Điểm giống nhau? Điểm khác nhau? Lý do doanh nghiệp phải đăng ký thủ tục phá sản? Những giao dịch không có giá trị hi doanh nghiệp bị phá sản?
Quá trình giải quyết phá sản bằng pháp luật sẽ giúp những con nợ không còn bị quấy rầy bởi các chủ nợ, giúp cho con nợ tìm ra được những con đường trả nợ, để bắt đầu lại tài chính và những chủ nợ cũng được đảm bảo về quyền lợi của mình, họ được đảm bảo trả nợ bằng pháp luật. Mỗi một quốc gia khác nhau thì sẽ có những quy định khác nhau trong những mỗi ngành luật, đối với luật phá sản của các quốc gia cũng thế. Vậy so sánh giữa luật phá sản Việt Nam và luật phá sản Hoa kỳ?
Căn cứ pháp lý:
Mục lục bài viết
1. Điểm giống nhau:
Luật phá sản Việt Nam và luật phá sản Hoa kỳ đều có những điểm giống nhau như sau:
– Mục đích: đều giúp cho các con nợ sẽ có một cơ hội làm lại từ đầu bằng cách là làm nhẹ gánh nặng cho các con nợ đối với hầu hết những khoản nợ, và giúp họ được tuần tự trả cho các chủ nợ bằng các tài sản có sẵn cho việc chi trả;
– Trước khi mở thủ tục phá sản thì giữa con nợ và các chủ nợ đều sẽ được tham gia vào cuộc hội nghị chủ nợ;
– Bên con nợ và bên chủ nợ đều có quyền thoả thuận tự nguyện với nhau và rút đơn về;
– Về quản lý, thanh lý tài sản: đều được toà án chỉ định ra một bên để đứng ra để quản lý, thanh lý tài sản của con nợ;
– Con nợ sẽ có cơ hội sản xuất kinh doanh, tổ chức lại doanh nghiệp nhằm để giải quyết vấn đề tài chính và phục hồi kinh doanh. Con nợ được phép tiếp tục vào hoạt động dưới sự giám sát của tòa án.
2. Điểm khác nhau:
Tiêu chí | Luật Phá sản Hoa Kỳ | Luật Phá sản Việt Nam |
Chủ thể nộp đơn | Con nợ sẽ nộp đơn ở tòa, chủ thể nộp đơn phải thuộc một trong những trường hợp sau đây: một cá nhân, vợ hoặc chồng, cặp vợ chồng, hoặc là người buôn bán nhỏ lẻ, một công ty, hay là một cơ quan. Nếu đối tượng là người buôn bán nhỏ lẻ thì người đó sẽ có quyền khai tất cả những món nợ cá nhân và các món nợ liên quan đến nghề nghiệp. Ví dụ như, hai vợ chồng mà cùng làm chủ của một cửa hàng buôn bán nhỏ thì khi cùng khai phá sản thì sẽ có liên đới với nhau, ngược lại là nếu chỉ có mình người chồng đứng ra khai phá sản với tư cách là cá nhân ông ta thì sẽ chỉ có ảnh hưởng đến các khoản nợ riêng của người chồng đó. Như vậy, nếu các cá nhân mà góp vốn làm ăn thì khi muốn khai phá sản trước hết là phải thương lượng với những người kia để chính thức chấm dứt phần góp vốn chung. Nếu mà không theo trình tự đó thì sẽ có hậu quả rắc rối vì có khả năng bị người cùng góp vốn đệ đơn kiện xin tòa án thực hiện bãi bỏ vô hiệu hóa vụ khai phá sản.
| + Chủ nợ không có bảo đảm và chủ nợ có bảo đảm một phần sẽ có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản khi đã hết thời hạn 03 tháng kể từ ngày mà khoản nợ đến hạn mà các doanh nghiệp, hợp tác xã lại không thực hiện nghĩa vụ thanh toán. + Người lao động hay công đoàn cơ sở hay công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở ở nơi mà chưa thành lập công đoàn cơ sở sẽ có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản khi mà hết thời hạn 03 tháng kể từ ngày mà phải thực hiện nghĩa vụ trả lương, trả các khoản nợ khác khi đến hạn đối với người lao động mà các doanh nghiệp, hợp tác xã lại không thực hiện nghĩa vụ thanh toán. + Người đại diện theo pháp luật của các doanh nghiệp, các hợp tác xã có nghĩa vụ nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản khi mà doanh nghiệp, hợp tác xã bị mất khả năng thanh toán. + Chủ doanh nghiệp tư nhân, hay Chủ tịch Hội đồng quản trị của công ty cổ phần, hay Chủ tịch Hội đồng thành viên của công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, hay chủ sở hữu công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, hay thành viên hợp danh của công ty hợp danh sẽ có nghĩa vụ nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản khi mà doanh nghiệp bị mất khả năng thanh toán. + Cổ đông hoặc là nhóm cổ đông có sở hữu từ 20% số cổ phần phổ thông trở lên ở trong thời gian liên tục ít nhất là 06 tháng sẽ có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản khi mà công ty cổ phần bị mất khả năng thanh toán. Cổ đông hoặc là nhóm cổ đông có sở hữu dưới 20% số cổ phần phổ thông ở trong thời gian liên tục là ít nhất 06 tháng sẽ có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản khi mà công ty cổ phần bị mất khả năng thanh toán nếu trong trường hợp Điều lệ công ty có quy định. + Thành viên hợp tác xã hoặc là người đại diện theo pháp luật của chính hợp tác xã thành viên của liên hiệp hợp tác xã sẽ có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản khi mà hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã bị mất khả năng thanh toán.
|
Thẩm quyền giải quyết phá sản | Thẩm quyền về giải quyết phá sản ở Hoa Kỳ thuộc về thẩm quyền riêng của những tòa án liên bang. Ở Hoa Kỳ thì Toà án Liên Bang sẽ chỉ giải quyết những vụ việc mà có liên quan đến chính phủ Hoa Kỳ, đến hiến pháp Hoa Kỳ hay đến các luật của liên bang, hoặc là các vụ kiện giữa các tiểu bang hay là giữa Hoa Kỳ với các chính phủ nước ngoài và giới hạn quan trọng đối với lại thẩm quyền xét xử vụ việc chính là chỉ khi nào mà có thiệt hại hơn 75.000 đô- la thì khi đó tòa án liên bang mới thụ lý. Dưới mức đó hoặc là không liên quan gì đến tiền bạc thì sẽ do tòa án tiểu bang giải quyết. Tuy nhiên, về thủ tục phá sản ở Hoa Kỳ thì lại chỉ thuộc về thẩm quyền duy nhất ở toà án Liên bang mà lại không phải là toà án tiểu bang.
| + Vụ việc phá sản mà có tài sản ở nước ngoài hoặc là người tham gia thủ tục phá sản ở nước ngoài; + Doanh nghiệp, hợp tác xã mà mất khả năng thanh toán mà có chi nhánh, hay văn phòng đại diện ở nhiều các huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh khác nhau; + Doanh nghiệp, hợp tác xã mà mất khả năng thanh toán mà có bất động sản ở nhiều các huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh khác nhau; + Vụ việc phá sản sẽ thuộc thẩm quyền của Tòa án nhân dân cấp huyện nhưng mà Tòa án nhân dân cấp tỉnh sẽ lấy lên để giải quyết do có tính chất phức tạp của vụ việc. Tòa án nhân dân cấp huyện sẽ có thẩm quyền giải quyết phá sản đối với các doanh nghiệp, hợp tác xã mà có trụ sở chính tại các huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh đó và sẽ không thuộc các trường hợp nêu trên.
|
Các chi phí giải quyết thủ tục phá sản | Có một loạt những loại phí nộp đơn cho vụ phá sản, sẽ tùy thuộc vào chương nào của luật phá sản mà trong đơn đề nghị. Phổ biến nhất vẫn là nộp đơn cá nhân nhằm để xin thanh lý toàn bộ tài sản của con nợ, cũng như là việc thanh toán hầu hết những khoản nợ, thì mức phí nộp đơn trong trường hợp này là 175 đô-la.
| + Lệ phí phá sản + Chi phí phá sản, tạm ứng chi phí phá sản + Chi phí quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản.
|
Các loại giấy tờ, tài liệu là minh chứng để yêu cầu mở thủ tục phá sản | Tòa án sẽ yêu cầu các con nợ nộp cho toà án bảng cân đối tài chính; bảng liệt kê tài sản; bảng liệt kê thu nhập, chứng từ có giá; tên và địa chỉ của tất cả những chủ nợ với các khoản nợ kèm theo
| + Đối với chủ nợ là người nộp đơn: chứng cứ để chứng minh khoản nợ đến hạn. + Đối với người lao động, đại diện công đoàn là người nộp đơn: chứng cứ để chứng minh lương và các khoản nợ khác đến hạn. + Đối với doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán là người nộp đơn: Bản Bản giải trình về nguyên nhân mà dẫn đến tình trạng mất khả năng thanh toán; bản báo cáo về kết quả thực hiện những biện pháp khôi phục doanh nghiệp, hợp tác xã nhưng mà vẫn không khắc phục được về tình trạng mất khả năng thanh toán; Bảng kê chi tiết về tài sản, về địa điểm có tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã; Danh sách các chủ nợ, danh sách những người mắc nợ, và trong đó phải thực hiện ghi rõ tên, địa chỉ của các chủ nợ, những người mắc nợ, các khoản nợ, các khoản cho vay có bảo đảm, các không có bảo đảm, có bảo đảm một phần đã đến hạn hoặc là chưa đến hạn; Giấy tờ, tài liệu mà liên quan đến việc thành lập về doanh nghiệp, hợp tác xã; Kết quả thẩm định giá, kết quả định giá giá trị các tài sản còn lại (nếu có).
|
Thông báo cho những người có liên quan trong việc mở thủ tục phá sản | Thư ký tòa án sẽ phải gửi thư báo cho những chủ nợ nhằm mục đích là để cho họ biết là con nợ đã nộp đơn ở tòa phá sản
| Trong thời hạn là 03 ngày làm việc kể từ ngày thụ lý đơn, Tòa án nhân dân sẽ phải thông báo bằng văn bản cho những người nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản, cho doanh nghiệp, cho hợp tác xã bị mất khả năng thanh toán, các cơ quan, các tổ chức đang giải quyết về vụ việc liên quan đến doanh nghiệp, đến hợp tác xã mất khả năng thanh toán do các bên có cung cấp và Viện kiểm sát nhân dân mà cùng cấp về việc thụ lý về đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản. Trường hợp mà người nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản chính là người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp, của hợp tác xã bị mất khả năng thanh toán thì Tòa án nhân dân sẽ phải thông báo cho những chủ nợ mà do doanh nghiệp, hợp tác xã cung cấp.
|
3. Lý do doanh nghiệp phải đăng ký thủ tục phá sản:
Trong quá trình hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp thì có không ít các doanh nghiệp lâm vào tình trạng khủng hoảng tài chính. Nguyên nhân có thể chính là do các doanh nghiệp làm ăn thua lỗ hoặc bị ứ đọng vốn lưu thông dẫn đến tình trạng mất khả năng thanh toán các khoản nợ đến hạn, các khoản nợ lương người lao động, hoạt động kinh doanh bị đình trệ, thậm chí là bị ngừng hoạt động về mặt thực tế.
Theo quy định của Luật phá sản thì khi doanh nghiệp lâm vào tình trạng này, trong nhiều trường hợp các doanh nghiệp sẽ phải tiến hành mở thủ tục phá sản. Mục đích chính là để bảo vệ và giải quyết các quyền lợi cho các chủ thể bị ảnh hưởng.
4. Những giao dịch không có giá trị hi doanh nghiệp bị phá sản:
Theo Điều 59 Luật phá sản 2014, để bảo toàn các tài sản khi mà doanh nghiệp mất khả năng thanh toán, thì những giao dịch sau đây sẽ bị coi là vô hiệu.
– Giao dịch mà được thực hiện trong thời gian là 06 tháng trước ngày mà Tòa án nhân dân ra quyết định mở thủ tục phá sản;
– Giao dịch mà liên quan đến việc chuyển nhượng tài sản không theo giá thị trường;
– Chuyển các khoản nợ không có bảo đảm thành khoản nợ có bảo đảm hoặc là có bảo đảm một phần bằng các tài sản của doanh nghiệp;
– Thanh toán hoặc là bù trừ có lợi cho một chủ nợ đối với các khoản nợ chưa đến hạn hoặc là với số tiền lớn hơn khoản nợ đến hạn;
– Tặng cho các tài sản;
– Giao dịch khác với mục đích là để tẩu tán tài sản của doanh nghiệp.
Các giao dịch của những doanh nghiệp mất khả năng thanh toán đã nêu trên mà được thực hiện với những người liên quan ở trong thời gian 18 tháng trước ngày mà Tòa án nhân dân ra quyết định mở thủ tục phá sản thì sẽ bị coi là vô hiệu.