Buôn lậu là gì? Trốn thuế là gì? Thực trạng buôn lậu, trốn thuế hiện nay và giải pháp. So sánh giữa tội buôn lậu và tội trốn thuế theo Bộ luật hình sự.
Nền kinh tế ngày càng phát triển, tình trạng buôn lậu hoặc trốn thuế diễn ra khá phổ biến. Vậy tội buôn lậu và tội trốn thuế được pháp luật quy định như thế nào? Điểm giống và khác nhau giữa hai tội này là gì? Mời bạn đọc theo dõi bài viết dưới đây:
Luật sư
Căn cứ pháp lý:
Mục lục bài viết
1. Buôn lậu là gì? Trốn thuế là gì?
1.1. Buôn lậu:
Buôn lậu là hành vi buôn bán trái pháp luật qua biên giới hoặc từ khu phi thuế quan vào nội địa hoặc ngược lại hàng hóa, tiền Việt Nam, ngoại tệ, kim khí, đá quý, di vật, cổ vật. Theo đó ta hiểu rằng buôn lậu chính là hành vi buôn bán các loại hàng hóa, ngoại tệ, kim khí, đá quý hay những di vật, cổ vật có giá trị lịch sử văn hóa mà Nhà nước ta cấm xuất khẩu hoặc buôn bán qua biên giới nhưng không thực hiện việc đóng thuế và trốn tránh sự kiểm soát của hải quan.
1.2. Trốn thuế:
Thuế là khoản đóng góp bắt buộc mà mỗi tổ chức, cá nhân phải có nghĩa vụ đóng góp cho Nhà nước theo luật định để đáp ứng nhu cầu chi tiêu cho việc thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước. Trên thực tế, hiện nay tình trạng trốn thuế ngày càng xảy ra khá phổ biến gây thất thu cho ngân sách nhà nước. Trốn thuế ở đây được hiểu là hành vi của cá nhân hoặc tổ chức thực hiện các phương thức trái luật nhằm giảm số tiền thuế phải nộp theo quy định hoặc trốn tránh nghĩa vụ đóng thuế. Hành vi trốn thuế này xâm phạm chính sách thuế của nhà nước trong tất cả các lĩnh vực và gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến ngân sách nhà nước. Pháp luật cần có những chế tài xử lý phù hợp đối với hành vi trốn thuế để góp phần ngăn chặn hành vi trốn thuế.
2. Thực trạng buôn lậu, trốn thuế hiện nay và giải pháp:
Hiện nay, tình trạng buôn lậu và trốn thuế ở nước ta ngày càng diễn biến phức tạp, phạm vi ngày càng rộng, quy mô càng lớn và thủ đoạn ngày càng tinh vi. Trong những năm qua, Nhà nước và các cơ quan chức năng đã phát hiện và xử lý rất nhiều vụ vi phạm về vấn đề nói trên. Đối với buôn lậu, các cá nhân tổ chức bất chấp mọi thủ đoạn, liều mình vì đồng tiền mà thực hiện những hành vi vi phạm pháp luật còn đối với tình trạng trốn thuế không chỉ diễn ra ở thuế thu nhập doanh nghiệp mà còn ở những khoản thuế khác như thế thu nhập cá nhân, thuế chuyển nhượng đất đai,…
Vậy giải pháp nào cho tình trạng buôn lậu, trốn thuế?
+ Tuyên truyền, giáo dục ý thức chấp hành pháp luật cho người dân. Mỗi công dân cần nâng cao kiến thức cũng như ý thức và lan truyền những điều lành mạnh, tốt đẹp đến sâu rộng cộng đồng xung quanh hơn nữa.
+ Nhà nước cần hoàn thiện hơn các quy định của pháp luật về thuế cho phù hợp với tình hình tinh tế, xã hội của đất nước và tăng cường hơn nữa việc thực thi nghiêm minh pháp luật. Thực tế vẫn còn tồn tại những bất cập trong pháp luật; quy định chưa đủ răn đe, chưa đủ tính dự liệu,… Vì vậy cũng cần chú trọng đổi mới, cập nhật pháp luật để có chế tài đủ mạnh, đủ nghiêm xử lý các hành vi vi phạm nói trên.
3. So sánh giữa tội buôn lậu và tội trốn thuế theo Bộ luật hình sự:
3.1. Giống nhau:
– Tội trốn thuế và buôn lậu đều là những hành vi vi phạm pháp luật. Cả hai tội này đều xâm phạm đến trật tự quản lý kinh tế thị trường gây ra những hậu quả nghiêm trọng.
– Chủ thể phạm tội có thể cá nhân hoặc pháp nhân thương mại; bất kỳ cá nhân nào đạt độ tuổi luật (Đủ 16 tuổi trở lên) định và có đầy đủ năng lực trách nhiệm hình sự, năng lực hành vi dân sự
– Giống nhau về mặt chủ quan: lỗi của người phạm tội ở cả 2 tội này đều là lỗi cố ý
3.2. Khác nhau:
Tiêu chí | Tội buôn lậu | Tội trốn thuế |
Khách thể | Tội buôn lậu xâm phạm đến chế độ quản lý ngoại thương của Nhà nước. Theo đó, đối tượng tác động của hành vi phạm tội này là các loại hàng hóa, tiền Việt Nam, ngoại tệ, kim khí quý, đá quý, di vật, cổ vật. Hàng hóa ở đây được hiểu là tất cả các loại hàng hóa (Trừ một số loại hàng hóa do tính chất đặc biệt đã được quy định là đối tượng của một số tội phạm khác) | Khách thể của tội trốn thuế là trật tự quản lý kinh tế mà cụ thể là ngân sách nhà nước bị thiệt hại do không thu được thuế. Theo đó, đối tượng tác động trực tiếp của tội phạm này là ngân sách nhà nước |
Mặt khách quan | – Hành vi khách quan của tội buôn lậu được quy định là hành vi buôn bán trái pháp luật qua biên giới hoặc từ khu phi thuế quan vào nội đại hoặc ngược lại hàng hóa, tiền Việt Nam, ngoại tệ, kim khí, đá quý, di vật, cổ vật. – Hành vi buôn bán trái phép được pháp luật mô tả trên đây chỉ bị coi là tội phạm khi hàng hóa, tiền Việt Nam, kim khí quý, đá quý có giá trị từ 100 triệu đồng trở lên hoặc dưới mức đó nhưng thuộc một trong những trường hợp sau thì: + Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi quy định tại Điều này hoặc tại một trong các điều 189 (Tội vận chuyển trái phép hàng hóa, tiền tệ qua biên giới), 190 (Tội sản xuất, buôn bán hàng cấm, 191 (tội tàng trữ, vận chuyển hàng cấm), 192 (Tội sản xuất, buôn bán hàng giả), 193 (Tội sản xuất, buôn bán hàng giả là lương thực, thực phẩm, phụ gia thực phẩm), 194 (Tội sản xuất, buôn bán hàng giả là thuốc chữa bệnh, thuốc phòng bệnh), 195 (Tội sản xuất, buôn bán hàng giả là thức ăn dùng để chăn nuôi, phân bón, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật, giống cây trồng, vật nuôi), 196 (Tội đầu cơ) và 200 (Tội trốn thuế) của Bộ luật này hoặc đã bị kết án về một trong các tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm. + Vật phạm pháp là di vật, cổ vật Buôn bán trái pháp luật qua biên giới hoặc từ khu phi thuế quan vào nội địa hoặc ngược lại các đối tượng kể trên được hiểu là hành vi trao đổi các thứ này qua biên giới quốc gia hoặc từ khu phi thuế quan vào nội địa hoặc ngược lại trái với quy định của nhà nước như không khai báo hoặc khai báo gian dối, dùng giấy tờ giả mạo, giấu giếm hàng hóa, không có giấy tờ hợp lệ của cơ quan có thẩm quyền, trốn tránh sự kiểm soát của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Người buôn lậu có thể chuyển các loại hàng hóa kể trên qua biên giới bằng đường bộ, đường thủy, đường hàng không, đường bưu điện,…. Trường hợp người được thuê vận chuyển các hàng hóa trái phép cũng bị coi là phạm tội buôn lậu với vai trò là người giúp sức trong đồng phạm Tội buôn lậu được coi là hoàn thành kể từ thời điểm người phạm tội thực hiện hành vi chuyển hàng hóa trái phép qua biên giới hoặc từ khu phi thuế quan vào nội địa hoặc ngược lại
| – Hành vi khách quan của tội trốn thuế là việc người phạm tội trốn việc nộp thuế theo quy định của pháp luật. Biểu hiện của những người thực hiện hành vi trốn thuế là khác nhau như: Khai bớt doanh thu, gian lận trong việc hạch toán,khai man hàng hóa hoặc có những thủ đoạn gian dối khác với mục đích trốn tránh để không phải nộp thuế. – Hành vi trốn nộp thuế được quy định tại Khoản 1 Điều 200 – Hành vi trốn thuế chỉ được coi là phạm tội nếu số tiền trốn thuế là từ 100 triệu đồng trở lên hoặc dưới 100 triệu nhưng đã bị xử lý vi phạm hành chính về một trong các tội quy định tại các điều 188 (Tội buôn lậu), 189 (Tội vận chuyển trái phép hàng hóa, tiền tệ qua biên giới), 190 (tội sản xuất, buôn bán hàng cấm, 191 (Tội tàng trữ, vận chuyển hàng cấm), 192 (Tội sản xuất, buôn bán hàng giả), 193 (Tội sản xuất, buôn bán hàng giả là lương thực, thực phẩm, phụ gia thực phẩm), 194 (Tội sản xuất, buôn bán hàng giả là thuốc chữa bệnh, thuốc phòng bệnh), 195 (Tội sản xuất, buôn bán hàng giả là thức ăn dùng để chăn nuôi, phân bón, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật, giống cây trồng , vật nuôi), 196 (Tội đầu cơ), 202 (Tội làm, buôn bán tem giả, vé giả), 250 (tội vận chuyển trái phép chất ma túy), 251 (Tội mua bán trái phép chất ma túy), 253 (Tội tàng trữ vận chuyển, mua bán hoặc chiếm đoạt tiền chất dùng vào việc sản xuất sản xuất trái phép chất ma túy), 254 (Tội sản xuất, tàng trữ, vận chuyển hoặc mua bán phương tiện, dụng cụ dùng vào việc sản xuất hoặc sử dụng trái phép chất ma túy), 304 (Tội chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vũ khí quân dụng, phương tiện kĩ thuật quân sự), 305 ( Tội chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vật liệu nổ), 306 (Tội chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt súng săn, vũ khí thô sơ, vũ khí thể thao, công cụ hỗ trợ và các vũ khí khác có tính năng tác dụng tương tự), 309 (Tội sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, phát tán, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất phóng xạ, vật liệu hạt nhân) và 311 ( Tội sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng hoặc mua bán trái phép chất cháy, chất độc) của
|
Hình phạt | Điều luật quy định 04 khung hình phạt chính, 01 khung hình phạt bổ sung và 01 khung hình phạt cho pháp nhân thương mại phải chịu trách nhiệm hình sự. – Khung hình phạt cơ bản với mức phạt tiền từ 50 triệu đồng đến dưới 300 triệu đồng hoặc phạt từ 06 tháng đến 03 năm. – Khung hình phạt tăng nặng thứ nhất có mức phạt tiền từ 300 triệu đồng đến 1,5 tỷ đồng hoặc phạt tù từ 03 năm đến 07 năm nếu phạm tội thuộc một trong những tình tiết sau: + Có tổ chức + Có tính chất chuyên nghiệp; + Vật phạm pháp trị giá từ 300.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng; + Thu lợi bất chính từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng; + Vật phạm pháp là bảo vật quốc gia; + Lợi dụng chức vụ, quyền hạn; + Lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức; + Phạm tội 02 lần trở lên; + Tái phạm nguy hiểm. – Khung hình phạt tăng nặng thứ hai có mức phạt tiền từ 1.5 tỷ đồng đến 5 tỷ đồng hoặc phạt tù từ 7 năm đến 15 năm được quy định nếu người phạm tội phạm một trong các tình tiết tăng nặng dưới đây: + Vật phạm pháp trị giá 1.000.000.000 đồng trở lên; + Thu lợi bất chính 1.000.000.000 đồng trở lên; + Lợi dụng chiến tranh, thiên tai, dịch bệnh hoặc hoàn cảnh đặc biệt khó khăn khác. – Khung hình phạt bổ sung được quy định là phạt tiền từ 20 triệu đồng đến 100 triệu đồng, người phạm tội bị cấm đảm nhận chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản. -Khung hình phạt đối với pháp nhân thương mại được quy định như sau: + Nếu phạm tội thuộc điểm a Khoản 6 Điều 188 thì phát nhân thương mại bị phạt tiền từ 300 triệu đồng đến 1 tỷ đồng + Nếu phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 188 bộ luật hình sự 2015 thì bị phạt tiền từ 1 tỷ đồng đến 3tỷ đồng + Nếu phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 188 bộ luật hình sự 2015, thì bị phạt tiền từ 3 tỷ đồng đến 7 tỷ đồng; + Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 188 bộ luật hình sự 2015 thì bị phạt tiền từ 7 tỷ đồng đến 15 tỷ đồng hoặc bị đình chỉ hoạt động có thời hạn từ 06 tháng đến 03 năm + Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại Điều 79 của Bộ luật hình sự 2015 thì sẽ bị đình chỉ hoạt động vĩnh viễn + Pháp nhân thương mại còn có thể bị áp dụng hình phạt bổ sung là phạt tiền từ 50 triệu đồng đến 300 triệu đồng, cấm kinh doanh, hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định hoặc cấm huy động vốn từ 01 năm đến 03 năm.
| Điều luật quy định 03 khung hình phạt chính, 01 khung hình phạt bổ sung và 01 khung hình phạt cho pháp nhân thương mại phải chịu trách nhiệm hình sự. – Khung hình phạt cơ bản với mức phạt tiền từ 100 triệu đồng đến 500 triệu đồng hoặc phạt từ 06 tháng đến 01 năm – Khung hình phạt tăng nặng thứ nhất có mức phạt tiền từ 500 triệu đồng đến 1,5 tỷ đồng hoặc phạt tù từ 01 năm đến 03 năm nếu phạm tội thuộc một trong những tình tiết sau: + Có tổ chức; + Số tiền trốn thuế từ 300.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng; + Lợi dụng chức vụ, quyền hạn; + Phạm tội 02 lần trở lên; + Tái phạm nguy hiểm. – Khung hình phạt tăng nặng thứ hai có mức phạt tiền từ 1.5 tỷ đồng đến 4.5 tỷ đồng hoặc phạt tù từ 2 năm đến 7 năm nếu người phạm tội trốn thuế với số tiền 1 tỷ đồng trở lên Khung hình phạt bổ sung đối với người có hành vi trốn thuế là phạt tiền từ 20 triệu đồng đến 100 triệu đồng hoặc cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản. -Khung hình phạt đối với pháp nhân thương mại được quy định như sau: + Nếu phạm tội thuộc điểm a Khoản 5 Điều 200 thì pháp nhân thương mại bị phạt tiền từ 300 triệu đồng đến 1 tỷ đồng + Nếu phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 200 bộ luật hình sự 2015 thì bị phạt tiền từ 1 tỷ đồng đến 3tỷ đồng + Nếu phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 200 bộ luật hình sự 2015, thì bị phạt tiền từ 3 tỷ đồng đến 10 tỷ đồng; + Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại Điều 79 của Bộ luật hình sự 2015 thì sẽ bị đình chỉ hoạt động vĩnh viễn + Pháp nhân thương mại còn có thể bị áp dụng hình phạt bổ sung là phạt tiền từ 50 triệu đồng đến 200 triệu đồng, cấm kinh doanh, hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định hoặc cấm huy động vốn từ 01 năm đến 03 năm.
|