Theo nguyên tắc xác định tội danh, một trong các yếu tố quan trọng để xác định được tội danh đó là yếu tố lỗi của chủ thể thực hiện hành vi phạm tội. Trong yếu tố lỗi, có lỗi vô ý phạm tội do quá tự tin với lỗi vô ý do cẩu thả. Dưới đây là bài so sánh lỗi vô ý phạm tội do quá tự tin với lỗi vô ý do cẩu thả.
Mục lục bài viết
1. So sánh lỗi vô ý phạm tội do quá tự tin với lỗi vô ý do cẩu thả:
1.1. Về điểm giống nhau:
Cả hai lỗi vô ý phạm tội do quá tự tin với lỗi vô ý do cẩu thả thì về mặt ý chí người phạm tội đều không mong muốn hậu quả xảy ra và không để mặc cho hậu quả xảy ra.
1.2. Về điểm khác nhau:
Tiêu chí | Lỗi vô ý do quá tự tin | Lỗi vô ý do cẩu thả |
Căn cứ pháp lý | Khoản 1 Điều 11 Bộ luật hình sự năm 2015 | Khoản 2 Điều 11 Bộ luật hình sự năm 2015 quả đó xảy ra. |
Khái niệm | Lỗi vô ý do quá tự tin được hiểu là người thực hiện hành vi phạm tội có thấy trước được hành vi mình gây ra có thể mang đến hiệu quả nguy hại cho người khác và xã hội, nhưng người phạm tội cho rằng hậu quả đó sẽ không xảy ra hoặc có thể ngăn ngừa được hậu quả đó. | Lỗi vô ý do cẩu thả được hiểu là người thực hiện hành vi phạm tội khi tiến hành hành vi nhưng không nhận thấy trước được hậu quả có thể xảy ra như thế nào, mặc dù về thực chất họ phải thất và có thể thấy được hậu quả. |
Mặt lý trí của người phạm tội | – Người thực hiện hành vi vi phạm pháp luật có nhận thức được hậu quả gây thiệt hại ra sao bởi hành vi của mình. Họ có thể thấy trước được hậu quả. – Ở mặt lý trí này, nhiều người sẽ nhầm tưởng với lỗi cố ý, bởi giống nhau là người phạm tội đều có thể biết trước được hậu quả thiệt hại bởi hành vi của mình gây ra. Tuy nhiên, xét về mặt bản chất, với lỗi vô ý vì quá tự tin thì người phạm tội vừa nhận thấy trước hậu quả xảy ra nhưng vừa có suy nghĩ cho rằng hậu quả đó chắc không xảy ra đâu. Đối với người phạm tội với lỗi vô ý vì quá tự tin, khả năng hậu quả thiệt hại xảy ra và khả năng hậu quả thiệt hại không xảy ra đều là khả năng thực tế nhưng người phạm tội đã tin vào khả năng hậu quả thiệt hại không xảy ra. | – Người thực hiện hành vi phạm tội phải thấy trước được hậu quả xảy ra nhưng lại không thấy trước được hậu quả đó. |
Mặt ý chí của người phạm tội | Với lỗi này, người phạm tội về ý chí sẽ không mong muốn hành vi của mình gây ra hậu quả thiệt hại. Điều này thể hiện ở việc người phạm tội có loại trừ khả năng hậu quả thiệt hại xảy ra. Khi phạm tội, họ đã cân nhắc, tính toán và cho rằng hậu quả thiệt hại sẽ không xảy ra hoặc có thể ngăn ngừa được. Và hậu quả xảy ra đã nằm ngoài ý chí, dự tính của họ. | – Người phạm tội không nhận thức được hành vi thực tế của mình là sai, dẫn đến việc không nhận thức được khả năng gây hậu quả thiệt hại của hành vi của mình. – Người phạm tội có nhận thức được hành vi thực tế của mình làm diễn ra là sai nhưng lại không nhận thức ra được hậu quả của chính hành vi mà mình làm.
|
Nguyên nhân xuất phát | Do tự tin vào khả năng của mình | Do cẩu thả |
Ví dụ | A là y tá được phân công theo dõi bệnh nhân B vừa mới phẫu thuật xong. Khi B tỉnh dậy, A không gọi bác sĩ mà tự ý tiêm thuốc cho B, mặc dù A biết việc này chưa có sự đồng ý của bác sĩ nhưng A nghĩ rằng thuốc này là cần thiết cho B sau khi tỉnh dậy và việc A tiêm thuốc cho B thì A có thể kiểm soát được. Tuy nhiên, do phản ứng của thuốc, B đã chết. | A là kế toán của công ty X, khi nhập dữ liệu hóa đơn, A đã sơ ý thêm một số 0, số tiền từ 10.000.000 thành 100.000.000. trong số tiền cần chuyển cho đối tác, hành vi này của A đã khiến công ty thiệt hại, trong trường hợp này, A là kế toán và phải biết được chỉ một hành vi sơ xuất cũng sẽ gây ra những hậu quả không mong muốn. |
2. Thế nào là lỗi theo quy định của Bộ luật Hình sự:
Theo quy định của Bộ luật Hình sự năm 2015, lỗi là thái độ tâm lý từ bên trong của người thực hiện hành vi vi phạm pháp luật gây nguy hiểm cho trật tự an toàn xã hội. Hậu quả do hành vi phạm tội gây ra thể hiện dưới hình thức cố ý và vô ý. Trong đó, lỗi cố ý gồm cố ý trực tiếp và cố ý gián tiếp; lỗi vô ý gồm vô ý vì quá tự tin và vô ý do cẩu thả.
Nguyên tắc có lỗi là nguyên tắc cơ bản của luật hình sự. Để xác định một người thực hiện hành vi vi phạm pháp luật có lỗi hay không, cần xác định trên các cơ sở sau:
– Hành vi thực hiện là vi phạm pháp luật, xâm phạm đến khách thể mà luật hình sự bảo vệ.
– Hành vi vi phạm pháp luật là kết quả của sự tự lựa chọn cũng như quyết định xử sự khác không trái pháp luật hình sự.
Lỗi được coi là dấu hiệu chủ quan của tội phạm; là điều kiện để có thể truy cứu trách nhiệm hình sự một người có tính chất hoặc đe dọa gây ra thiệt hại cho xã hội. Bởi bản chất theo luật hình sự Việt Nam không phải chỉ vì người đó thực hiện hành vi khách quan có dấu hiệu tội phạm mà còn có yếu tố lỗi trong việc thực hiện hành vi đó.
Theo quy định tại Điều 10, Điều 11 Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017, người phạm tội thực hiện hành vi phạm tội dưới 4 hình thức:
– Lỗi cố ý trực tiếp: trường hợp người phạm tội có nhận thức rõ hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, có thấy trước được hậu quả và người phạm tội mong muốn hậu quả đó xảy ra (quy định tại khoản 1 Điều 10 Bộ luật hình sự năm 2015).
+ Xác định về mặt lý trí: người phạm tội có nhận thức được hành vi của mình mang tính chất gây nguy hiểm cho cá nhân, xã hội.
+ Xác định về mặt ý chí: người phạm tội hoàn toàn có mong muốn cho hậu quả xảy ra, nằm trong tính toán, dự định của họ.
Ví dụ: A và B xảy ra tranh chấp đất đai, vì mâu thuẫn không thể hóa giải, A đã chuẩn bị thuốc trừ sâu, lợi dụng việc sang nhà B để hòa giải và lén đổ thuốc trừ sâu vào cốc nước uống của B và làm B chết.
– Lỗi cố ý gián tiếp: trường hợp người phạm tội nhận thức rõ hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, nhận thấy trước được hậu quả xảy ra, mặc dù người phạm tội không mong muốn nhưng vẫn có ý thức để mặc cho hậu quả xảy ra (quy định tại khoản 2 Điều 10 Bộ luật hình sự năm 2015).
+ Xác định về mặt lý trí: người phạm tội nhận thức rõ được hành vi mình có tính chất nguy hiểm, thấy rõ hành vi của mình là vi phạm pháp luật.
+ Xác định về mặt ý chí: về ý chí người phạm tội không mong muốn hậu quả xảy ra, thực tế hậu quả xảy ra là nằm ngoài mong muốn của họ. Tuy nhiên họ vẫn để mặc cho hậu quả xảy ra.
Ví dụ: A giăng dây điện tại ruộng để bẫy chuột, không có biển cảnh báo an toàn chú ý. Và vào buổi đêm, anh B đi đánh cá vướng phải dây điện của nhà A và chết người. Trong tình huống này, A nhận thấy rõ hành vi giăng dây điện tại ruộng của mình là sai, có thể gây đến chết người nhưng A vẫn mặc để vậy cho hậu quả xảy ra.
– Lỗi vô ý vì quá tự tin: trường hợp người phạm tội nhận thấy trước được hành vi của mình xảy ra có thể gây hậu quả nguy hiểm nhưng ý chí chủ quan của người thực hiện hành vi vi phạm pháp luật cho rằng hậu quả đó sẽ không xảy ra hoặc có thể ngăn ngừa được (quy định tại khoản 1 Điều 11 Bộ luật hình sự năm 2015).
– Lỗi vô ý do cẩu thả: trường hợp người thực hiện hành vi vi phạm pháp luật không thấy trước được hành vi của mình có thể gây ra hậu quả nguy hiểm cho cá nhân, xã hội mặc cho họ phải thấy trước được và có thể thấy trước hậu quả đó xảy ra (quy định tại khoản 2 Điều 11 Bộ luật hình sự năm 2015).
Yếu tố lỗi được xác định khi có đủ hai điều kiện sau:
– Người thực hiện hành vi vi phạm có đủ năng lực hành vi chịu trách nhiệm hình sự; tức là không mắc các bệnh tâm thần, các bệnh khác làm mất khả năng nhận thức cũng như khả năng điều khiển hành vi.
– Người thực hiện hành vi vi phạm đạt đủ độ tuổi theo quy định. Cụ thể căn cứ tại Điều 12 Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017:
+ Người nào từ đủ 16 tuổi trở lên sẽ phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm.
+ Người trong độ tuổi từ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi sẽ chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng theo quy định ở điều 123, 134, 141, 142, 143, 144, 150, 151, 168, 169, 170, 171, 173, 178, 248, 249, 250, 251, 252, 265, 266, 286, 287, 289, 290, 299, 303 và 304 của Bộ luật hình sự.
Văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết: Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017