ…
- Tác phẩm tạo hình, mỹ thuật ứng dụng.
- Tác phẩm nhiếp ảnh. Ví dụ: Hình ảnh chụp rcô gái bên bình hoa từ một chiếc máy ảnh…
- Tác phẩm kiến trúc: những công trình kiến trúc, điêu khắc nghệ thuật.
- Bản họa đồ, sơ đồ, bản đồ, bản vẽ liên quan đến địa hình, kiến trúc, công trình khoa học.
Quyền sở hữu công nghiệp là quyền của tổ chức, cá nhân đối với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn, nhãn hiệu, tên thương mại, chỉ dẫn địa lý, bí mật kinh doanh do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu và quyền chống cạnh tranh không lành mạnh. (Căn cứ theo quy định tại khoản 4 Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi 2009).
Ví dụ về quyền sở hữu công nghiệp:
- Nhãn hiệu:Giày Nike giả, mỹ phẫm giả nhãn hịêu Unilever, P&G, Nivea, Loreal; sữa giả nhãn hiệu Nestle, xe máy giả nhãn hiệu Honda…
- Chỉ dẫn địa lý: nước mắm chỉ dẫn địa lý Phú Quốc…
2. Đối tượng bảo hộ:
– Quyền tác giả: Quyền tác, quyền liên quan quyền tác giả.
– Quyền sở hữu công nghiệp: Sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, nhãn hiệu, tên thương mại, chỉ dẫn địa lý, mạch tích hợp bán dẫn, bí mật khinh doanh.
3. Những điểm giống và khác nhau giữa quyền tác giả và quyền sở hữu công nghiệp:
Để hiểu rõ về sự phân biệt giữa quyền tác giả và quyền sở hữu công nghiệp, chúng tôi xin đưa ra việc phân tích ở 2 khía cạnh cụ thể: Những điểm giống nhau và những điểm khác nhau từ đó để phân biệt được hai loại quyền này.
3.1. Thứ nhất là điểm giống nhau:
Quyền tác giả và quyền sở hữu công nghiệp cùng bảo vệ thành quả sáng tạo; một số đối tượng không được bảo hộ nếu có nội dung vi phạm pháp luật. đạo đức:
– Quyền sở hữu công nghiệp và quyền tác giả đều là những quyền sở hữu trí tuệ và được pháp luật bảo hộ theo quy định của Luật sở hữu trí tuệ.
– Không được pháp luật bảo hộ nếu vi phạm 1 trong các quy định của pháp luật hay vi phạm về đạo đức của đất nước sở tại cần đăng ký.
– Cả quyền tác giả và quyền sở hữu công nghiệp đều có phạm vi bảo hộ trên lãnh thổ Việt Nam.
– Quyền của chủ thể sáng tạo hoặc chủ thể sở hữu sáng tạo đó
– Bảo hộ cho quyền và lợi ích của chủ thể có quyền và tránh hành vi xâm phạm đến quyền được bảo hộ
– Những quyền này tạo sự phát triển cho ngành công nghiệp trí tuệ
3.2. Thứ hai là điểm khác nhau:
Những điểm khác nhau của Quyền tác giả và quyền sở hữu công nghiệp được hệ thống hóa bằng bảng sau:
Quyền tác giả | Quyền sở hữu công nghiệp |
Là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tác phẩm do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu. | Là quyền của tổ chức, cá nhân đối với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn, nhãn hiệu, tên thương mại, chỉ dẫn địa lý, bí mật kinh doanh do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu và quyền chống cạnh tranh không lành mạnh. |
Đối tượng quyền tác giả bao gồm tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học; đối tượng quyền liên quan đến quyền tác giả bao gồm cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát | Đối tượng quyền sở hữu công nghiệp bao gồm sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn, bí mật kinh doanh, nhãn hiệu, tên thương mại và chỉ dẫn địa lý. |
Quyền tác giả phát sinh kể từ khi tác phẩm được sáng tạo và được thể hiện dưới một hình thức vật chất nhất định, không phân biệt nội dung, chất lượng, hình thức, phương tiện, ngôn ngữ, đã công bố hay chưa công bố, đã đăng ký hay chưa đăng ký. | Quyền sở hữu công nghiệp phát sinh tại từng thời điểm khác nhau tùy thuộc vào đối tượng được bảo hộ. |
Bảo hộ hình thức thể hiện của sự sáng tạo; không cần phải được đánh giá và công nhận. | Bảo hộ nội dung ý tưởng sáng tạo và uy tín thương mại; một số đối tượng phải được đánh giá và công nhận, một số đối tượng khác được xác định bảo hộ thông qua các vụ tranh chấp. |
Không cần phải có văn bằng bảo hộ. | Một số phải được cấp văn bằng mới được bảo hộ (sáng chế, giải pháp hữu ích, kiểu dáng công nghiệp, nhãn hiệu hàng hoá, tên gọi xuất xứ hàng hoá) |
Điều kiện bảo hộ: Phát sinh kể từ khi tác phẩm được sáng tạo và được thể hiện dưới một hình thức vật chất nhất định, không phân biệt nội dung, chất lượng, hình thức, phương tiện, ngôn ngữ, đã công bố hay chưa công bố, đã đăng ký hay chưa đăng ký (khoản 1 Điều 6 |
|
Nội dung bảo hộ: Quyền nhân thân, quyền tài sản. | Nội dung bảo hộ: quyền tài sản, trường hợp sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí được bảo hộ cả quyền của tác giả. |
Chủ thể quyền tác giả: Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 13 Luật Sở hữu trí tuệ 2005, , sửa đổi bổ sung 2009 Tổ chức, các nhân có tác phẩm được bảo hộ QTG gồm người trực tiếp sáng tạo ra tác phẩm và chủ sở hữu quyền tác giả quy định ở các Điều từ Điều 37 đến Điều 42 của Luật Sở hữu trí tuệ 2005, , sửa đổi bổ sung 2009 | Chủ sở hữu đối tượng sở hữu công nghiệp: Theo quy định tại Điều 121 Luật Sở hữu trí tuệ 2005, , sửa đổi bổ sung 2009 chủ sở hữu đối tượng sở hữu công nghiệp là tổ chức, cá nhân được cơ quan có thẩm quyền cấp văn bằng bảo hộ các đối tượng sở hữu công nghiệp tương ứng.
|
Thời hạn bảo hộ dài hơn: thường là hết cuộc đời tác giả và 50 (hoặc 60, 70) năm sau khi tác giả qua đời; một số quyền nhân thân của tác giả được bảo hộ vô thời hạn (đặt tên tác phẩm, đứng tên thật hoặc bút danh, nêu tên thật hoặc bút danh khi tác phẩm được công bố…) | Thời hạn bảo hộ ngắn hơn so với thời hạn bảo hộ quyền tác giả (5 năm đối với KDCN, 10 năm đối với nhãn hiệu, 20 năm đối với sáng chế – có thể gia hạn thêm 1 khoảng thời gian tương ứng với từng đối tượng). |
Văn bằng bảo hộ: Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả, giấy chứng nhận đăng ký quyền liên quan. Được cấp bởi Cục bản quyền tác giả thuộc Bộ văn hóa thể thao và du lịch)
| Văn bằng bảo hộ: Bằng độc quyền sáng chế
Được cấp bởi Cục Sở hữu trí tuệ thuộc Bộ khoa học và công nghệ.
|
Quyền sở hữu công nghiệp không thể xác định được thông qua các đặc điểm vật chất của đối tượng sở hữu công nghiệp mà nó phải được thể hiện thông qua một dạng vật chất hữu hình hoặc một cách thức cụ thể nào đó để có thể bảo vệ được. Ngược lại Quyền tác giả là quyền của tổ chức, các nhân đối với tác phẩm do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu.
Quyền tác giả được ghi nhận cho các tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học như sách, bài giảng, tác phẩm âm nhạc, tác phẩm sân khấu, tác phẩm điện ảnh, tác phẩm tạo hình và mỹ thuật ứng dụng, tác phẩm nhiếp ảnh, tác phẩm kiến trúc, phần mềm máy tính. Quyền tác giả tự động phát sinh từ thời điểm tác phẩm được định hình dưới một hình thức vật chất nhất định, bất kể tác phẩm đã công bố hay chưa công bố, đã đăng ký hay chưa đăng ký. Như vậy, khi so sánh rõ hai quyền này sẽ làm rõ được các nội dung liên quan đến quyền sở hữu của mỗi cá nhân.