Giáo dục chính quy hay giáo dục thường xuyên đều là hình thức giáo dục trong hệ thống giáo dục quốc dân Việt Nam hiện nay. Theo đó, nhiều người băn khoăn không biết hai hình thức giáo dục này như thế nào, có điểm gì nổi bật và khác nhau không? Bài viết dưới đây sẽ so sánh giáo dục chính quy và giáo dục thường xuyên:
Mục lục bài viết
- 1 1. Thế nào là giáo dục chính quy và giáo dục thường xuyên?
- 2 2. So sánh giáo dục chính quy và giáo dục thường xuyên:
- 3 3. Chương trình giáo dục thường xuyên được quy định thế nào?
- 4 4. Việc đánh giá, công nhận kết quả học tập của chương trình giáo dục thường xuyên như thế nào?
- 5 5. Quy định về việc hướng nghiệp, phân luồng trong giáo dục:
1. Thế nào là giáo dục chính quy và giáo dục thường xuyên?
Căn cứ khoản 1 Điều 5 Luật giáo dục năm 2019 quy định giáo dục chính quy được hiểu là giáo dục theo một khóa học trong cơ sở giáo dục để nhằm thực hiện một chương trình giáo dục nhất định, thiết lập theo mục tiêu của các cấp học, trình độ đào tạo và được cấp văn bằng của hệ thống giao dục quốc dân.
Căn cứ khoản 2 Điều 5 Luật giáo dục năm 2019 giáo dục thường xuyên là hệ thống giáo dục để thực hiện một chương trình giáo dục nhất định, tổ chức chức linh hoạt về hình thức thực hiện chương trình, phương pháp, thời gian, địa điểm, đáp ứng được nhu cầu học tập của người học.
2. So sánh giáo dục chính quy và giáo dục thường xuyên:
- Điểm giống: giáo dục chính quy và giáo dục thường xuyên là hình thức giáo dục trong hệ thống giáo dục quốc dân Việt Nam hiện nay.
- Điểm khác nhau:
Tiêu chí | Giáo dục chính quy | Giáo dục thường xuyên |
Khái niệm | Giáo dục chính quy được hiểu là giáo dục theo một khóa học trong cơ sở giáo dục để nhằm thực hiện một chương trình giáo dục nhất định, thiết lập theo mục tiêu của các cấp học, trình độ đào tạo và được cấp văn bằng của hệ thống giao dục quốc dân. (Căn cứ khoản 1 Điều 5 Luật giáo dục năm 2019)
| Giáo dục thường xuyên là hệ thống giáo dục để thực hiện một chương trình giáo dục nhất định, tổ chức chức linh hoạt về hình thức thực hiện chương trình, phương pháp, thời gian, địa điểm, đáp ứng được nhu cầu học tập của người học. (Căn cứ khoản 2 Điều 5 Luật giáo dục năm 2019) |
Chương trình học | yêu cầu được tổ chức theo lộ trình; kế hoạch chung tại cơ sở giáo dục và không linh hoạt về hình thức giáo dục cũng như thời gian học tập theo nhu cầu của người học. | Chương trình học được tổ chức linh hoạt theo nhu cầu của người học về nội dung cụ thể sau: – Hình thức thực hiện chương trình. – Phương pháp học. – Thời gian học. – Địa điểm học. |
3. Chương trình giáo dục thường xuyên được quy định thế nào?
Trong điều 2 Quy chế tổ chức và hoạt động của Trung tâm giáo dục thường xuyên ban hành kèm theo Thông tư 10/2021/TT-BGDĐT quy định trung tâm giáo dục thường xuyên là cơ sở giáo dục thường xuyên thuộc hệ thống giáo dục quốc dân. Trung tâm có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng. Sở Giáo dục và Đào tạo trực tiếp quản lý, chỉ đạo Trung tâm.
Căn cứ Điều 43 Luật giáo dục 2019 quy định chương trình giáo dục thường xuyên gồm có:
+ Chương trình xóa mù chữ.
+ Chương trình đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực nghề nghiệp.
+ Chương trình giáo dục đáp ứng yêu cầu của người học; cập nhật kiến thức, kỹ năng, chuyển giao công nghệ.
+ Chương trình giáo dục thuộc chương trình để cấp văn bằng của hệ thống giáo dục quốc dân.
Thực hiện chương trình giáo dục thường xuyên thông qua các hình thức dưới đây:
+ Hình thức vừa học vừa làm.
+ Hình thức học từ xa.
+ Hình thức tự học, tự học có hướng dẫn.
+ Các hình thức học khác theo nhu cầu của người học.
Giáo dục thường xuyên được thực hiện tại các cơ sở giáo dục thường xuyên, cơ sở giáo dục phổ thông, cơ sở giáo dục đại học, cơ sở giáo dục nghề nghiệp, các cơ sở văn hóa, tại nơi làm việc, cộng đồng dân cư hoặc qua các thông tin đại chúng và những phương tiện khác. Theo đó, cơ sở giáo dục thường xuyên gồm có:
+ Trung tâm giáo dục nghề nghiệp – giáo dục thường xuyên.
+ Trung tâm giáo dục thường xuyên.
+ Trung tâm học tập cộng đồng.
+ Các trung tâm khác thực hiện nghiệm vụ giáo dục thường xuyên.
Các trung tâm trên thực hiện chương trình giáo dục thường xuyên của cơ sở giáo dục thường xuyên như sau:
+ Trung tâm giáo dục thường xuyên, trung tâm giáo dục nghề nghiệp – giáo dục thường xuyên thực hiện các chương trình theo quy định: Chương trình xóa mù chữ; Chương trình đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực nghề nghiệp; Chương trình giáo dục đáp ứng yêu cầu của người học; cập nhật kiến thức, kỹ năng, chuyển giao công nghệ; Chương trình giáo dục thuộc chương trình để cấp văn bằng của hệ thống giáo dục quốc dân (ngoại trừ chương trình giao dục để lấy bằng tốt nghiệp trung cấp, bằng tốt nghiệp cao đẳng, bằng cử nhân).
+ Trung tâm học tập cộng đồng sẽ thực hiện chương trình theo quy định gồm: Chương trình xóa mù chữ; Chương trình giáo dục đáp ứng yêu cầu của người học; cập nhật kiến thức, kỹ năng, chuyển giao công nghệ.
+ Trung tâm khác thực hiện nhiệm vụ giáo dục thường xuyên thực hiện chương trình gồm: Chương trình giáo dục đáp ứng yêu cầu của người học; cập nhật kiến thức, kỹ năng, chuyển giao công nghệ; Chương trình đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực nghề nghiệp.
4. Việc đánh giá, công nhận kết quả học tập của chương trình giáo dục thường xuyên như thế nào?
Thứ nhất, học viên sẽ tham gia chương trình xóa mù chữ, đảm bảo đủ các điều kiện trên cơ sở quy định của Bộ trưởng Bộ giáo dục thì sẽ được công nhận là hoàn thành chương trình xóa mù chữ đó.
Thứ hai, đối với học viên đã hoàn thành hết chương trình giao dục trung học cơ sở thuộc chương trình để cấp văn bằng của hệ thống giáo dục quốc dân đáp ứng đủ các điều kiện theo quy định của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo thì sẽ được cấp bằng tốt nghiệp trung học cơ sở.
Thứ ba, đối với học viên đã hoàn thành hết chương trình trung học phổ thông thuộc chương trình để cấp văn bằng của hệ thống giáo dục quốc dân đáp ứng đủ điều kiện theo quy định thì sẽ được dự thi. Trường hợp đạt yêu cầu thì được cấp bằng tốt nghiệp trung học phổ thông. Trường hợp không dự thi hoặc thi không đạt yêu cầu thì sẽ được cấp giấy chứng nhận hoàn thành chương trình giáo dục phổ thông.
Thứ tư, đối với học viên hoàn thành chương trình đào tạo, đạt chuẩn đầu ra của một trình độ đào tạo theo quy định của Khung trình độ quốc gia Việt Nam sẽ được cấp bằng tương ứng với trình độ đào tạo.
Thứ năm, học viên hoàn thành các khóa bồi dưỡng theo những hình thức khác nhau được dự thi, khi đạt yêu cầu theo chuẩn đầu ra của chương trình giáo dục theo quy định thì sẽ được cấp chứng chỉ tương ứng với chương trình học.
5. Quy định về việc hướng nghiệp, phân luồng trong giáo dục:
Theo quy định tại Điều 9 Luật giáo dục năm 2019 quyy định việc hướng nghiệp và phân luồng trong giáo dục thực hiện như sau:
+ Hướng nghiệp là hệ thống các biện pháp tiến hành trong và ngoài cơ sở giáo dục nhằm mục đích:
(i) Giúp học sinh có kiến thức về nghề nghiệp.
(ii) Có khả năng lựa chọn nghề nghiệp trên cơ sở kết hợp nguyện vọng, sở trường của cá nhân với nhu cầu sử dụng lao động của xã hội.
Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp là hoạt động giáo dục bắt buộc. Hệ thống giáo dục thường xuyên cũng có chương trình giúp cho đối tượng theo học của mình, từng bước thoát nghèo theo hướng đa chiều. Trong đó, việc đầu tiên là xóa nghèo tri thức, tiếp đến làm giàu cho tri thức rồi họ sẽ tự xóa nghèo nhân văn cũng như thu nhập của mình.
+ Phân luồng giáo dục được hiểu là biện pháp tổ chức hoạt động giáo dục trên cơ sở thực hiện hướng nghiệp trong giáo dục nhằm mục đích tạo điều kiện cho các học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở, trung học phổ thông tiếp tục học ở cấp học, trình độ cao hơn; hoặc ngoài ra có hướng khác theo học giáo dục nghề nghiệp hoặc tham gia lao động trên cơ sở phù hợp với điều kiện, năng lứ của từng cá nhân và trên cơ sở nhu cầu của xã hội để góp phần điều tiết cơ cấu ngành nghề của lực lượng lao động phù hợp với yêu cầu phát triển của đất nước.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
Luật giáo dục số
Thông tư số 10/2021/TT-BGDĐT ban hành quy chế tổ chức và hoạt động của trung tâm giáo dục thường xuyên.
THAM KHẢO THÊM: