Chiến dịch Việt Bắc năm 1947 và Chiến dịch biên giới thu đông năm 1950 đã trở thành những dấu mốc quan trọng trong lịch sử kháng chiến trường kỳ giành độc lập dân tộc của nhân dân Việt Nam. Vậy chiến dịch Việt Bắc năm 1947 và chiến dịch thu đông năm 1950 có điểm gì giống và khác nhau? Bài viết dưới đây sẽ cung cấp thêm một số thông tin so sánh hai chiến dịch Biên giới 1950 và chiến dịch Việt Bắc 1947.
Mục lục bài viết
1. Chiến dịch Việt Bắc 1947:
Trong những giai đọan đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp, nhân dân và lực lượng giải phóng đã trải qua rất nhiều khó khăn về vật tư thiết bị, đến lương thực. Tuy khó khăn là vậy những bằng tình yêu nước nồng nàn, tinh thần đấu tranh giành độc lập dân tộc mạnh mẽ, chúng ta đã bước đầu
1.1. Âm mưu của thực dân Pháp và hoàn cảnh chiến dịch Việt Bắc 1947:
Ngày 19.12.1946, quân ta phát động cuộc kháng chiến toàn quốc. Quân ta đồng loạt công kích đến những vị trí chiếm đóng của quân Pháp, rồi chuyển sang nhanh chóng trạng thái bao vây, kìm kẹp quân địch đồng thời tại Hà Nội cùng các địa phương khác trên cả nước.
Nhận thấy tình hình lực lượng đang bị kìm kẹp tại các vùng đô thị, thực dân Pháp lên
Pháp đã tập trung được hơn 12.000 quân tinh nhuệ và trang bị được nhiều vũ khí, phương tiện hiện đại, chúng đồng thời hình thành 2 cánh quân lớn theo đường số 3, số 4; kết hợp với cánh quân tiến theo sông Lô, sông Gâm nhằm vây chặt căn cứ Việt Bắc. Cùng lúc đó, chúng cử một lực lượng quân nhảy dù xuống trung tâm chiến khu, thực hiện càn quét, tìm diệt chủ lực và cơ quan đầu não kháng chiến của ta.
Ngày 7/10/1947, cánh quân nhảy dù của Pháp xuống Bắc Kạn, bắt đầu cuộc tiến công. Ngay ngày hôm sau, Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi thư kêu gọi toàn thể đồng bào đoàn kết kháng chiến, ra sức giết giặc. Ngày 15/10/1947, lực lượng ra họp bàn và nêu cao quyết tâm: “Phải phá tan cuộc tấn công mùa đông của giặc Pháp”. Chính vì vậy và quân ta đã xác định chiến lược đánh giặc tại 3 mặt trận, trong đó: “Ở mặt trận Sông Lô tập trung đánh mạnh; phá đường vận tải tiếp tế địch ở đường số 4 và đường số 3 nhằm phá vận tải, mở các cuộc phục kích ở đường rừng, đánh đường sông; tại những căn cứ của địch luôn quấy rối, phối hợp với Việt Bắc bao vây tiêu diệt ở những vị trí nhỏ”.
Khu 12, Khu 10, Khu 1, các đơn vị binh chủng và du kích trên địa bàn chiến dịch cùng lực lượng chủ lực đã sẵn sàng vào thế trận. Ngay khi Pháp mở đầu chiến dịch tấn công thì chiến dịch phản công của
1.2. Diễn biến chiến dịch Việt Bắc 1947:
Khi địch vừa đổ bộ lên bến Bình Ca ở mặt trận Sông Lô – Chiêm Hóa, quân đội ta đã thành công bắn chìm một pháo thuyền, diệt hơn một tiểu đội, lập chiến công đầu tiên trên sông Lô. Không dừng lại ở đó, lực lượng ta liên tục phản công với các đòn địa lôi, phục kích, bắn tỉa chặn đứng đường thủy đường bộ của quân đội Pháp khiến chúng phải sử dụng quân nhảy dù xuống Chiêm Hóa.
Ở Mặt trận Khe Lau, Đoan Hùng, quân pháo bình và lực lượng chủ lực của ta đã thành công nhấn chìm tuyến đường thủy, cắt đứt đường tiếp viện của quân Pháp. Ở mặt trận đường số 4, quân du kích phối hợp với các đại đội độc lập phục kích địch ở các điểm tại Đông Khê, Thất Khê.
Ở mặt trận đường số 3, đội tự vệ quân giới của ta kết hợp với nhóm dân tộc ít người đánh vào đội quân Pháp đi lẻ. Các tiểu đoàn tập trung thuộc Bộ Tổng chỉ huy và Bộ chỉ huy Chiến khu 1 tập kích, đánh địa lôi; hàng trăm lính Pháp bị tiêu diệt trong công sự. Đường tiếp viện của quân Pháp từ Cao Bằng xuống Bắc Kạn bị cắt đứt.
Ngày 22.12.1947, Chiến dịch Việt Việt Bắc kết thúc thắng lợi với phần thắng thuộc về chúng ta. Taiạ các mặt trận trong chiến dịch Việt Bắc đã tiêu diệt hơn 6.000 tên địch, bắn hạ 16 máy bay, 11 ca nô và tàu chiến bị bắn chìm, và thành công phá hủy nhiều phương tiện chiến tranh khác.
2. Chiến dịch Biên giới Thu Đông 1950:
2.1. Âm mưu của Pháp và sự chuẩn bị cho chiến dịch Biên giới Thu đông năm 1950 của quân ta:
Sau lần thất bại tại Việt Bắc, Pháp đứng trước nhiều nguy cư bất lợi, tuy nhiên Pháp có được sự hỗ trợ của Mỹ, chúng thông qua kế hoạch với mục đích khóa chặt biên giới Việt Trung và cắt đứt sự liên lạc giữa Việt Bắc với Liên khu III và liên khu IV. Thực dân Pháp tăng cường hệ thống phòng ngự trên đường số 4 đồng thời thiết lập hành lang Đông Tây. Với sự chuẩn bị hai hệ thống phòng ngự trên thực dân Pháp tiếp tục mở cuộc tấn công quy mô lớn lên Việt Bắc lần hai.
– Quân đội ta tiếp tục lên kế hoạch để dập tắt kế hoạch của thực dân Pháp, chúng ta chủ động mở chiến dich Biên Giới, nêu cao khẩu hiệu “Tất cả cho chiến dịch toàn thắng” nhằm tiêu diệt sinh lực địch, khai thông biên giới và mở rộng căn cứ Việt Bắc
Thực hiện phương châm chiến đấu “đánh điểm, diệt viện, lấy tiêu diệt địch ngoài công sự là chính”. Sáng ngày 16 tháng 9 năm 1950 , lượng lương của ta tập trung tấn công vào cụm cứ điểm Đông Khê và thành công tiêu diệt toàn bộ cụm cử điểm trên vào ngày 18/9, đẩy địch vào tình thế nguy khốn: Chia cắt hệ thống phòng ngự của thực dân Pháp trên đường số 4,Cao Bằng bị cô lập, Thất Khê bị uy hiếp. Nhận thấy nguy cơ sụp đổ hệ thống phòng ngự trên đường số 4, quân địch phải rút quân khỏi Cao Bằng bằng một cuộc hành quân kép. Đồng thời cử một cánh quân từ Thất Khê lên đánh chiếm lại Đông Khê và đón cánh quân Cao Bằng về. Song song với thời điểm đó, chúng tính đánh lạc hướng quân ra bằng việc cắt cử một lực lượng quân khác đánh lên Thái Nguyên nhằm cứu nguy cho đồng bọn của chúng ở Biên Giới.
Đoán được mưu đồ của địch, quân ta chủ động bố trí quân mai phục, kiên nhẫn chờ đợi đánh quân tiếp viện. Và không ngoài dự đoàn, chúng ta đã tiêu diệt gọn hai binh đoàn của địch làm sụp đổ hoàn toàn kế hoạch rút quân của chúng sau 8 ngày chiến đấu (từ ngày 1 tháng 10 đến ngày 8 tháng 10 năm 1950) .
Thất bại hoàn toàn trên địch nhanh chóng rút khỏi các cứ điểm còn lại trên đường số 4 từ ngày 10 đến 22/10/1950. Chiến dịch Biên giới Thu đông kết thúc thắng lợi.
3. So sánh chiến dịch Biên Giới năm 1950 và Chiến dịch Việt Bắc năm 1947:
Nội dung | Chiến dịch Việt Bắc năm 1947 | Chiến dịch Biên giới Thu đông năm 1950 |
Hoàn cảnh diễn ra | Sau khi chiếm được các trục đường giao thông chính và các đô thị, Pháp nhanh chóng thực hiện kế hoạch đánh nhanh thắng nhanh tiến tới tiêu diệt cơ quan đầu não của ta. Quân Pháp chủ động thực hiện. | Thất bại trong chiến dịch Việt Bắc làm xáo trộn hoàn toàn kế hoạch đánh nhanh thắng nhanh của giặc Pháp, ta có thêm điều kiện nhằm giành thế chủ động trên chiến trường chính Bắc Bộ. Vì vậy quân ta chủ động mở chiến dịch |
Phương án chuẩn bị của quân ta | Ta phản công với chiến lược “đánh mạnh ở mặt trận Sông Lô; phá đường vận tải tiếp tế địch ở đường số 4 và đường số 3 nhằm phá vận tải, mở các cuộc phục kích ở đường rừng, đánh đường sông; tại những căn cứ của địch luôn quấy rối, phối hợp với Việt Bắc bao vây tiêu diệt ở những vị trí nhỏ: | Ta chủ động tấn công địch với chiến lược “đánh điểm, diệt viện, lấy tiêu diệt địch ngoài công sự là chính” |
Kết quả | Sau hơn hai tháng chiến đấu, ta đã loại hơn 6.000 địch, bắn hạ 16 máy bay, bắn chìm 11 tàu chiến và ca nô; giữ vững căn cứ, bảo vệ an toàn cơ quan đầu não và quân chủ lực. | Ta đã loại hơn 8.000 tên địch; thực hiện được mục tiêu khai thông biên giới Việt – Trung từ Cao Bằng đến Đình Lập; chọc thủng hành lang Đông – Tây của Pháp. Chọc thủng thế bao vây của địch cả trong và ngoài đối với căn cứ địa Việt Bắc. |
Ý Nghĩa | – Là chiến dịch phản công đầu tiên của ta trong kháng chiến chống Pháp, chứng minh khả năng đẩy lùi những cuộc tiến công lớn của địch, củng cố niềm tin cho quân dân, tạo đà cho những thắng lợi kế tiếp. – Khảng định đường lối – Phá tan kế hoạch “đánh nhanh thắng nhanh” của giặc Pháp, buộc chúng phải tiến tới đánh lâu dài, tạo điều kiện cho ta chủ động thực hiện trường kỳ kháng chiến, đưa cuộc kháng chiến sang 1 giai đoạn mới. | – Là chiến dịch khẳng định thế chủ động của ta trên chiến trường chính Bắc Bộ, là cuộc tiến công lớn đầu tiên của ta trong kháng chiến chống Pháp. – Chứng tỏ sự trưởng thành nhiều mặt của quân đội ta, từ đánh du kích sang đánh tập trung quy mô lớn. – Hình thành nên thế chủ động của ta, đẩy địch vào thế bị động, so sánh tương quan bắt đầu có lợi cho ta. – Con đường liên lạc với các nước xã hội chủ nghĩa được khai thông. |