Nước đang phát triển là quốc gia có bình quân mức sống còn khiêm tốn, có nền tảng công nghiệp chưa được phát triển hoàn toàn một cách toàn diện và có chỉ số phát triển con người (HDI) cũng như thu nhập bình quân đầu người không cao, đạt ở mức trung bình. Sau đây là bài viết về so sánh đặc điểm đô thị hóa của các nước phát triển và đang phát triển, mời các bạn cùng theo dõi!
Mục lục bài viết
1. So sánh đặc điểm đô thị hóa các nước phát triển và các nước đang phát triển:
– Giống nhau:
+ Cả hai đều có xu hướng chuyển dịch từ nông thôn sang đô thị. Đô thị hoá ảnh hưởng sâu sắc tới quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đến số lượng, chất lượng dân số đô thị.
+ Quá trình đô thị hoá còn làm thay đổi nhu cầu sử dụng đất đô thị và ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế xã hội của vùng và quốc gia. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng mỗi quốc gia có những đặc điểm riêng biệt trong quá trình đô thị hoá dựa trên các yếu tố như tăng trưởng kinh tế, phát triển hạ tầng, và động lực xã hội
– Khác nhau:
Đặc điểm | Các nước phát triển | Các nước đang phát triển |
Thời gian | Quá trình đô thị hóa diễn ra sớm, gắn liền với công nghiệp hóa + Vào cuối thế kỉ XVIII và đầu thế kỉ XIX, cách mạng công nghiệp diễn ra, dẫn đến đô thị hóa nhanh ở nhiều nước tư bản châu Âu và Bắc Mỹ. + Sản xuất công nghiệp đòi hỏi sự tập trung cao của các xí nghiệp, tư liệu sản xuất, lực lượng lao động và các hoạt động dịch vụ đi kèm. + Nhờ quá trình đô thị hóa và quá trình công nghiệp hóa gắn liền với nhau mà các đô thị thường có quy hoạch đồng bộ về cơ sở hạ tầng (giao thông, điện, nước,…). | Đô thị hóa diễn ra muộn, gắn liền với bùng nổ dân số và công nghiệp hóa + Sự bùng nổ dân số đã kéo theo sự “bùng nổ” đô thị hóa. + Nhiều đô thị ở các nước đang phát triển được hình thành như: Thượng Hải (Trung Quốc), Niu Đê-li (Ấn Độ), Mê-hi-cô Xi-ti (Mê-hi-cô),… + Nhiều nước đang phát triển có quá trình công nghiệp hóa diễn ra nhanh, càng làm cho đô thị hóa diễn ra mạnh mẽ.
|
Số dân | Số dân thành thị tăng nhưng tốc độ tăng dân số thành thị lại giảm + Số dân thành thị ở các nước phát triển không ngừng tăng. + Tuy nhiên, tốc độ tăng dân số thành thị ở các nước phát triển lại có xu hướng giảm.
| Số dân thành thị tăng nhanh dẫn đến tốc độ tăng dân số thành thị cao + Các nước đang phát triển có số dân thành thị tăng nhanh và ngày càng chiếm tỉ lệ cao. + Số dân thành thị ở các nước đang phát triển tăng nhanh chủ yếu do sự chênh lệch về mức sống giữa nông thôn và thành thị. + Đô thị hóa diễn ra với tốc độ nhanh hơn công nghiệp hóa. + Tốc độ tăng dân số thành thị của các nước đang phát triển vẫn cao mặc dù có xu hướng giảm. |
Tỉ lệ thị dân | Tỉ lệ dân thành thị cao nhưng không đều giữa các khu vực, các nước + Tỉ lệ dân thành thị của phần lớn các nước phát triển đều cao hơn mức trung bình của thế giới và của các nước đang phát triển. + Các khu vực có tỉ lệ dân thành thị cao như: Bắc Mỹ, Bắc Âu, Tây Âu,… Các khu vực có tỉ lệ dân thành thị thấp hơn là Đông Á, Đông Âu. + Tỉ lệ dân thành thị cũng có sự khác nhau rõ rệt giữa các nước. | Tỉ lệ dân thành thị nhìn chung còn thấp và có sự khác biệt giữa các khu vực và các nước + Tỉ lệ dân thành thị của các nước đang phát triển thấp hơn mức trung bình của thế giới + Tỉ lệ dân thành thị của các nước đang phát triển có sự khác biệt lớn giữa các khu vực và các nước. + Tỉ lệ dân thành thị ở các nước đang phát triển nhìn chung là thấp, tuy nhiên một số nước vẫn có tỉ lệ dân thành thị cao.
|
Số đô thị | Số lượng đô thị tăng chậm hơn ở các nước đang phát triển + Các siêu đô thị (Niu Oóc và Tô-ky-ô) ra đời đầu tiên ở các nước phát triển. + Năm 2020 trên toàn thế giới có 34 siêu đô thị thì các nước phát triển chỉ có 6 siêu đô thị trong số đó.
| Số lượng các đô thị và quy mô đô thị đều tăng nhanh + Số lượng các đô thị và quy mô đô thị ở các nước đang phát triển tăng nhanh. + Số lượng đô thị ngày càng chiếm tỉ lệ lớn trong tổng số đô thị của thế giới. Đặc biệt, số lượng các đô thị lớn và siêu đô thị tăng rất nhanh. + Sự tăng trưởng dân số đô thị ở các nước đang phát triển cũng chủ yếu tập trung ở các đô thị lớn và các siêu đô thị. |
2. Xu hướng đô thị hoá ở các nước đang phát triển:
Quá trình đô thị hóa ở các nước đang phát triển diễn ra muộn, gắn liền với sự bùng nổ dân số.
- Nét đặc trưng của quá trình này là sự thu hút cư dân nông thôn vào các thành phố lớn, trước hết là thủ đô: Dòng người từ nông thôn đến các thành phố ngày càng đông, một mặt, do nhu cầu sức lao động của các thành phố lớn, và mặt khác là tìm kiếm cơ hội việc làm có thu nhập khá hơn.
- Tuy nhiên, cùng với nhịp độ đô thị hóa rất cao, sự phát triển không cân đối của thủ đô nhiều quốc gia châu Á, Phi liên quan tới kiểu đô thị hóa đặc biệt: cư dân nông thôn ùa vào thành phố.
- Số người đến càng đông nhu cầu việc làm càng tăng. Việc quá trình đô thị hóa diễn ra với tốc độ nhanh hơn công nghiệp hóa, cộng với số người nhập cư ngày càng tăng đã làm tăng đội quân thất nghiệp và nửa thất nghiệp ở các thành phố => Dẫn đến tình trạng gia tăng dân số và di cư ồ ạt từ nông thôn đến thành thị.
- Cụ thể là ở các nước đang phát triển phần lớn có dân số đông và tăng nhanh (Trung Quốc, Việt Nam, Ấn Độ,..), do vậy nhu cầu việc làm của các nước này rất lớn.
- Tuy nhiên, nhu cầu việc làm lớn trong khi hoạt động kinh tế chủ yếu là sản xuất nông nghiệp mang tính thời vụ (thời gian nông nhàn lớn), dân cư ồ ạt di cư lên các đô thị để tìm kiếm việc làm đã làm tăng nhanh chóng dân số đô thị => hình thành các siêu đô thị mang tính chất tự phát.
- Phát triển các đô thị vệ tinh quanh đô thị lớn, phát triển các đô thị có quy mô trung bình và nhỏ. Do sự phát triển các đô thị lớn và rất lớn ở các nước đang phát triển gây sức ép trong việc giải quyết các vấn đề xã hội, môi trường.
- Phát triển đô thị theo hướng bền vững như đô thị sinh thái, đô thị xanh. Do dân cư ngày càng đông đúc và các chất thải từ các hoạt động kinh tế, nhất là sản xuất công nghiệp ngày càng nhiều khiến cho môi trường đô thị bị ô nhiễm.
3. Tác động của quá trình đô thị hoá đến dân số, kinh tế, xã hội và môi trường ở các nước đang phát triển:
Tác động tích cực:
- Đối với dân số:
+ Làm thay đổi quá trình sinh, tử;
+ Thay đổi cơ cấu dân số theo hướng gia tăng số dân trong độ tuổi lao động, trong khu vực công nghiệp, dịch vụ;
+ Thay đổi phân bố dân cư, dẫn đến sự thay đổi trong phân bố lực lượng sản xuất và thị trường tiêu thụ.
- Đối với kinh tế – xã hội:
+ Góp phần đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá.
+ Tăng cường thu hút vốn đầu tư trong nước và quốc tế.
+ Sản xuất ra khối lượng hàng hoá lớn và có nhiều dịch vụ phục vụ nhu trong nước và xuất khẩu.
+ Tác động lan toả, thúc đẩy sự phát triển kinh tế của các khu vực lân cận và cả nước.
+ Tạo việc làm, nâng cao thu nhập cho người lao động.
+ Nâng cao chất lượng nguồn lao động.
+ Nâng cao đời sống của người dân thành thị.
+ Phổ biến lối sống tích cực ở thành thị vào dân cư nông thôn.
- Đối với môi trường:
Đô thị được quy hoạch một cách khoa học, được đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất – kĩ thuật đã góp phần tạo cảnh quan, môi trường ngày càng văn minh, hiện đại.
Tác động tiêu cực
- Đối với dân số: Tuổi kết hôn ở đô thị thường muộn hơn ở vùng nông thôn.
- Đối với kinh tế – xã hội:
+ Tăng sự chênh lệch trong phát triển kinh tế giữa thành thị và nông thôn.
+ Gia tăng tỉ lệ thất nghiệp, thiếu việc làm ở đô thị; suy giảm nguồn lao động ở nông thôn.
+ Gia tăng đáng kể sự phân hoá giàu nghèo giữa thành thị và nông thôn.
+ Gây sức ép lên vấn đề nhà ở và làm nảy sinh nhiều vấn đề về an ninh, trật tự xã hội,…
- Đối với môi trường
Sự tập trung cao độ về dân cư và các hoạt động sản xuất làm gia tăng các tác động tiêu cực đến tài nguyên và môi trường khu vực đô thị, như:
+ Sự ô nhiễm môi trường nước;
+ Sự suy giảm lớp phủ thực vật và đa dạng sinh học;
+ Sự gia tăng ô nhiễm không khí.
THAM KHẢO THÊM: