So sánh các phương pháp đánh giá hồ sơ trong hoạt động đấu thầu. Các phương pháp đánh giá hồ sơ trong đấu thấu có điểm giống và khác nhau như thế nào? Ưu nhược điểm của từng phương pháp?
Như chúng ta đã biết ,các phương pháp đánh giá hồ sơ trong hoạt động đấu thầu là một trong số những khâu quan trọng. Vậy quy định pháp luật về các phương pháp đánh giá hồ sơ trong hoạt động đấu thầu này được quy định như thế nào? Các phương pháp đánh giá hồ sơ trong hoạt động đấu thầu có điểm giống và khác nhau ra sao? Bài viết dưới đây của Luật Dương gia sẽ giúp cho bạn đọc có những thông tin hữu ích liên quan đến các phương pháp đánh giá hồ sơ trong hoạt động đấu thầu.
Thứ nhất, quy định về điều kiện để được phát hành hồ sơ mời thầu
Căn cứ tại khoản 2 Điều 7
Hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu của dự án chỉ được phát hành để lựa chọn nhà đầu tư khi có đủ các điều kiện sau đây:
+ Dự án thuộc danh mục dự án do bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương công bố theo quy định của pháp luật hoặc dự án do nhà đầu tư đề xuất;
+ Kế hoạch lựa chọn nhà đầu tư được phê duyệt;
+ Hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu được phê duyệt;
+
Như vậy, ta có thể thấy việc phát hành hồ sơ mời thầu cũng phải đáp ứng những quy định về phát luật thật chặt chẽ về các điều kiện để phát hành. Chỉ khi nào đáp ứng đủ các điều kiện quy định về điều kiện phát hành hồ sơ thì hồ sơ mời thầu đó mới được phê duyệt.
Thứ hai, quy định về phương pháp đánh giá hồ sơ dự thầu
Tại điều 39
– Phương pháp đánh giá hồ sơ dự thầu phải được thể hiện thông qua tiêu chuẩn đánh giá trong hồ sơ mời thầu. Tiêu chuẩn đánh giá hồ sơ dự thầu gồm tiêu chuẩn đánh giá về năng lực, kinh nghiệm trong trường hợp không áp dụng sơ tuyển; tiêu chuẩn đánh giá về mặt kỹ thuật; tiêu chuẩn đánh giá tổng hợp đối với gói thầu dịch vụ tư vấn hoặc các nội dung để xác định chi phí trên cùng một mặt bằng về kỹ thuật, tài chính, thương mại để so sánh , xếp hạng các hồ sơ dự thầu với gói thầu mua sắm hàng hóa , xây lắp, gói thầu EPC….
– Đối với gói thầu dịch vụ tư vấn thì sử dụng phương pháp chấm điểm để đánh giá về mặt kỹ thuật. Khi xây dựng tiêu chuẩn đánh giá về mặt kỹ thuật. Khi xây dựng tiêu chuẩn đánh giá phải xác định mức yêu cầu tối thiểu về mặt kỹ thuật nhưng không được quy định thấp hơn 70% tổng số điểm về mặt kỹ thuật; trường hợp gói thầu có yêu cầu kỹ thuật cao thì mức yêu cầu tối thiểu về mặt kỹ thuật phải đáp ứng quy định không thấp hơn 80%. Việc xây dựng tiêu chuẩn đánh giá để so sánh, xếp hạng hồ sơ dự thầu được thực hiện theo quy định sau đây:
+ Đối với gói thầu dịch vụ tư vấn không yêu cầu kỹ thuật cao thì sử dụng thang điểm tổng hợp để xếp hạng hồ sơ dự thầu. Trong thang điểm tổng hợp phải đảm bảo nguyên tắc tỷ trọng điểm về kỹ thuật không thấp hơn 70% tổng số điểm của thang điểm tổng hợp. Hồ sơ dự thầu của nhà thầu có số điểm tổng hợp cao nhất được xếp thứ nhất.
+ Đối với gói thầu dịch vụ tư vấn có yêu cầu kỹ thuật cao thì nhà thầu có hồ sơ dự thầu đạt điểm kỹ thuật cao nhất được xếp thứ nhất để xem xét đề xuất về mặt tài chính.
– Đối với gói thầu mua sắm hàng hóa, xây lắp, gói thầu EPC thì sử dụng phương pháp chấm điểm hoặc phương pháp đánh giá tiêu chí “đạt”, “không đạt” để đánh giá về mặt kỹ thuật. Khi xây dựng tiêu chuẩn đánh giá về mặt kỹ thuật là thang điểm, phải xác định mức yêu cầu tối thiểu về mặt kỹ thuật nhưng bảo đảm không được quy định thấp hơn 70% tổng số điểm về mặt kỹ thuật; trường hợp yêu cầu kỹ thuật cao thì mức yêu cầu tối thiểu không được quy định thấp hơn 80%. Đối với các hồ sơ dự thầu đã vượt qua đánh giá về mặt kỹ thuật thì căn cứ vào chi phí trên cùng một mặt bằng về kỹ thuật, tài chính.
Thứ ba, điểm giống nhau trong các phương pháp đánh giá hồ sơ dự thầu
Nhìn chung, việc đánh giá hồ sơ dự thầu đều có những đặc điểm chung trong các phương pháp đánh giá. Những phương pháp đánh giá hồ sơ dự thầu sẽ có những đặc điểm chung như sau:
– Việc đánh giá hồ sơ trong hoạt động đấu thầu đều nhằm mục đích tìm kiếm được nhà thầu tốt nhất, phù hợp nhất, đáp ứng dầy đủ các yêu cầu về kỹ thuật đối với các gói thầu.
– Các phương pháp đánh giá hồ sơ trong hoạt động đấu thầu đều phải thể hiện thông qua tiêu chuẩn đánh giá trong hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất.
Thứ tư, điểm khác nhau trong các phương pháp đánh giá hồ sơ dự thầu
1. Phương pháp đánh giá hồ sơ dự thầu:
1.1. Phương pháp đánh giá thấp nhất:
– Đối tượng áp dụng trong các hồ sơ dự thầu:
+ Áp dụng đối với gói thầu cung cấp dịch vụ phi tư vấn, mua sắm hàng hóa, xây lắp, hỗn hợp đơn giản, quy mô nhỏ.
+ Áp dụng đối với các gói thầu tư vấn đơn giản mà nhà thầu tư vấn là tổ chức.
– Tiêu chuẩn đánh giá hồ sơ: Tiêu chuẩn đánh giá về năng lực, kinh nghiệm, kỹ thuật và các tiêu chí của gói thầu.
– Tiêu chuẩn xếp hạng trong các hồ sơ dự thầu:
+ Đối với các hồ sơ dự thầu cung cấp dịch vụ phi tư vấn, mua sắm hàng hóa, xây lắp, hỗn hợp đã được đánh giá đáp ứng tiêu chuẩn đánh giá hồ sơ dự thầu thì căn cứ vào giá dự thầu sửa lỗi, hiệu chỉnh sai lệch để xếp hạng. Nhà thầu có giá thấp nhấp nhất được xếp thứ nhất.
+ Đối với các hồ sơ dự thầu cung cấp dịch vụ tư vấn đơn giản đã vượt qua bước đánh giá về kỹ thuật thì căn cứ vào giá dự thầu sau sửa lỗi, hiệu chỉnh sai lệch, trừ đi giá trị giảm giá nếu có. Nhà thầu có giá thấp nhất được xếp thứ nhất.
1.2. Phương pháp giá đánh giá trong hồ sơ dự thầu:
– Đối tượng áp dụng: Áp dụng đối với gói thầu mà các chi phí quy đổi được trên cùng một mặt bằng về các yếu tố kỹ thuật, tài chính, thương mại cho cả vòng đời sử dụng của hàng hóa, công trình.
– Tiêu chuẩn đánh giá hồ sơ: Tiêu chuẩn đánh giá về năng lực, kinh nghiệm trong trường hợp không áp dụng sơ tuyển, tiếu chuẩn đánh giá về kỹ thuật; tiêu chuẩn xác định giá đánh giá. Các yếu tố được quy đổi trên cùng một mặt bằng để xác định giá đánh giá bao gồm: Chi phí cần thiết để vận hành, bảo dưỡng và các chi phí liên quan đến xuất xứ của hàng hóa hoặc công trình xây dựng thuộc gói thầu, uy tín của nhà thầu và các yếu tố khác.
– Tiêu chuẩn xếp hạng: Đối với hồ sơ dự thầu đã vượt qua bước đánh giá về kỹ thuật thì căn cứ vào giá đánh giá đẻ xếp hạng. Nhà thầu có giá đánh giá thấp nhất được xếp thứ nhất.
1.3 Phương pháp kết hợp giữa kỹ thuật và giá:
– Đối tượng áp dụng: Phương pháp này áp dụng đối với gói thầu công nghệ thông tin, viễn thông hoặc gói thầu mua sắm hàng hóa, xây lắp, hỗn hợp khi không áp dụng được phương pháp giá thấp nhất và phương pháp giá đánh giá. Áp dụng đối với gói thầu tư vấn chú trọng tới cả chất lượng và chi phí thực hiện gói thầu mà nhà thầu tư vấn là tổ chức.
– Tiêu chuẩn đánh giá hồ sơ:
+Tiêu chuẩn đánh giá về năng lực, kinh nghiệm trong trường hợp không áp dụng sơ tuyển; tiêu chuẩn đánh giá về kỹ thuật; tiêu chuẩn đánh giá tổng hợp. Tiêu chuẩn đánh giá tổng hợp được xây dựng trên cơ sở kết hợp giữa kỹ thuật và giá.
+Đối với nhà thầu tư vấn là tổ chức tiêu chuẩn đánh giá về kỹ thuật và tiêu chuẩn đánh giá tổng hợp. Tiêu chuẩn đánh giá tổng hợp được xây dựng trên cơ sở kết hợp giữa kỹ thuật và giá. Đối với nhà thầu tư vấn là cá nhân, tiêu chuẩn đánh giá hồ sơ dự thầu là tiêu chuẩn đánh giá hồ sơ lý lịch khoa học, đề xuất kỹ thuật (nếu có).
Luật sư
– Tiêu chuẩn xếp hạng:
+ Đối với các nhà thầu đã vượt qua bước đánh giá về kỹ thuật thì căn cứ vào điểm tổng hợp để xếp hạng tương ứng. Nhà thàu có điểm tổng hợp cao nhất được xếp thứ nhất.
+ Đối với tiêu chuẩn đánh giá về năng lực kinh nghiệm, sử dụng tiêu chí đạt, không đạt. đối với phương pháp kết hợp giữa kỹ thuật về giá sử dụng phương pháp chấm điểm, quy định mức chấm điểm yêu cầu tối thiểu về kỹ thuật không thấp hơn 70% số điểm về kỹ thuật.
+ Đi với tiêu chuẩn đánh giá tổng hợp được xây dựng trên cơ sở kết hợp giữa kỹ thuật và giá. Khi xây dựng tiêu chuẩn đánh giá tổng hợp phải bảo đảm nguyên tắc tỷ trọng điểm về kỹ thuật từ 70% đến 80%, điểm về giá từ 20% đến 30% tổng số điểm của thang điểm tổng hợp, tỷ trọng điểm về kỹ thuật cộng với tỷ trọng điểm về giá bằng 100%. Nhà thầu có điểm tổng hợp cao nhất được xếp thứ nhất. Đói với nhà thầu là cá nhân, nhà thầu có hồ sơ lý lịch khoa học, đề xuất kỹ thuật tốt nhất và đáp ứng yêu cầu của điều khoản tham chiếu được xếp thứ nhất.
1.4. Phương pháp dựa trên kỹ thuật.
– Đối tượng áp dụng: Phương pháp dựa trên kỹ thuật được áp dụng đối với gói thầu tư vấn có yêu cầu kỹ thuật cao, đặc thù.
-Tiêu chuẩn đánh giá hồ sơ: là tiêu chuẩn đánh giá về kỹ thuật. Khi xây dựng tiêu chuẩn đánh giá về kỹ thuật phải quy định mức điểm yêu cầu tối thiểu không thấp hơn 80% tổng số điểm về kỹ thuật.
– Tiêu chuẩn xếp hạng: Nhà thầu có hồ sơ dự thầu đáp ứng điểm kỹ thuật tối thiểu theo quy định và đạt điểm kỹ thuật cao nhất được xếp thứ nhất và được mời đến mở hồ sơ đề xuất tài chính làm cơ sở để thương thảo hợp đồng.
2. Phương pháp đánh giá hồ sơ đề xuất
Phương pháp đánh giá hồ sơ đề xuất trong chào hàng cạnh tranh thực hiện theo phương pháp giá thấp nhất. Theo phương pháp này thì sẽ được áp dụng trong các trường hợp là gói thầu có quy mô nhỏ, quy mô đơn giản, liên quan đến các đề xuất về kỹ thuật, về tài chính, về thương mại..
Để đánh giá về hồ sơ dự thầu trong trường hợp này thì tiêu chí sẽ được đánh giá trên các tiêu chuẩn như năng lực, kinh nghiệm của gói thầu đó
Đối với các hồ sơ dự thầu đã được đánh giá đáp ứng tiêu chuẩn đánh giá hồ sơ dự thầu thì căn cứ vào giá dự thầu sau sửa lỗi, hiệu chỉnh sai lệch để xếp hạng.Nhà thầu có giá thấp nhất được xếp thứ nhất.
Trên đây là toàn bộ những quy định pháp luật về các phương pháp đánh giá hồ sơ dự thầu nói chung cũng như so sánh điểm giống và khác nhau giữa các phương pháp nói riêng. Hi vọng bài viết trên đây của Luật Dương gia sẽ giúp cho bạn đọc có thêm những thông tin hữu ích về vấn đề này.