Pháp luật đã có những quy định cụ thể về từng loại hình trung gian thương mại, mặc dù vậy để có sự phân biệt rõ ràng giữa các loại hình vẫn là một việc không phải dễ dàng.
Khi kinh tế phát triển đến một mức độ nhất định không còn bị giới hạn bởi địa lý thì các hoạt động trung gian thương mại mới trở nên phát triển. Tuy pháp luật đã có những quy định cụ thể về từng loại hình trung gian thương mại, mặc dù vậy để có sự phân biệt rõ ràng giữa các loại hình vẫn là một việc không phải dễ dàng.
Điều 155 Luật Thương mại đã quy định: “Ủy thác mua bán hàng hóa là hoạt động thương mại, theo đó bên nhận ủy thác thực hiện việc mua bán hàng hóa với danh nghĩa của mình theo những điều kiện đã thỏa thuận với bên ủy thác và được nhận thù lao ủy thác”. Còn theo điều 166 Luật Thương mại, đại lý thương mại là“… hoạt động thương mại, theo đó bên giao đại lý và bên đại lý thỏa thuận việc bên đại lý nhân danh chính mình thực hiện việc mua, bán hàng hóa cho bên giao đại lý hoặc cung ứng dịch vụ cho khách hàng để hưởng thù lao”.
Từ định nghĩa trên, ta có thể giữa ủy thác mua bán hàng hóa và đại lý thương mại có các điểm giống nhau sau:
– Xét về bản chất, cả hai loại đều là loại hợp đồng dịch vụ, vì vậy đối tượng hướng đến giữa các bên khi giao kết là thực hiện một công việc. Vì vậy cho dù có sự xuất hiện của hàng hóa thì ở đây nó cũng không phải là đối tượng của hợp đồng mà chỉ là đối tượng trong
– Cả hai loại giao dịch trên đều là loại hình dịch vụ trung gian thương mại, trong đó bên nhận dịch vụ sẽ thực hiện công việc thay cho bên giao kết để hưởng thù lao. Do vậy quyền sở hữu hàng hóa hay các quyền sở hữu khác vẫn thuộc về bên thuê dịch vụ, bên nhận dịch vụ chỉ thay mặt để giao dịch với bên thứ ba. Tuy nhiên, khác với loại hình đại diện thương nhân, mà bên nhận dịch vụ sẽ nhân danh bên thuê dịch vụ để thực hiện các công việc, cũng như với loại hình môi giới thương mại, mà bên nhận dịch vụ hoàn toàn không tham gia vào quá trình ký kết hợp đồng giữa bên thuê dịch vụ và bên thứ ba, trong cả ủy thác mua bán hàng hóa và đại lý thương mại thì bên nhận dịch vụ đều nhân danh chính mình để thực hiện công việc. Trong cả ủy thác mua bán hàng hóa và đại lý thương mại, bên nhận dịch vụ có thể giao kết dịch vụ trung gian của mình với nhiều bên thuê dịch vụ, trừ trường hợp cụ thể mà pháp luật không cho phép.
– Chủ thể nhận giao kết trong cả hai loại đều phải là thương nhân và có tư cách pháp lý độc lập với bên giao kết và bên thứ ba theo quy định của điều 6
– Về mặt hình thức, cả ủy thác mua bán hàng hóa lẫn đại lý thương mại đều phải được xác lập bằng văn bản hoặc các hình thức khác có giá trị pháp lý tương đương.
Như vậy nếu xét về bản chất, ủy thác mua bán hàng hóa và đại lý thương mại đều là hoạt động của các thương nhân trung gian nhân danh mình để thực hiện công việc cho bên thuê dịch vụ với bên thứ ba nhằm hưởng thù lao. Tuy nhiên giữa ủy thác mua bán hàng hóa và đại lý thương mại vẫn có những điểm khác nhau như sau:
– Về chủ thể, tuy bên nhận dịch vụ đều là phải là thương nhân, nhưng trong quan hệ ủy thác, bên thuê dịch vụ có thể không phải là thương nhân, còn trong quan hệ đại lý thì bên nhận dịch vụ bắt buộc phải là thương nhân. Người ủy thác mua bán hàng hóa có thể là người sản xuất, ví dụ như thợ thủ công theo thời vụ, nghệ nhân,… trong thực tế, việc ủy thác bán hàng còn được gọi là ký gửi, như nghệ nhân nhờ cửa hàng bán hộ sản phẩm, hoặc người có đồ cũ, đồ cổ ký gửi nhờ cửa hàng bán hộ.
>>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568
– Luật Thương mại 2005 đã mở rộng phạm vi hoạt động đại lý thương mại, ngoài mua bán hàng hóa còn là cung ứng dịch vụ cho khách hàng (đại lý hải quan, đại lý internet,…) như vậy phạm vi hoạt động của đại lý thương mại rộng hơn so với ủy thác mua bán hàng hóa chỉ giới hạn trong hoạt động mua bán.
– Xét về tính chất hoạt động, ủy thác mua bán hàng hóa thường mang tính vụ việc đơn lẻ trong khi đại lý thương mại thường là quá trình hợp tác lâu dài giữa các bên. Chính vì vậy, bên nhận đại lý thường được tự do lựa chọn khách hàng hơn so với bên nhận ủy thác, nhưng cũng phải sự lệ thuộc nhất định và chịu sự giám sát chặt chẽ của bên giao đại lý hơn bên nhận ủy thác.
Ở một khía cạnh, có thể nói quan hệ đại lý thương mại là loại hình thương mại phát triển cao hơn so với quan hệ ủy thác mua bán hàng hóa, hay nói cách khác là sự “chuyên nghiệp hóa” hoạt động dịch vụ. Quan hệ ủy thác thường xuất hiện khá nhiều trong đời sống bình thường dưới hình thức ký gửi. Một người đã về hưu không có việc làm ở nhà làm ra một số đồ thủ công có thể đem ký gửi, tức là ủy thác cho thương nhân có khả năng bán để bán hàng hóa cho mình. Việc sản xuất ở đây là không thường xuyên, liên tục, và bản thân bên thuê dịch vụ tuy có hướng đến mục đích lợi nhuận nhưng không mang tính chất nghề nghiệp, không phải là phương cách nuôi sống bản thân. Còn trong quan hệ đại lý thương mại, cả hai bên đều là thương nhân, tức là đều hoạt động thương mại với tính chất nghề nghiệp. Do đó việc sản xuất hàng hóa sẽ được đảm bảo ổn định. Ở một mức độ khác, một doanh nghiệp cũng có thể chọn ủy thác bán hàng hóa của mình cho một thương nhân, nhưng thường chỉ mang tính chất “thử” trước một thị trường mới hoặc một đối tác mới mà doanh nghiệp chưa thấy thực sự tin tưởng. Khi kết quả giao dịch giữa hai bên đem thuận lợi, bên ủy thác thường sẽ chuyển sang hợp đồng đại lý với bên nhận ủy thác. Chính vì hai lý do này mà quan hệ ủy thác thường mang tính chất đơn lẻ còn quan hệ đại lý thường kéo dài. Hơn nữa vì thế mà bên nhận đại lý có quyền cung cấp dịch vụ cho khách hàng còn bên nhận ủy thác chỉ được thực hiện chức năng mua bán.
Bạn có thể tham khảo thêm một số bài viết có liên quan khác của Dương Gia:
– Ưu và nhược điểm của quy định về thời hạn chấm dứt hợp đồng đại lý thương mại
– Đơn phương chấm dứt hợp đồng trong quan hệ đại lý thương mại
– Cơ sở pháp lý của quan hệ ủy thác mua bán hàng hóa
Mọi thắc mắc pháp lý cần tư vấn hoặc yêu cầu dịch vụ, quý khách hàng vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 1900.6568 hoặc gửi thư về địa chỉ email: [email protected].
——————————————————–
THAM KHẢO CÁC DỊCH VỤ CÓ LIÊN QUAN CỦA LUẬT DƯƠNG GIA: