Đối với hình thức sở hữu nhà nước, nhiều người còn băn khoăn về quyền sử dụng, chiếm hữu, định đoạt tài sản của đối tượng này thực hiện như thế nào. Bài viết dưới đây Luật Dương Gia cung cấp thông tin về sở hữu nhà nước là gì? Quản lý, sử dụng và định đoạt tài sản thuộc sở hữu nhà nước như thế nào?
Mục lục bài viết
1. Sở hữu nhà nước là gì?
Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân. Sở hữu Nhà nước là hình thức sở hữu mà Nhà nước là người đại diện cho nhân dân quản lý, nắm giữ tư liệu sản xuất, là chủ sở hữu đối với tài sản quy định tại điều 17, Hiến pháp 1992:
“Đất đai, rừng núi, sông hồ, nguồn nước, tài nguyên trong lòng đất, nguồn lợi ở vùng biển, thềm lục địa và vùng trời, phần vốn và tài sản do Nhà nước đầu tư vào các xí nghiệp, công trình thuộc các ngành và lĩnh vực kinh tế, văn hoá, xã hội, khoa học, kỹ thuật, ngoại giao, quốc phòng, an ninh cùng các tài sản khác mà pháp luật quy định là của Nhà nước, đều thuộc sở hữu toàn dân”.
- Chủ thể của sở hữu Nhà nước:
Khác với các hình thức sở hữu khác, sở hữu Nhà nước có chủ thể đặc biệt, không phải là công dân, các đoàn thể, các tổ chức xã hội… mà còn là chủ sở hữu nắm giữ tư liệu phổ biến và quan trọng nhất trong xã hội. Nhà nước là chủ thể thực hiện quyền lực trong quản lý xã hội. Nhà nước còn ban hành hệ thống các văn bản pháp luật, trong đó nhà nước tự định các quyền trong sở hữu của mình, đồng thời định đoạt các quyền và nghĩa vụ cho các chủ sở hữu khác. Vì vậy, nhà nước là một chủ thể đặc biệt. Nhà nước thực hiện quyền lực trên nguyên tắc đại diện cho nhân dân, nắm giữ những tài sản thuộc sở hữu toàn dân. Chủ sở hữu thực hiện quyền của mình thông qua các cơ quan, cá nhân, tổ chức và người đại diện theo quy định của pháp luật.
- Khách thể của sở hữu Nhà nước
Khách thể của sở hữu Nhà nước bao gồm những tài sản thuộc sở hữu Nhà nước. Theo điều 200, “Bộ luật dân sự 2015” quy định:
“Tài sản thuộc hình thức sở hữu nhà nước bao gồm đất đai, rừng tự nhiên, rừng trồng có nguồn vốn từ ngân sách nhà nước, núi, sông hồ, nguồn nước, tài nguyên trong lòng đất, nguồn lợi tự nhiên ở vùng biển, thềm lục địa và vùng trời, phần vốn và tài sản do Nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp, công trình thuộc các ngành và lĩnh vực kinh tế, văn hoá, xã hội, khoa học, kỹ thuật, ngoại giao, quốc phòng, an ninh cùng các tài sản khác do pháp luật quy định”.
Đối với đất đai bao gồm toàn bộ đất đai thuộc lãnh thổ Việt Nam thuộc sở hữu Nhà nước. Tuy nhiên, Nhà nước chiếm hữu, sử dụng đất đai trên cơ sở giao đất cho cơ quan, tổ chức, cá nhân theo mục đích sử dụng và thời hạn sử dụng. Đối với rừng tự nhiên và rừng trồng bằng ngân sách Nhà nước đều thuộc Nhà nước. Tất cả thảm thực vật, động vật và nguồn gen gắn liền với rừng thuộc sở hữu Nhà nước. Sông hồ, mặt nước tự nhiên hoặc nhân tạo bằng ngân sách Nhà nước thì thuộc về Nhà nước.
Các loại tài nguyên thiên nhiên trong lòng đất (khoáng sản…) các loại sinh vật, tài nguyên khác dưới nước thuộc vùng biển Việt Nam, vùng kinh tế đặc quyền của Việt Nam cũng thuộc vào sở hữu Nhà nước. Ngoài ra, còn có các loại tài sản vô chủ theo quy định của sở hữu Nhà nước. Ngân sách Nhà nước có được từ việc nộp thuế của người dân, từ việc khai thác các lợi ích khác của Nhà nước như đầu tư kinh doanh hoặc góp vốn kinh doanh với các doanh nghiệp khác, những tài sản Nhà nước được hiến tặng…
- Nội dung của sở hữu Nhà nước
Nhà nước là chủ sở hữu và Chính phủ được giao quản lý, thống nhất toàn bộ tài sản của nhà nước trên lãnh thổ Việt Nam hoặc nước ngoài. Trong phạm vi thẩm quyền của mình Chính phủ sẽ giao việc chiếm hữu, sử dụng, quản lý cho các cơ quan, tổ chức, cá nhân. Trong những trường hợp luật định, quyết định của Chính phủ về chiếm hữu, sử dụng và định đoạt phải được Quốc hội nhất trí như các dự án đầu tư xây dựng các cảng biển, nhà máy lọc dầu…
Cơ quan, tổ chức, cá nhân được Nhà nước chuyển giao quyền chiếm hữu, sử dụng và định đoạt phải thực hiện các quyền năng của mình trong phạm vi pháp luật cho phép: ví dụ như hộ gia đình được giao đất để trồng rừng nhưng phải thực hiện các quyền và nghĩa vụ của chủ rừng … Cơ quan, tổ chức, cá nhân có quyền hưởng hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản được giao theo quy định của pháp luật. Cơ quan, cá nhân, tổ chức được giao tài sản chỉ có quyền chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản theo mục đích và thời hạn mà pháp luật quy định.
Tài sản đã được giao cho các cơ quan, cá nhân, tổ chức có thể bị Nhà nước thu hồi trong những trường họp luật định, người có tài sản bị thu hồi có thể được bồi thường các chi phí đầu tư và thiệt hại xảy ra hậu quả của việc thu hồi. Việc thu hồi đất xảy ra có thể do Nhà nước giao cho cá nhân, tổ chức đã hết thời hạn; hay cá nhân, tổ chức có hành vi trái với quy định của pháp luật về quyền và nghĩa vụ đối với tài sản được giao; cá nhân, tổ chức sử dụng tài sản được giao không đúng mục đích…
2. Chủ sở hữu nhà nước và cơ chế đại diện chủ sở hữu nhà nước:
2.1. Chủ sở hữu nhà nước:
Nhà nước là chủ sở hữu một phần hoặc toàn bộ doanh ngiệp có vốn nhà nước và có quyền tham gia vào quá trình quản lý doanh nghiệp với tư cách là chủ đầu tư. Phụ thuộc vào tỷ lệ đầu tư góp vốn vào doanh nghiệp, chủ sở hữu nhà nước sẽ có phạm vi mức độ quyền hạn, trách nhiệm khác nhau, song về cơ bản có các quyền:
-Quyết định “số phận” của doanh nghiệp: thành lập, giải thể, tổ chức lại, yêu cầu phá sản,…
-Quyết định điều lệ, mức vốn đầu tư (điều chỉnh, chuyển nhượng)
-Quyết định cơ cấu tổ chức quản lý, bộ máy quản lý doanh nghiệp.
-Quyết định chiến lược, kế hoạch sản xuất kinh doanh, đầu tư phân phối lợi nhuận.
Về trách nhiệm cũng giống như các chủ đầu tư khác, chủ sở hữu doanh nghiệp nhà nước chiu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi vốn/ cam kết góp vốn điều lệ như các cổ đông công ty cổ phần hay thành viên công ty TNHH.
Tương tự như trường hợp chủ đầu tư góp vốn là một tổ chức kinh tế, nhà nước thực hiện quyền của chủ sở hữu doanh nghiệp thông qua cơ chế đại diện, tức là nhà nước giao cho một số tổ chức, cá nhân có thẩm quyền, thực hiện các quyền hận và trách nhiệm của nhà nước tại doanh nghiệp mà nhà nước đầu tư góp vốn.
2.2. Cơ chế đại diện chủ sở hữu nhà nước:
Có hai vấn đề liên quan đến đại diện chủ sở hữu nhà nước, đó là: Đại diện chủ sở hữu nhà nước trong hoạt động đầu tư vào các doanh nghiệp nói chung và Đại diện chủ sở hữu nhà nước trực tiếp tại doanh nghiệp.
Bằng pháp luật, chủ sở hữu nhà nước quy định phân công, phân cấp cho các tổ chức, cá nhân thực hiện quyền hạn trách nhiệm của mình, tức là sẽ có nhiều đại diện chủ sở hữu nhà nước, mỗi chủ thể được phân công, phân cấp thực hiện những quyền hạn. Trách nhiệm khác nhau.
Thứ nhất, đại diện chủ sở hữu nhà nước trong quản lý hoạt động đầu tư vào các doanh nghiệp nói chung. Các tổ chức sau được phân công phân cấp thực hiện các quyền hạn và trách nhiệm của chủ sở hữu nhà nước:
– Chính phủ: Ban hành các quy định về thành lập, tổ chức lại, giả thể, chuyển đổi sở hữu, quy định về nhân sự quản lý doanh nghiệp, chế độ quản lý tài chính, tiền lương,….
– Thủ tướng chính phủ: có trách nhiệm trực tiếp đối với các tập đoàn kinh tế, Tổng công ty đầu tư và kinh doanh vốn nhà nước về các nội dung: Quyết định thành lập, giải thể, tổ chức lại, chuyển đổi sở hữu,… và phê duyệt một số đề án thành lập doanh nghiệp theo đề nghị của Bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
– Bộ quản lý ngành, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh: Bộ quản lý ban nghành đước xác định là cơ quan cấp trên của hội đồng thành viên của tập đoàn kinh tế nhà nước, được phân cấp chuẩn bị các phương án, đề án thuộc nội dung quyền quyết định của Thủ tướng chính phủ. Ngoài ra Bộ quản lý ban ngành có quyền quyết định đối với một số vị trí nhân sự quản lý ( thành viên hội đồng thành viên, tổng giám đốc, kiểm soát viên chuyên ngành, phê duyệt danh mục dự án đầu tư quan trọng).
– Bộ Tài chính: xây dựng, tư vấn, trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ các quy định, chế độ liên quan đến quản lý tài chính, vốn, nhân sự quản lý Tổng công ty đầu tư, kinh doanh vốn nhà nước… thuộc thẩm quyền của các chủ thể này. Bộ Tài chính cũng có nghĩa vụ đầu tư đủ vốn điều lệ cho tập đoàn kinh tế nhà nước và công ty thuộc Bộ quản lý ngành.
– Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Nội vụ, Bộ Lao động Thương binh và xã hội: xây dựng, thẩm định, tư vấn, trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ các nội dung thuộc thẩm quyền của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ liên quan đến vấn đề thành lập, tổ chức lại, chuyển đổi sở hữu yêu cầu phá sản, cổ phần hóa, chế độ bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng, kỉ luật nhân sự,….
Thứ hai, đại diện chủ sở hữu nhà nước trực tiếp tại doanh nghiệp( đại diện thực hiện các hoạt động đầu tư kinh doanh cụ thể )
Tại công ty do nhà nước đầu tư 100% vốn điều lệ, hội đồng thành viên, chủ tịch công ty là người đại diện chủ sở hữu nhà nước trực tiếp tại công ty, có các thẩm quyền sau:
– Quyết định chiến lược, kế hoạch sản xuất kinh doanh, kế hoạch đầu tư.
–
– Quyết định góp vốn, tăng giảm của công ty tại doanh nghiệp khác; quyết định tổ chức lại, chuyển đổi sở hữu, giải thể công ty.
– Quy định quy chế quản lý nội bộ, tổ chức, quản lý điều hành doanh nghiệp tuân thủ đúng quy định của pháp luật,…
Ở các doanh nghiệp mà nhà nước chỉ góp một phần vốn góp, người được cử làm đại diện phần vốn góp nhà nước tai doanh nghiệp sẽ thay mặt chủ sở hữ nhà nước thực hiện các quyền và nghĩa vụ của cổ đông nhà nước theo quy định của Luật doanh nghiệp.
3. Tổ chức quản lý vận hành nhà ở cũ thuộc sở hữu nhà nước:
Tóm tắt câu hỏi:
Luật sư cho em hỏi nhà biệt thự cấp 3 được bán cho dân theo nghị định 61CP thì qui định về sửa chữa bảo tồn như thế nào? Các hộ dân xung quanh khi xây dựng phải cách biệt thự là bao nhiêu? Em xin cảm ơn.?
Luật sư tư vấn:
Trong trường hợp của bạn là nhà biệt thự cấp 3 được bán cho dân nên sẽ thuộc trường hợp bán nhà ở thuộc sở hữu Nhà nước cho người đang thuê theo quy định tại Nghị định 61-CP ngày 05-07-1994 về mua bán và kinh doanh nhà ở. Tuy nhiên, văn bản này hiện đã hết hiệu lực và được thay thế bằng các văn bản khác, đồng thời tên gọi đối với nhà ở theo quy định của Nghị định 61-CP được thay đổi là nhà ở cũ thuộc sở hữu nhà nước. Theo đó, văn bản hiện nay điều chỉnh đối với loại nhà ở này là
* Về vấn đề sửa chữa, bảo tồn:
Theo quy định tại Điều 30, Thông tư 14/2013/TT-BXD về tổ chức quản lý vận hành nhà ở cũ thuộc sở hữu nhà nước:
1. Cơ quan quản lý nhà ở quyết định giao cho doanh nghiệp nhà nước có chức năng kinh doanh nhà ở trên địa bàn (nếu có) hoặc ký kết hợp đồng thuê đơn vị có năng lực chuyên môn để thực hiện quản lý vận hành nhà ở cũ thuộc sở hữu nhà nước.
2. Đơn vị quản lý vận hành nhà ở cũ thuộc sở hữu nhà nước có các quyền và trách nhiệm theo quy định của pháp luật trong đó có nghĩa vụ tổ chức bảo trì, vận hành, cải tạo nhà ở theo phương án đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt, kiểm tra, theo dõi phát hiện kịp thời và đề nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý các hành vi trong quản lý, sử dụng nhà ở.
3. Đối với nhà ở cũ là nhà chung cư thì tùy tình hình cụ thể mà cơ quan đại diện chủ sở hữu nhà ở giao cho cơ quan quản lý nhà ở hoặc Ủy ban nhân dân cấp huyện thành lập Ban quản trị nhà chung cư. Việc thành lập Ban quản trị nhà chung cư được quy định như sau:
a) Ban quản trị nhà chung cư do Hội nghị nhà chung cư bầu ra (gồm đại diện cơ quan quản lý nhà ở, đại diện chủ sở hữu các căn hộ đối với nhà chung cư đã bán một phần và đại diện người thuê nhà ở cũ). Hội nghị nhà chung cư có thể tổ chức cho một nhà hoặc một cụm nhà chung cư và được tổ chức mỗi năm 01 lần; trong trường hợp cần thiết có thể tổ chức Hội nghị bất thường khi có trên 50% tổng số các chủ sở hữu, chủ sử dụng đề nghị bằng văn bản hoặc khi có đề nghị của Ban quản trị nhà chung cư, đồng thời có đề nghị của trên 30% chủ sở hữu, chủ sử dụng nhà chung cư đó;
b) Ban quản trị nhà chung cư có từ 05 đến 07 thành viên, thành phần Ban quản trị bao gồm 01 đại diện đơn vị quản lý vận hành nhà ở, đại diện chủ sở hữu căn hộ và đại diện người thuê nhà ở. Cơ cấu Ban quản trị gồm 01 Trưởng ban và 01 hoặc 02 Phó trưởng ban, trong đó có 01 Phó trưởng ban là đại diện của đơn vị quản lý vận hành nhà ở.
4. Ban quản trị nhà chung cư có quyền và trách nhiệm sau đây:
a) Bảo vệ quyền lợi hợp pháp của chủ sở hữu căn hộ, người thuê nhà ở theo quy định của pháp luật; kiểm tra, đôn đốc chủ sở hữu căn hộ, người thuê nhà ở nộp chi phí quản lý vận hành nhà ở, các chi phí có liên quan, thực hiện đúng Bản nội quy quản lý sử dụng nhà ở chung cư và các quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng nhà ở; tạo điều kiện để đơn vị quản lý vận hành nhà ở thực hiện các công việc quản lý vận hành theo quy định;
b) Thu thập, tổng hợp ý kiến, kiến nghị của chủ sở hữu căn hộ, người thuê nhà ở về các vấn đề liên quan tới việc quản lý sử dụng và cung cấp dịch vụ trong nhà chung cư để phản ánh với đơn vị quản lý vận hành, cơ quan quản lý nhà ở xem xét, giải quyết;
c) Phối hợp với chính quyền địa phương, tổ dân phố trong việc xây dựng nếp sống văn minh, giữ gìn trật tự an toàn xã hội trong nhà chung cư được giao quản lý;
d) Định kỳ 6 tháng một lần, Ban quản trị nhà chung cư lấy ý kiến của chủ sở hữu căn hộ, người thuê nhà ở để làm cơ sở để đánh giá chất lượng dịch vụ quản lý vận hành của đơn vị quản lý vận hành nhà ở;
đ) Kiến nghị với cơ quan quản lý nhà ở thực hiện tốt các dịch vụ quản lý vận hành hoặc thay thế đơn vị quản lý vận hành nhà ở nếu chất lượng dịch vụ không đảm bảo theo quy định.
5. Đối với nhà ở cũ là nhà biệt thự nhiều hộ ở hoặc nhà ở nhiều tầng nhiều hộ ở mà không phải là nhà chung cư thì việc quản lý vận hành được thực hiện như sau:
a) Trường hợp nhà ở vẫn còn phần diện tích thuộc sở hữu nhà nước thì cơ quan quản lý nhà ở có trách nhiệm quản lý phần diện tích thuộc sở hữu nhà nước, các chủ sở hữu có trách nhiệm bảo trì phần diện tích sở hữu riêng.
b) Trường hợp nhà ở không còn diện tích thuộc sở hữu nhà nước thì các chủ sở hữu có trách nhiệm bảo trì phần diện tích sở hữu riêng và thỏa thuận đóng góp kinh phí bảo trì phần diện tích sở hữu chung, nếu không thỏa thuận được thì kinh phí được phân bổ tương ứng theo diện tích sở hữu riêng của từng hộ; việc quản lý vận hành nhà ở được thực hiện theo nguyên tắc thỏa thuận, tự quản của các chủ sở hữu nhà ở.
6. Cơ quan quản lý nhà ở phối hợp với đơn vị quản lý vận hành nhà ở rà soát, lập kế hoạch và dự trù kinh phí bảo trì phần sở hữu chung trong nhà ở thuộc sở hữu nhà nước để báo cáo cơ quan đại diện chủ sở hữu xem xét, phê duyệt trước khi thực hiện bảo trì diện tích này.
7. Chủ sở hữu căn hộ, người thuê nhà ở cũ có trách nhiệm nộp phí quản lý vận hành nhà ở theo quy định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi có nhà ở và các chi phí khác có liên quan đến việc sử dụng nhà ở theo quy định của pháp luật hoặc theo thỏa thuận với bên cung cấp dịch vụ.
* Về diện tích xung quanh biệt thự:
Điều 38, Thông tư 14/2013/TT-BXD Quy định về việc giải quyết phần diện tích nhà ở, đất ở sử dụng chung và diện tích đất liền kề với nhà ở thuộc sở hữu nhà nước có quy định:
1. Đối với phần diện tích nhà ở, đất ở sử dụng chung trong khuôn viên nhà ở có nhiều hộ ở thì giải quyết theo quy định sau đây:
a) Phần diện tích nhà ở, đất ở sử dụng chung được công nhận phải có các điều kiện:
– Người đề nghị công nhận phần diện tích sử dụng chung phải là người đang sở hữu toàn bộ diện tích nhà ở mà Nhà nước đã bán (toàn bộ diện tích nhà ở này đã được cấp Giấy chứng nhận hoặc mới hoàn thành việc mua bán nhà ở);
– Người đang sở hữu toàn bộ diện tích nhà ở phải có đơn đề nghị giải quyết công nhận toàn bộ diện tích nhà ở, đất ở sử dụng chung;
– Diện tích nhà ở, đất ở sử dụng chung này phải không có tranh chấp, khiếu kiện.
b) Mức thu tiền nhà, tiền sử dụng đất đối với phần diện tích đất ở, nhà ở sử dụng chung được thực hiện theo quy định của pháp luật và không thực hiện miễn, giảm tiền sử dụng đất khi giải quyết công nhận phần diện tích này.
2. Trường hợp diện tích nhà ở, đất ở sử dụng chung không đủ điều kiện trên thì cơ quan quản lý nhà ở và đơn vị quản lý vận hành có trách nhiệm quản lý chặt chẽ diện tích sử dụng chung này (lập hồ sơ về số lượng nhà ở có diện tích sử dụng chung, tổng số diện tích sử dụng chưa bán, hiện trạng sử dụng…).
3. Đối với phần diện tích đất liền kề với nhà ở cũ mà diện tích này nằm trong khuôn viên của nhà ở đó thì thực hiện giải quyết theo quy định sau đây:
a) Phần diện tích đất liền kề phải thuộc một trong các trường hợp:
– Trường hợp nhà ở đã được hóa giá theo quy định pháp luật về hóa giá nhà ở trước ngày 05 tháng 7 năm 1994 (ngày ban hành Nghị định 61-CP về mua bán và kinh doanh nhà ở) mà người đang sử dụng chưa được công nhận quyền sử dụng diện tích đất liền kề với nhà ở đó;
– Trường hợp nhà ở đã được bán theo Nghị định 61-CP về mua bán và kinh doanh nhà ở mà người đang sử dụng chưa được công nhận quyền sử dụng phần diện tích đất liền kề với nhà ở đó;
– Trường hợp nhà ở thực hiện bán theo quy định của Nghị định số 34/2013/NĐ-CP mà nhà ở này có phần diện tích đất liền kề.
b) Mức thu tiền sử dụng đất đối với diện tích đất liền kề, việc miễn, giảm tiền sử dụng đất đối với diện tích đất liền kề được thực hiện theo quy định của pháp luật.
4. Đối với diện tích liền kề với nhà ở thuộc sở hữu nhà nước nhưng diện tích này nằm ngoài khuôn viên của nhà ở thuộc sở hữu nhà nước thì thực hiện giải quyết theo quy định của pháp luật về đất đai.
5. Đối với trường hợp xây dựng nhà ở trên đất trống trong khuôn viên nhà ở thuộc sở hữu nhà nước mà không thuộc trường hợp đã nêu trên, nếu diện tích này phù hợp với quy hoạch xây dựng nhà ở và không có tranh chấp khiếu kiện thì người đang sử dụng nhà ở này được Nhà nước công nhận quyền sử dụng đất. Người được công nhận quyền sử dụng đất phải nộp 100% tiền sử dụng đất theo giá đất ở do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ban hành có hiệu lực thi hành tại thời điểm thực hiện công nhận quyền sử dụng đất và người được công nhận quyền sử dụng đất không được miễn, giảm tiền sử dụng đất đối với diện tích này.
4. Việc quản lý, sử dụng, định đoạt tài sản thuộc hình thức sở hữu nhà nước:
Tóm tắt câu hỏi:
Khẳng định: “nhà nước chỉ tham gia các giao dịch dân sự khi thực hiện việc chiếm hữu, sử dụng và định đoạt tài sản của nhà nước” là đúng hay sai, vì sao? Và một hành vi chỉ có thể làm phát sinh thay đổi hoặc chấm dứt một quan hệ pháp luật dân sự là đúng hay sai, vì sao ??
Luật sư tư vấn:
Đối với khẳng định nhà nước chỉ tham gia các giao dịch dân sự khi thực hiện việc chiếm hữu, sử dụng và định đoạt tài sản của nhà nước là một khẳng định sai.
Theo quy định tại Điều 202 “Bộ luật dân sự năm 2015”:
“Việc quản lý, sử dụng, định đoạt tài sản thuộc hình thức sở hữu nhà nước được thực hiện trong phạm vi và theo trình tự do pháp luật quy định”.
Thực chất đối với tài sản thuộc sở hữu của nhà nước thì nhà nước sẽ có quyền chiếm hữu, sử dụng và định đoạt tài sản, tuy nhiên đối với một số trường hợp thì nhà nước vẫn có quyền định đoạt tài sản mặc dù tài sản đó không thuộc sở hữu của nhà nước
Như vậy, khi tham gia các giao dịch dân sự không chỉ là các giao dịch thực hiện việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản của nhà nước mà có thể tham gia các giao dịch khác, tức là dù không phải tài sản củ nhà nước nhưng một só cơ quan nhà nước có thẩm quyền vẫn có quyền định đoạt đối với tài sản của cá nhân, tổ chức khác, ví dụ như việc cơ quan thi hành án tiến hành việc bán tài sản đã kê biên quy định tại Điều 108 Luật thi hành án dân sự sửa đổi bổ sung 2014:
“1. Tài sản đã kê biên được bán theo các hình thức sau đây:
a) Bán đấu giá;
b) Bán không qua thủ tục đấu giá.
2. Việc bán đấu giá đối với tài sản kê biên là động sản có giá trị từ trên 10.000.000 đồng và bất động sản do tổ chức bán đấu giá thực hiện.
Đương sự có quyền thoả thuận về tổ chức bán đấu giá trong thời hạn không quá 05 ngày làm việc, kể từ ngày định giá. Chấp hành viên ký hợp đồng dịch vụ bán đấu giá tài sản với tổ chức bán đấu giá do đương sự thoả thuận. Trường hợp đương sự không thoả thuận được thì Chấp hành viên lựa chọn tổ chức bán đấu giá để ký hợp đồng dịch vụ bán đấu giá tài sản.
Việc ký hợp đồng dịch vụ bán đấu giá tài sản được tiến hành trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày định giá.
Việc bán đấu giá đối với động sản phải được thực hiện trong thời hạn là 30 ngày, đối với bất động sản là 45 ngày, kể từ ngày ký hợp đồng.
… “
Đối với khẳng định một hành vi chỉ làm thay đổi hoặc chấm dứt một quan hệ pháp luật dân sự là không chính xác. Vì khi có một hành vi dân sự thì nó có thể làm phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt một hoặc nhiều quan hệ pháp luật dân sự chứ không phải là chỉ một quan hệ. Ví dụ khi người lao động đơn phương châm dứt
“1. Không được trợ cấp thôi việc và phải bồi thường cho người sử dụng lao động nửa tháng tiền lương theo hợp đồng lao động.
2. Nếu vi phạm quy định về thời hạn báo trước thì phải bồi thường cho người sử dụng lao động một khoản tiền tương ứng với tiền lương của người lao động trong những ngày không báo trước.
3. Phải hoàn trả chi phí đào tạo cho người sử dụng lao động theo quy định tại Điều 62 của Bộ luật này.”