Kiến thức về vương quốc Phù Nam và Văn Lang là kiến thức rất quan trọng trong chương trình lịch sử phổ thông. Sau đây là điểm khác biệt về kinh tế của Vương quốc Phù Nam so với Văn Lang - Âu Lạc và Chăm-pa cùng các kiến thức liên quan, mời các bạn cùng tham khảo bài viết sau!
Mục lục bài viết
1. So sánh kinh tế của Vương quốc Phù Nam so với Văn Lang:
A. Vương quốc giàu mạnh nhất khu vực Đông Nam Á.
B. Ngoại thương đường biển phát triển mạnh mẽ.
C. Đã từng làm chủ một khu vực rộng lớn ở Đông Nam Á.
D. Thể chế chính trị là nhà nước quân chủ điển hình.
Đáp án đúng là B
2. Bài tập nền văn minh Phù Nam:
Bài 1: Hãy quan sát, tìm điểm giống nhau và khác nhau giữa 2 tượng đồng thuộc văn minh Phù Nam với văn minh Chăm-pa.
Trả lời:
– Điểm giống nhau:
+ Làm từ chất liệu đồng.
+ Kĩ thuật chạm khắc điêu luyện, tinh tế thể hiện tư duy thẩm mĩ và tài năng của người nghệ nhân.
– Điểm khác nhau:
+ Tượng thần Vis-nu: phản ánh sự phát triển của Hin-đu giáo trong cộng đồng dân cư Phù Nam.
+ Tượng Avalokitetvara: phản ánh sự phát triển của Phật giáo trong cộng đồng dân cư Phù Nam.
Bài 2: Nhận xét về kĩ thuật chế tác các loại đồ trang sức của cư dân Phù Nam.
Trả lời:
– Nhận xét:
+ Kĩ thuật chế tác điêu luyện, tinh tế, thể hiện trình độ thẩm mĩ và tài năng của các nghệ nhân.
+ Đa dạng về loại hình, kiểu dáng sản phẩm (nhẫn, vòng cổ, vòng tay…)
+ Phong phú về chất liệu (vàng, đá quý…).
Bài 3: Quốc gia Phù Nam hình thành trên những cơ sở nào? Những cơ sở ấy có gì khác biệt so với sự ra đời của Vương quốc Lâm Ấp?
Trả lời:
Cơ sở hình thành quốc gia Phù Nam:
– Nền tảng từ văn hóa Óc Eo.
– Yêu cầu tập hợp sức mạnh trị thủy, làm nông nghiệp.
– Ảnh hưởng của văn hóa Ấn Độ và sự phát triển của thương mại đường biển.
Bài 4: Hãy nêu những nét chính về tình hình kinh tế, văn hoá, xã hội của quốc gia cổ Phù Nam.
Trả lời:
– Kinh tế:
+ Sản xuất nông nghiệp, thủ công nghiệp phát triển.
+ Người Phù Nam xúc tiến mạnh mẽ hoạt động trao đổi, buôn bán với bên ngoài. Thương cảng Óc Eo trở thành một trong những trung tâm thương mại quan trọng bậc nhất thời bấy giờ.
– Văn hóa:
+ Kĩ thuật tạc tượng, điêu khắc trên các chất liệu gỗ, gốm, kim loại rất tinh xảo.
+ Âm nhạc, nghệ thuật ca múa rất phát triển.
+ Có tục chôn cất người chết bằng nhiều hình thức.
+ Cư dân thích đeo đồ trang sức, sử dụng một số đồ vật làm bùa chú.
+ Thịnh hành các tín ngưỡng: vạn vật hữu linh, phồn thực, thờ thần Mặt Trời
+ Tiếp nhận Phật giáo và Hin-đu giáo.
– Xã hội: gồm nhiều tầng lớp, có sự phân hóa giàu nghèo rõ rệt.
+ Giới quý tộc và tu sĩ thuộc tầng lớp trên của xã hội, được trọng dụng, chi phối các quan hệ chính trị – xã hội và ngoại giao.
+ Tầng lớp bình dân gồm: thương nhân, nông dân, thợ thủ công
+ Nô lệ chiếm số lượng ít, chủ yếu phục vụ trong gia đình quan lại, quý tộc, cung đình…
Bài 5: Chọn ý đúng
Câu 1: Trên cơ sở của văn hoá Óc Eo, một quốc gia cổ đã được hình thành với tên gọi là Vương quốc
A. Óc Eo.
B. Chăm-pa.
C. Phù Nam.
D. Lan Xang.
Đáp án đúng là: C
Câu 2: Trong các thế kỉ III – V là thời kì quốc gia Phù Nam
A. hình thành.
B. rất phát triển.
C. suy yếu.
D. bị thôn tính.
Đáp án đúng là: B
Câu 3: Các hoạt động kinh tế chính của cư dân Phù Nam là
A. sản xuất nông nghiệp, kết hợp đánh cá, săn bắn và khai thác hải sản.
B. nghề nông trồng lúa, thủ công nghiệp, ngoại thương đường biển.
C. thủ công nghiệp, buôn bán với các nước châu Âu và Nam Á.
D. thủ công nghiệp, khai thác hải sản, ngoại thương đường biển.
Đáp án đúng là: B
Câu 4: Xã hội Phù Nam bao gồm các tầng lớp chính nào?
A. Quý tộc, địa chủ, nông dân.
B. Quý tộc, bình dân, nô lệ.
C. Quý tộc, tăng lữ, nông dân, nô tì.
D. Thủ lĩnh quân sự, bình dân, nô tì.
Đáp án đúng là: B
Câu 5: Tập quán phổ biến của cư dân Phù Nam là
A. Ở nhà sàn.
B. thờ thần Mặt Trời.
C. thờ thần Sông.
Đáp án đúng là: A
Câu 6: Điểm giống nhau về tín ngưỡng của cư dân Chăm-pa và cư dân Phù Nam là
A. theo tôn giáo Hin-đu và Phật giáo.
B. có tập tục ăn trầu và hoả táng người chết.
C. sùng bái tự nhiên và thờ cúng tổ tiên.
D. có nghệ thuật ca múa độc đáo và phát triển.
Đáp án đúng là: A
Câu 7: Điểm giống trong đời sống kinh tế của cư dân Phù Nam với Văn Lang – Âu Lạc và Chăm-pa là gì?
A. Làm nông trồng lúa, kết hợp với một số nghề thủ công.
B. Phát triển đánh bắt thuỷ hải sản và khai thác lâm sản.
C. Đẩy mạnh giao lưu buôn bán với bên ngoài.
D. Nghề khai thác lâm thổ sản khá phát triển.
Đáp án đúng là: A
Câu 8: Kinh tế của Vương quốc Phù Nam so với Văn Lang – Âu Lạc và Chăm-pa có điểm khác biệt nào?
A. Vương quốc giàu mạnh nhất khu vực Đông Nam Á.
B. Ngoại thương đường biển phát triển mạnh mẽ.
C. Đã từng làm chủ một khu vực rộng lớn ở Đông Nam Á.
D. Thể chế chính trị là nhà nước quân chủ điển hình.
Đáp án đúng là: B
Câu 9: Nhân tố quan trọng hàng đầu nào đã đưa đến sự phát triển mạnh mẽ của ngoại thương đường biển ở Phù Nam?
A. Nông nghiệp phát triển, tạo nhiều sản phẩm dư thừa.
B. Kĩ thuật đóng tàu có bước phát triển mới.
C. Điều kiện tự nhiên, vị trí địa lí thuận lợi.
D. Sự thúc đẩy mạnh mẽ của hoạt động nội thương.
Đáp án đúng là: C
3. Bài tập văn minh Văn Lang Âu lạc:
Câu 1: Cư dân nào đã mở đầu thời đại đồng thau ở Việt Nam?
A. Hoà Bình.
B. Sơn Vi – Phú Thọ.
C. Lai Châu.
D. Phùng Nguyên.
Trả lời:
Đáp án đúng là: D
Câu 2: Cơ sở hình thành Nhà nước Văn Lang – Âu Lạc là văn hoá
A. Đông Sơn.
B. Đồng Nai.
C. Sa Huỳnh.
D. Óc Eo.
Trả lời:
Đáp án đúng là: A
Câu 3: Quốc hiệu nước ta dưới thời Hùng Vương là
A. Văn Lang.
B. Âu Lạc.
C. Đại Việt.
D. Đại Cồ Việt.
Trả lời:
Đáp án đúng là: A
Câu 4: Kinh đô Cổ Loa của Nhà nước Âu Lạc thuộc địa bàn nào dưới đây?
A. Đông Anh (Hà Nội).
B. Phong Châu (Phú Thọ).
C. Trà Kiệu (Quảng Nam).
D. Chà Bàn (Bình Định).
Trả lời:
Đáp án đúng là: A
Câu 5: Những nghề thủ công nổi bật của người Việt cổ là
A. đúc đồng, làm giấy in, đóng tàu, đồ gốm.
B. làm la bàn đi biển, làm mực in, dệt vải.
C. đúc đồng, làm đồ gốm, dệt vải.
D. đóng tàu, đánh cá, đồ gốm, dệt vải.
Trả lời:
Đáp án đúng là: C
Câu 6: Đặc điểm của bộ máy Nhà nước Văn Lang – Âu Lạc là
A. đã hoàn chỉnh, do vua Hùng đứng đầu.
B. khá hoàn chỉnh, đứng đầu là vua Hùng.
C. đơn giản, sơ khai, chưa hoàn chỉnh.
D. ra đời sớm nhất ở khu vực Đông Nam Á.
Trả lời:
Đáp án đúng là: C
Câu 7: Cư dân Văn Lang – Âu Lạc không có tập quán
A. ở nhà sàn, nữ mặc áo, váy; nam đóng khố.
B. nhuộm răng đen, ăn trầu.
C. xăm mình, ăn trầu, thích dùng đồ trang sức.
D. làm nhà trên sông nước.
Trả lời:
Đáp án đúng là: D
Câu 8: Nét đặc sắc trong tín ngưỡng của người Việt cổ là
A. thờ thần Mặt Trời, người chết và người có công với cách mạng.
B. thờ thần sông, thần núi, người có công khai phá đất đai.
C. sùng bái các hiện tượng tự nhiên, thần sông, thần núi.
D. thờ cúng tổ tiên, các anh hùng dân tộc và những người có công.
Trả lời:
Đáp án đúng là: D
Câu 9: Điểm giống nhau trong cơ sở hình thành Nhà nước Văn Lang và Nhà nước Âu Lạc là do
A. yêu cầu chống ngoại xâm, bảo vệ kinh tế nông nghiệp và làm thuỷ lợi.
B. yêu cầu liên minh giữa các bộ lạc với nhau để cùng phát triển kinh tế.
C. thương nghiệp phát triển cần tập trung để hình thành những đội tàu buôn.
D.yêu cầu của các gia đình sống chung với nhau từ thế hệ này sang thế hệ khác.
Trả lời:
Đáp án đúng là: A
Câu 10: Truyền thống biết ơn tổ tiên, các vị anh hùng, người có công với làng nước của người Việt Nam hiện nay bắt nguồn từ thời
A. Văn Lang – Âu Lạc.
B. Lâm Ấp.
C. Chăm-pa.
D. Phù Nam.
Trả lời:
Đáp án đúng là: A
THAM KHẢO THÊM: