Thị trường giao dịch chứng khoán là tập hợp các hoạt động phân phối lại các nguồn từ chủ thể này sang chủ thể khác, từ lĩnh vực này sang lĩnh vực khác. Thông qua hoạt động phân phối này mà các nguồn vốn được luân chuyển một cách nhanh chóng nhất. Vậy sở giao dịch chứng khoán có chức năng, vai trò như thế nào?
Mục lục bài viết
1. Sở giao dịch chứng khoán là gì?
Sở giao dịch chứng khoán là thị trường mở và là nơi giao dịch các tài sản tài chính. Sở giao dịch chứng khoán là nơi mà cổ phiếu được giao dịch và mua bán cho dù người mua và người bán là một công ty hay là một cá nhân. Có rất nhiều sở giao dịch chứng khoán lớn trên khắp thế giới và mỗi trụ sở đều đóng vai trò xác định tình trạng tài chính và kinh tế của nền kinh tế
Theo cách hiểu thông thường, Sở giao dịch chứng khoán là nơi tập trung các chứng khoán niêm yết và được các thành viên tiến hành giao dịch theo những quy định nhất định. Hay nói cách khác các nhà môi sẽ gặp gỡ tại đây để thương lượng đấu giá mua bán chứng khoán. Như vậy, Sở giao dịch chứng khoán không tham gia mua bán chứng khoán mà là nơi để các nhà đầu tư cùng nhau tập trung lại và tiến hành giao dịch.
Sở giao dịch chứng khoán tên tiếng Anh là: “Stock exchange”.
2. Vai trò của sở giao dịch chứng khoán:
Theo Điều 43 Luật chứng khoán 2019 quy định:
Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam là doanh nghiệp được thành lập và hoạt động theo quy định của Luật này và
Như vậy, Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam chính là một doanh nghiệp. Doanh nghiệp này được thành lập và hoạt động theo pháp luật của
– Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập, giải thể, mô hình hoạt động, hình thức sở hữu, chức năng, quyền và nghĩa vụ của Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam và việc thành lập công ty con của Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Tài chính.
– Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam và công ty con chịu sự quản lý và giám sát của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước.
Nguyên tắc hoạt động của sở giao dịch chứng khoán
Thị trường giao dịch chứng khoán là sân chơi của những nhà chuyên nghiệp. Đối với các nhà đầu tư chuyên nghiệp có khả năng tính toán, phán đoán tốt những biến động của thị trường thì đây là một sân chơi mang lại lợi nhuận cao. Ngược lại, đối với những nhà đầu tư nhỏ lẻ, ít kinh nghiệm, nếu không có sự tư vấn của các nhà môi giới, tư vấn thì khả năng thua lỗ cũng không kém. Thị trường giao dịch cũng là sân chơi đầy rủi ro. .
Theo quy định tại Điều 5 Luật chứng khoản năm 2019 thì các chủ thể có liên quan phải tuân thủ những nguyên tắc trong hoạt động chứng khoán sau đây:
– Thứ nhất, tôn trọng quyền tự do mua, bán, kinh doanh và dịch vụ chứng khoán của các tổ chức, cá nhân. Nguyên tắc này kế thừa từ nguyên tắc đảm bảo quyền tự do kinh doanh của các chủ thể theo hướng các chủ thể được làm những gì pháp luật không cấm. Không tổ chức, cá nhân nào được can thiệp vào hoạt động mua, bán chứng khoán, kinh doanh dịch vụ của các chủ thể trên thị trường giao dịch nếu các hoạt động này không trái pháp luật.
– Thứ hai, các hoạt động diễn ra trên thị trường phải dựa trên sự công bằng, công khai và minh bạch. Trong hoạt động chứng khoán trên thị trường giao dịch, yếu tố thông tin đóng vai trò rất quan trọng. Thông tin là cơ sở để các nhà đầu tư xem xét và đưa ra quyết định đầu tư của mình. Để đảm bảo sự công bằng thì các nhà đầu tư phải được quyền tiếp cận thông tin thị trường ở một mức độ như nhau. Các thông tin này phải là nguồn thông tin được công bố công khai. Mọi hành vi sử dụng thông tin nội bộ để mua bán chứng khoán trên thị trường giao dịch đều cơ quan chức năng bị xử lí.
– Thứ ba, bảo vệ quyền lợi hợp pháp của nhà đầu tư. Nguyên tắc này rất quan trọng bởi lẽ nó bảo đảm với nhà đầu tư rằng quyền và lợi ích hợp pháp của họ sẽ được bảo đảm khi họ bỏ vốn đầu tư vào chứng khoán. Các cơ quan có thẩm quyền của nhà nước có trách nhiệm ban hành các quy định pháp luật liên quan và trực tiếp thực hiện các hành vi để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nhà đầu tư trong trường hợp cần thiết. Có làm được như vậy mới duy trì và nâng cao niềm tin của các nhà đầu tư vào thi trường chứng khoán.
– Thứ tư, tự chịu trách nhiệm về rủi ro. Nguyên tắc này có mối quan hệ chặt chẽ với nguyên tắc đầu tiên. Khi Nhà nước thừa nhận và tôn trọng quyền tự do trong hoạt động mua bán và kinh doanh chứng khoán của các chủ thể thì những chủ thể này sẽ phải ý thức được và tự gánh chịu những rủi ro từ những hoạt động của thị trường. Cuối cùng, tuân thủ các quy định của pháp luật. Nguyên tắc này đòi hỏi mọi hoạt động mà các chủ thể thực hiện trên thị trường giao dịch phải được diễn ra trong khuôn khổ pháp luật. Các cơ quan chức năng của nhà nước sẵn sàng áp dụng những biện pháp cần thiết đối với những hành vi vi phạm pháp luật trên thị trường giao dịch. Ngoài ra, mỗi sở giao dịch chứng khoán được phép ban hành các quy chế để áp dụng trong phạm vi của mình và các hoạt động diễn ra tại sở giao dịch chứng khoán phải tuân thủ các quy định mang tính chất cục bộ này.
Điều lệ Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam
Theo Điều 45 Luật chứng khoán 2019 quy định như sau:
Thẩm quyền phê chuẩn
Điều lệ Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam được Bộ trưởng Bộ Tài chính phê chuẩn hoặc ban hành, sửa đổi, bổ sung theo đề nghị của Hội đồng thành viên hoặc Hội đồng quản trị Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam và ý kiến của Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán Nhà nước.
Như vậy, khi có đề nghị về việc phê chuẩn, ban hành hoặc sửa đổi, bổ sung của Hội đồng thành viên hoặc của Hội đồng quản trị Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam và ý kiến của Chủ tịch Ủy ban chứng khoán nhà nước về điều lệ của Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam thì cơ quan có thẩm quyền phê chuẩn sẽ là Bộ trưởng Bộ Tài chính.
Nội dung điều lệ
Điều lệ Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam có các nội dung chính sau đây:
– Tên, địa chỉ trụ sở chính, công ty con, chi nhánh;
– Mục tiêu, phạm vi hoạt động và các dịch vụ được cung cấp;
– Vốn điều lệ; cách thức tăng, giảm vốn điều lệ hoặc chuyển nhượng vốn;
– Tên, địa chỉ và các thông tin cơ bản của cổ đông sáng lập hoặc thành viên góp vốn hoặc chủ sở hữu;
– Phần vốn góp hoặc số cổ phần và giá trị vốn góp của cổ đông sáng lập hoặc thành viên góp vốn hoặc chủ sở hữu;
– Người đại diện theo pháp luật;
– Cơ cấu tổ chức quản lý;
– Quyền và nghĩa vụ của Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam;
– Quyền và nghĩa vụ của thành viên góp vốn, chủ sở hữu hoặc cổ đông;
– Quyền và nghĩa vụ của Hội đồng thành viên hoặc Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc (Giám đốc) và Ban kiểm soát (Kiểm soát viên);
– Thể thức thông qua quyết định của Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam;
– Thể thức sửa đổi, bổ sung Điều lệ;
– Chế độ kế toán, kiểm toán được áp dụng;
– Việc thành lập các quỹ, cơ chế sử dụng quỹ; nguyên tắc sử dụng lợi nhuận, xử lý lỗ và chế độ tài chính khác;
– Nguyên tắc giải quyết tranh chấp nội bộ.
3. Chức năng của sở giao dịch chứng khoán:
– Thứ nhất, thị trường giao dịch chứng khoán có chức năng phân phối lại những nguồn vốn giữa các nhà đầu tư. Đối với các nhà đầu tư, việc đầu tư vào chứng khoán để nhằm tìm kiếm lợi nhuận là một nhu cầu tất yếu. Trong quá trình đầu tư, nhà đầu tư cố gắng đầu tư vào những lĩnh vực mang lại lợi nhuận cao nhất và rút khỏi những lĩnh vực mang lại ít lợi nhuận hoặc không mang lại lợi nhuận một cách nhanh nhất. Thị trường giao dịch với chức năng phân phối lại của mình tạo thuận lợi cho các nhà đầu tư thực hiện được điều này. Chức năng chính của sở giao dịch chứng khoán là tạo điều kiện thuận lợi cho các giao dịch chứng khoán diễn ra suôn sẻ. Những sự thay đổi giá cả lên xuống giúp cho các nhà đầu tư có thể dự đoán được những lựa chọn đầu tư mang đến lợi ích cho họ.
– Thứ hai, thị trường giao dịch chứng khoản có chức năng xác định giá thị trường của chứng khoán. Đây là chức năng quan trọng của thị trường giao dịch chứng khoán. Trong nền kinh tế thị trường thì giá cả của hàng hóa được xác định dựa trên mối quan hệ cung cầu. Trên thị trường giao dịch chứng khoán, các giao dịch chứng khoản diễn ra thường xuyên và có tính liên tục tuân theo quan hệ cung cầu. Trên cơ sở quan hệ cung cầu liên tục đó, giá thị trường của chứng khoán được xác định một cách chính xác nhất. Việc xác định chính xác giá thị trường của chứng khoán có ý nghĩa quan trọng thể hiện ở các mặt sau đây:
+ Một là giá thị trường có ý nghĩa trong việc xác định chỉ số chứng khoán – kim chi nam cho nền kinh tế của một quốc gia. Nhìn vào kim chỉ nam này các cơ quan nhà nước có thẩm quyền có thể nắm được khá rõ sự phát triển của nền kinh tế, thông qua đó để có những chính sách phù hợp.
+ Hai là giá thị trường có ý nghĩa quan trọng đối với tổ chức phát hành khi muốn phát hành chứng khoán bổ sung bởi lẽ giá bán chứng khoán trong đợt phát hành bổ sung dựa trên giá thị trường tại thời điểm đó. Cuối cùng, việc xác định chính xác giá thị trường còn có ý nghĩa quan trọng đối với những nhà đầu tư khi quyết định đầu tư vào chứng khoán, giúp họ đưa ra những quyết định đầu tư, không đầu tư kịp thời và đúng đắn.
– Thứ ba, thị trường giao dịch có chức năng tạo tính thanh khoản cao cho các chứng khoán. Tính thanh khoản là khả năng chuyển hóa thành tiền một cách nhanh chóng của các loại chứng khoán. Nhờ có thị trường giao dịch mà các chứng khoán được niêm yết và giao dịch ở đó có thể được mua đi, bán lại dễ dàng, thông qua đó các nhà đầu tư có thể thu hồi vốn để phục vụ nhu cầu bản thân hoặc chuyển hướng đầu tư vào lĩnh vực khác một cách nhanh chóng. Những chứng khoán không đủ điều kiện niêm yết và giao dịch tại thị trường giao dịch chứng khoán sẽ có tính thanh khoản kém hơn.
– Thứ ba, sở giao dịch chứng khoán cũng là nơi cung cấp cho các công ty được niêm yết nguồn hình thành vốn. Các doanh nghiệp được niêm yết trên thị trường chứng khoán nào thì có thể phát hành và bán cổ phiếu tại thị trường đó. Để tham gia vào các giao dịch này, các công ty niêm yết cần phải tuân thủ theo các quy tắc và các yêu cầu của thị trường. Các sở giao dịch chứng khoán bảo vệ lợi ích của cả người mua và người bán bằng cách đảm bảo
Tốc độ và tính minh bạch là rất quan trọng đối với tất cả các giao dịch diễn ra trên thị trường chứng khoán. Các công ty được niêm yết trên thị trường chứng khoán phải cung cấp các thông tin như hiệu quả kinh doanh, giá cổ phiếu, cổ tức của công ty và các thông tin khác. Những thông tin này là nền tảng để các nhà đầu tư dựa vào trước khi họ thực hiện những bước đầu tư vào công ty
Vai trò của sở giao dịch chứng khoán
– Thực ra Sở giao dịch chứng khoán có các vai trò chính như: huy động vốn cho các dự án công của Chính phủ; huy động vốn cho doanh nghiệp; kiến tạo môi trường đầu tư an toàn, minh bạch, thanh khoản tốt hơn cho nhà đầu tư; đo lường “sức khỏe” của toàn bộ nền kinh tế,..
– Sở có quyền hạn ban hành các quy chế về niêm yết, giao dịch, công bố thông tin. Trong trường hợp xảy ra bất ổn phát sinh, Sở có quyền tạm ngừng, đình chỉ hoặc hủy bỏ giao dịch nhằm mục tiêu bảo vệ quyền lợi cho người đầu tư. Khi thành viên giao dịch nhận thiệt hại do Sở, Trung tâm giao dịch chứng khoán gây ra thì cơ quan này phải chịu trách nhiệm bồi thường cho người bị hại,…
– Sở giao dịch chứng khoán vừa là môi trường đầu tư vừa bảo vệ quyền và lợi ích cho người đầu tư.
Các văn bản pháp luật có liên quan đến bài viết:
– Luật chứng khoán 2019