So sánh quyền tác giả và quyền sở hữu trí tuệ? Một số vấn đề liên quan đến quyền sở hữu trí tuệ? Căn cứ để xác lập quyền sở hữu trí tuệ? Tranh chấp quyền sở hữu trí tuệ?
Tài sản vô hình được sáng tạo trong quá trình lao động sản xuất nghiên cứu của con người được ghi nhận và bảo hộ từ những thập kỉ 15, lần đầu tiên có khái niệm về bằng độc quyền sáng chế tại Venice. Ngày nay khi con người đang ngày càng chú trọng vào luật sở hữu trí tuệ nhằm chuyển giao công nghệ giữa các nước cũng như bảo vệ tài sản lao động trí óc cho tác giả hay chủ sở hữu quyền sở hữu trí tuệ.
Căn cứ pháp lý:
Luật sư
Mục lục bài viết
1. So sánh quyền tác giả và quyền sở hữu trí tuệ:
Trước khi so sánh giữa quyền tác giả và quyền sở hữu trí tuệ thi quyền tác giả là một phần trong quyền sở hữu trí tuệ.
Nội dung so sánh | Quyền tác giả | Quyền sở hữu trí tuệ |
Khái niệm | Quyền tác giả là quyền đối với tác phẩm do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu.
| Quyền sở hữu trí tuệ là quyền đối với tài sản trí tuệ, bao gồm quyền tác giả và quyền liên quan đến quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp và quyền đối với giống cây trồng. |
khách thể được bảo hộ | Quyền tác giả bao gồm tác phẩm văn học, khoa học, nghệ thuật…và quyền liên quan đến quyền tác giả bao gồm cuộc biểu diễn, chương trình phát
| Đối tượng quyền sở hữu trí tuệ bao gồm: Quyền tác giả; Quyền sở hữu công nghiệp gồm sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn, bí mật kinh doanh, nhãn hiệu, tên thương mại và chỉ dẫn địa lý; Quyền đối với giống cây trồng là vật liệu nhân giống và vật liệu thu hoạch.
|
Thời điểm phát sinh hiệu lực | Căn cứ Điều 6 Luật Sở hữu trí tuệ: Quyền tác giả phát sinh kể từ khi tác phẩm được sáng tạo và được thể hiện dưới một hình thức vật chất nhất định, không phân biệt nội dung, chất lượng, hình thức, phương tiện, ngôn ngữ, đã công bố hay chưa công bố, đã đăng ký hay chưa đăng ký.
| Căn cứ Điều 6 Luật Sở hữu trí tuệ: Quyền sở hữu trí tuệ phát sinh tại tùy thuộc vào đối tượng được bảo hộ. Từng trường hợp cụ thể: Quyền sở hữu công nghiệp đối với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, nhãn hiệu, thiết kế bố trí, chỉ dẫn địa lý, giống cây trồng được xác lập trên cơ sở quyết định cấp văn bằng bảo hộ. Quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu nổi tiếng được xác lập trên cơ sở sử dụng, không phụ thuộc vào thủ tục đăng ký. Quyền sở hữu công nghiệp đối với tên thương mại được xác lập trên cơ sở sử dụng hợp pháp tên thương mại đó Quyền sở hữu công nghiệp với bí mật kinh doanh được xác lập trên cơ sở có được một cách hợp pháp bí mật kinh doanh và thực hiện việc bảo mật bí mật kinh doanh đó. Quyền chống cạnh tranh không lành mạnh được xác lập trên cơ sở hoạt động cạnh tranh trong kinh doanh.
|
Nơi đăng ký | Nếu là Quyền tác giả, quyền liên quan thì sẽ đăng ký bảo hộ tại Cục Bản quyền tác giả hoặc có thể không đăng ký vì quyền tác giả được bảo hộ ngay từ khi tác phẩm được hình thành dưới dạng vật chất. | Quyền sở hữu trí tuệ được chia ra làm 3 nơi để đăng ký bằng bảo hộ đối với từng loại quyền: Một là là quyền sở hữu công nghiệp thì sẽ đăng ký bảo hộ tại Cục Sở hữu trí tuệ. Hai là quyền tác giả, quyền liên quan ( như trên), Ba là quyền đối với giống cây trồng thì sẽ đăng ký bảo hộ tại Cục Trồng Trọt. |
Thời gian được bảo hộ | Thời hạn bảo hộ tương ứng với từng đối tượng. Đối tượng đó có thể là quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp,…Ngoài ra, tương ứng với từng trường hợp thời hạn bảo hộ có thể được gia hạn thêm. | Căn cứ Điều 27 Luật Sở hữu trí tuệ: Quyền nhân thân gồm quyền đặt tên, quyền đứng tên thật hoặc bút danh, quyền bảo vệ sự toàn vẹn của tác phẩm không cho người khác xuyên tạc được bảo hộ vô thời hạn. Tác phẩm điện ảnh, nhiếp ảnh, mỹ thuật ứng dụng, tác phẩm khuyết danh có thời hạn bảo hộ là 75 năm, kể từ khi tác phẩm được công bố lần đầu tiên; nếu chưa được công bố trong thời hạn 25 năm, kể từ khi tác phẩm được định hình thì thời hạn bảo hộ là 100 năm, kể từ khi tác phẩm được định hình; Tác phẩm khác có thời hạn bảo hộ là suốt cuộc đời tác giả và 50 năm tiếp theo năm tác giả chết; trường hợp tác phẩm có đồng tác giả thì thời hạn bảo hộ chấm dứt vào năm thứ 50 sau năm đồng tác giả cuối cùng chết. |
Văn bằng bảo hộ | Ngay khi được sáng tạo ra, không quan trọng bằng bảo hộ | Như đã nói thì tầm quan trọng của văn bằng bảo hộ có quan trọng không là do quyền cần được bảo hộ là quyền gì.
|
2. Một số vấn đề liên quan đến quyền sở hữu trí tuệ:
Đặc điểm của quyền sở hữu trí tuệ:
– Sở hữu 1 tài sản vô hình: Khi nói đến tài sản người ta thường nghĩ đến tài sản hữu hình như nhà đất hay vàng bạc kim cương tuy nhiên pháp luật còn bảo vệ một loại tài sản vô hình nữa đó là tài sản mà trí óc con người sáng tạo ra trong quá trình lao động, nghiên cứu học tập sản xuất, loại tài sản vô hình này được thể hiện bằng nhiều hình thức.
– Quyền sử dụng đóng vai trò quan trọng: Tài sản phải đem lại lợi ích được ứng dụng vào trong thực tế thì mới đem lại lợi ích cũng như giá trị cho chủ sở hữu. Nếu tài sản trí tuệ đó không đáp ứng được yêu cầu này thì nó được sáng tạo ra một cách vô dụng không áp dụng được vào thực tế, không đem lại lợi ích cho con người.
– Bảo hộ có chọn lọc: Không phải tài sản vô hình nào cũng được bảo hộ mà bắt buộc phải có sự sáng tạo của người tạo ra sản phẩm đó.
– Mang tính lãnh thổ và có thời hạn:
+Tính lãnh thổ :
Như đã nói thì quyền sở hữu trí tuệ sẽ được bảo hộ trên phạm vi lãnh thổ Việt Nam và trên lãnh thổ mà Việt Nam kí kết hiệp ước quốc tế.
+ Thời gian
Pháp luật đặt ra thời gian bảo hộ và trong thời gian này quyền sở hữu trí tuệ là bất khả xâm phạm.sau khi hết thời hạn bảo hộ sở hữu trí tuệ đó có thể được phổ biến ra thành kỹ thuật sản xuất phổ biến.
3. Căn cứ để xác lập quyền sở hữu trí tuệ:
Pháp luật dựa trên căn cứ xác định quyền sở hữu trí tuệ bảo vệ cho các đối tượng phù hợp. Theo quy định tại Điều 6 Luật Sở hữu trí tuệ, căn cứ phát sinh quyền được hướng dẫn như sau:
Một, quyền tác giả phát sinh kể từ khi tác phẩm được phát minh ra và được nhìn nhận dưới một hình thức vật chất nhất định, không phân biệt nội dung, chất lượng, hình thức, phương tiện, ngôn ngữ, đã được cấp bằng hay chưa được cấp bằng đã công bố hay chưa công bố. Quyền liên quan sẽ phát sinh từ khi cuộc biểu diễn, ghi hình, chương trình phát sóng, bản ghi âm,tín hiệu vệ tinh mang chương trình được mã hóa được định hình hoặc thực hiện mà không gây phương hại đến quyền tác giả. Điều này có thể dễ hiểu vì quyền liên quan đến quyền tác giả như một quyền phái sinh quyền con không thể thương hại đến quyền gốc ban đầu.
Hai, quyền sở hữu công nghiệp được xác lập như sau:
– Các quyền sở hữu công nghiệp đối với sáng chế, thiết kế bố trí, nhãn hiệu, kiểu dáng công nghiệp, chỉ dẫn địa lý phải xác lập trên cơ sở quyết định cấp văn bằng bảo hộ của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo thủ tục đăng ký quy định tại Luật sở hữu trí tuệ hoặc công nhận đăng ký quốc tế theo quy định của điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là đã ký kết, là thành viên của tổ chức; còn đối với nhãn hiệu nổi tiếng, quyền sở hữu được xác lập trên cơ sở sử dụng, không phụ thuộc vào thủ tục đăng ký;
– Quyền sở hữu công nghiệp đối với tên thương mại được xác lập trên cơ sở sử dụng hợp pháp tên thương mại đó;
– Quyền sở hữu công nghiệp đối với bí mật kinh doanh được xác lập trên cơ sở có được một cách hợp pháp bí mật kinh doanh và thực hiện việc bảo mật bí mật kinh doanh đó;
– Quyền chống cạnh tranh không lành mạnh được xác lập trên cơ sở hoạt động cạnh tranh trong kinh doanh.
Ba, quyền đối với giống cây trồng được xác lập trên cơ sở quyết định cấp Bằng bảo hộ giống cây trồng của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo thủ tục đăng ký quy định tại Luật này.”
4. Tranh chấp quyền sở hữu trí tuệ:
Một là, đối tượng của tranh chấp là quyền sở hữu trí tuệ
Hai là, tranh chấp xảy ra với tính chất phức tạp và chuyên môn sâu, một trong những tranh chấp phức tạp nhất, với tính đa dạng của đối tượng sở hữu trí tuệ cũng như các loại tranh chấp quyền sở hữu trí tuệ đã tạo nên sự phức tạp cho loại tranh chấp này.Từ đó, người giải quyết tranh chấp phải có nhiều kinh nghiệm, am hiểu pháp luật về sở hữu trí tuệ; có sự phối hợp nhiều cơ quan và có phương pháp, cách thức xác định thiệt hại xảy ra để giải quyết tranh chấp một cách hiệu quả; bảo vệ tốt nhất quyền và lợi ích hợp pháp của các bên đương sự.
Ba là, tranh chấp phát sinh liên quan nhiều đến thông tin bí mật của doanh nghiệp
Bốn là, liên quan chặt chẽ đến yếu tố cạnh tranh trên thị trường.