Sự khác nhau cơ bản giữa quy phạm xung đột và quy phạm pháp luật. Hệ thuộc luật nơi ký kết hợp đồng như thế nào?
Sự khác nhau cơ bản giữa quy phạm xung đột và quy phạm pháp luật. Hệ thuộc luật nơi ký kết hợp đồng như thế nào?
Tóm tắt câu hỏi:
Chào Luật sư! Tôi muốn biết sự giống và khác nhau của quy phạm xung đột và quy phạm thường. Và hệ thuộc luật nơi ký kết hợp đồng như thế nào? Kính mong luật sư giải đáp giúp tôi! Tôi xin chân thành cảm ơn Luật sư!
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
1. Cơ sở pháp lý:
2. Luật sư tư vấn:
* Sự khác nhau giữa quy phạm xung độ và quy phạm pháp luật được thể hiện ở các nội dung cơ bản sau:
Thứ nhất, định nghĩa
+ Quy phạm pháp luật là những quy tắc chung mang tính chuẩn mực và bắt buộc thi hành với tất cả tổ chức, cá nhân có liên quan và được ban hành bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
+ Quy phạm xung đột là quy phạm ấn định luật pháp nước nào cần áp dụng để giải quyết quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài trong một tình huống cụ thể. Đây là quy phạm đặc trưng của tư pháp quốc tế
Thứ hai, cơ cấu quy phạm:
– Quy phạm xung đột được cơ cấu bởi hai bộ phận: Phạm vi và hệ thuộc.
+ Phần phạm vi là phần quy định quy phạm xung đột này được áp dụng cho loại quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài nào: hôn nhân, thừa kế, hợp đồng…
+ Phần hệ thuộc là phần quy định chỉ ra luật pháp nước nào được áp dụng để giải quyết quan hệ pháp luật đã ghi ở phần phạm vi.
– Quy phạm pháp luật có cấu trúc đầy đủ gồm 3 phần:
+ Giả định: Là một bộ phận của quy phạm pháp luật trong đó nêu lên những hoàn cảnh, điều kiện có thể xảy ra trong cuộc sống và cá nhân hay tổ chức nào ở vào những hoàn cảnh, điều kiện đó phải chịu sự tác động của quy phạm pháp luật đó.
+ Quy định: là một bộ phận trong đó nêu cách xử sự mà tổ chức hay cá nhân ở vào hoàn cảnh, điều kiện đã nêu trong bộ phận giả định của quy phạm pháp luật được phép hoặc buộc phải thực hiện
+ Chế tài: là một bộ phận nêu lên những biện pháp tác động mà nhà nước dự kiến để đảm bảo cho pháp luật được thực hiện nghiêm minh
Không phải quy phạm pháp luật nào cũng có đủ cấu trúc gồm 3 phần giả định, quy định, chế tài. Có những quy phạm chỉ có phần giả định và quy định, có những quy phạm chỉ có cấu trúc
Thứ ba, phân loại quy phạm:
– Quy phạm xung đột
+ Quy phạm xung đột về mặt kỹ thuật xây dựng quy phạm thì người ta phân thành hai dạng:
>>>
Quy phạm xung đột một bên: Đây là quy phạm chỉ quan hệ dân sự này chỉ áp dụng luật pháp của một nước cụ thể.
Quy phạm xung đột hai bên đây là những quy phạm đề ra nguyên tắc chung để cơ quan tư pháp có thẩm quyền lựa chọn áp dụng luật của một nước nào đó để điều chỉnh đối với quan hệ tương ứng
+ Căn cứ vào nguồn quy phạm xung đột được chia thành quy phạm xung đột thống nhất và quy phạm xung đột trong nước
– Quy phạm pháp luật: Theo đối tượng và phương pháp điều chỉnh có thể phân thành: quy phạm pháp luật hình sự, quy phạm pháp luật dân sự, quy phạm pháp luật hành chính,…
+ Căn cứ vào nội dung, có thể phân thành quy phạm pháp luật nội dung, quy phạm pháp luật điều chỉnh, quy phạm pháp luật bảo vệ
+ Căn cứ vào cách thức trình bày, có thể phân thành quy phạm pháp luật bắt buộc, quy phạm pháp luật cấm đoán, quy phạm pháp luật cho phép.
* Hệ thuộc luật nơi ký kết hợp đồng
– Là một trong những kiểu hệ thuộc luật cơ bản của quy phạm xung đột trong tư pháp quốc tế.
– Hệ thuộc luật nơi ký kết hợp đồng có nội dung là: Trong quan hệ hợp tác kinh tế quốc tế, đặc biệt là trong thương mại và hàng hải quốc tế, pháp luật cho phép các bên tham gia các quan hệ đã được lựa chọn hệ thống pháp luật để áp dụng.
– Việc áp dụng luật nơi ký kết hợp đồng thường được áp dụng đa phần các nước Bắc Âu, Tây Âu và Châu Mỹ khi giải quyết xung đột về hình thức của hợp đồng .Lựa chọn luật nơi ký kết hợp đồng là nhằm giúp cơ quan nhà nước nơi ký kết dễ dàng quản lý những hợp đồng đượ ký kết tại nước của họ.
Ví dụ, Khoản 1 Điều 769 “Bộ luật dân sự 2015” quy định hợp đồng dân sự như sau:
“1. Quyền và nghĩa vụ của các bên theo hợp đồng được xác định theo pháp luật của nước nơi thực hiện hợp đồng, nếu không có thoả thuận khác.
Hợp đồng được giao kết tại Việt Nam và thực hiện hoàn toàn tại Việt Nam thì phải tuân theo pháp luật Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Trong trường hợp hợp đồng không ghi nơi thực hiện thì việc xác định nơi thực hiện hợp đồng phải tuân theo pháp luật Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam. […]”