Tác phẩm Vợ nhặt của Kim Lân là một trong những tác phẩm quan trọng trong chương trình văn học lớp 12. Để giúp các em có một kì thi thật tốt, hôm nay hãy cùng chúng tôi tìm hiểu những mẫu sơ đồ tư duy bài Vợ Nhặt của Kim Lân chi tiết, dễ nhớ và dễ hiểu.
Mục lục bài viết
1. Sơ đồ tư duy bài Vợ nhặt của Kim Lân:
1.1. Sơ đồ tư duy bài Vợ nhặt của Kim Lân dễ hiểu:
1.2. Sơ đồ tư duy bài Vợ nhặt của Kim Lân hay nhất:
1.3. Sơ đồ tư duy về nhân vật Tràng dễ đọc:
1.4. Sơ đồ tư duy về nhân vật Thị dễ hiểu nhất:
2. Đôi nét về tác giả của truyện ngắn Vợ nhặt – Nhà văn Kim Lân:
Nhà văn Kim Lân, có tên thật là Nguyễn Văn Tài, quê ở Từ Sơn, Bắc Ninh. Do hoàn cảnh khó khăn, ông chỉ được học hết lớp tiểu học, rồi sau đó vừa làm thợ sơn guốc, khắc tranh bình phong vừa viết văn. Kim Lân bắt đầu viết thể loại truyện ngắn từ năm 1941. Tác phẩm của ông được đăng trên các báo như: Tiểu thuyết thứ bảy, Trung Bắc chủ nhật… Đúng như lời nhà văn Nguyên Hồng đã từng nói: “Kim Lân là nhà văn một lòng đi về với đất với người với thuần hậu nguyên thủy của cuộc sống nông thôn”. Ông là một trong những tác giả nổi tiếng của văn học Việt Nam. Ông được biết đến với những tác phẩm mang tính chất xã hội, nhân văn và chủ yếu xoay quanh cuộc sống của người nông dân, công nhân và những người nghèo. Sau Cách mạng tháng Tám (năm 1945), Kim Lân tiếp tục các hoạt động làm báo, viết văn phục vụ kháng chiến và cách mạng. Ông vẫn dành một tình cảm đặc biệt với thể loại văn học truyện ngắn và là một nhà văn nổi tiếng chuyên viết về làng quê Việt Nam – một mảng hiện thực mà từ lâu ông đã có sự hiểu biết sâu sắc. Lời văn ông viết vô cùng chân thật, xúc động, thể hiện đúng với hiện thực khắc nhiệt về cuộc sống xã hội và người dân quê thời bấy giờ; ông có sự hiểu sâu sắc về cảnh ngộ và tâm lí của họ – những con người gắn bó tha thiết với quê hương và cách mạng. Năm 2001, Kim Lân được Nhà nước trao tặng Giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật.
3. Vài nét về tác phẩm Vợ nhặt:
3.1. Hoàn cảnh sáng tác của tác phẩm Vợ nhặt:
Có thể nói, “Vợ nhặt” là tác phẩm văn học thể loại truyện ngắn hay và đặc sắc. Tác phẩm đã làm nên tên tuổi của nhà văn Kim Lân. Vợ nhặt được in trong tập “Con chó xấu xí” (1962). Ban đầu tập có tên là “Xóm ngụ cư” nhưng đang viết dở tay thì bị thất lạc bản thảo nên sau khi hòa bình lập lại (năm 1954), tác giả đã dựa vào cốt truyện cũ để viết lại truyện ngắn này. Truyện là bối cảnh tái hiện lại bức tranh ảm đạm về nạn đói có một không hai năm 1945 ảm đạm, nghèo khó, thê lương và đói nghèo. Lúc này, đất nước ta rơi vào hoàn cảnh thiếu lương thực trầm trọng, hàng triệu người dân chết đói, nạn đói bao trùm xã hội, xã hội chìm trong những ngày tháng đen tối nhất. Thông qua đó, tác phẩm đã phản ánh đời sống cụ thể của những con người bần cùng, lương thiện, chân chất nhưng trong cảnh đói kém khủng khiếp bởi bọn thực dân phong kiến gây ra. Họ đã cưu mang đùm bọc lấy nhau, giúp đỡ cùng nhau vượt qua và hy vọng vào một cuộc sống mới tốt đẹp hơn mà sự nghiệp cách mạng đem đến. Vợ Nhặt như một sự tố cáo tội ác của bọn thực dân, phản ánh cuộc sống thê thảm, cùng cực của nhân dân trong nạn đói.
3.2. Ý nghĩa đặc sắc ẩn chứa trong nhan đề Vợ nhặt:
Nhan đề Vợ nhặt thâu tóm giá trị nội dung tư tưởng tác phẩm. Trước hết, từ “vợ” là một danh từ thiêng liêng, dùng để chỉ người phụ nữ trong mối quan hệ được pháp luật công nhận với “chồng”. Theo phong tục, vợ chồng chỉ được công nhận khi có sự chứng kiến của họ hàng, làng xóm. Còn “nhặt” là hành động cầm vật bị đánh rơi lên. Có thể hiểu ngay, thân phận con người bị rẻ rúng như cái rơm, cái rác, có thể “nhặt” ở bất kì đâu, bất kì lúc nào.
Kim Lân đã sáng tạo ra một nhan đề độc đáo, ấn tượng và vô cùng sâu sắc. Bởi vì, chỉ khi ta nói từ “nhặt” thì sẽ được hiểu là nhặt được một món đồ nào đó bị rơi, chứ không ai lại nghĩ đến trường hợp nhặt được một người về làm vợ bao giờ cả. Người vợ có vị trí trung tâm xây dựng tổ ấm. Người ta hỏi vợ, cưới vợ, còn ở đây Tràng “nhặt” vợ. Qua đó, nhà văn đã thể hiện được cảnh ngộ thê thảm của con người lúc bấy giờ, đó thực chất là sự khốn cùng của hoàn cảnh.
Nhan đề “Vợ nhặt” trước hết khái quát được tình huống của truyện. Đồng thời đó cũng lời kết án đanh thép của Kim Lân đối với chế độ thực dân đã đẩy người nông dân vào tình cảnh nghèo đói, người “chết như ngả rạ”. Nhan đề có tính khái quát cao, hoàn cảnh của Tràng chỉ là một trong số đó, vừa thể hiện thảm cảnh của người dân trong nạn đói 1945 vừa bộc lộ sự cưu mang, đùm bọc và khát vọng, sức mạnh hướng tới cuộc sống, tổ ấm, niềm tin của con người trong cảnh khốn cùng.
3.3. Tóm tắt tác phẩm Vợ nhặt của Kim Lân:
Năm 1945, nạn đói khủng khiếp xảy ra lan tràn khắp nơi trên cả nước, hoành hành khắp nơi, người chết nhiều như rạ, người còn sống cũng dật dờ như những bóng ma. Tràng là chàng trai xấu xí, thô kệch, nghèo đói, ế vợ, sống cùng với mẹ ở xóm ngụ cư. Giữa nạn đói khủng khiếp năm ấy, Tràng phải làm nghề kéo xe thuê lên tỉnh để lấy tiền trang trải qua ngày cùng với mẹ. Trong một lần kéo xe thóc lên tỉnh, Tràng đã quen với một cô gái (tên là Thị). Vài ngày sau gặp lại, Tràng không còn nhận ra cô gái ấy, bởi dáng vẻ tiều tụy, khắc khổ, đói rách khiến cô gái đó đã khác đi rất nhiều so với lần đầu mới gặp. Tràng đã mời cô gái một bữa ăn, cô gái liền ăn một lúc bốn bát bánh đúc. Sau một câu nói nửa thật, nửa đùa, cô gái đã liền theo anh Tràng về nhà làm vợ. Cô Thị theo không anh về làm vợ, trên đường về khác với vẻ đanh đá thường thấy, khi bị trêu, cô thị tỏ ra ngượng ngùng. Về đến nhà, cô khép nép khác thường. Khi bà cụ Tứ – mẹ anh Tràng về đến nhà, bà vừa bất ngờ, ngạc nhiên, sững sờ vì có người gọi mình là “mẹ”; bà vừa thấy đau buồn, tủi hổ, xót thương vì con mình lấy vợ đúng lúc khó khăn nhất, lo rằng không biết có qua nổi giai đoạn này không và người ta lấy con mình vì cái đói, cái khổ. Tuy nhiên, ngay lập tức, bà nhanh chóng gạt đi những giọt nước mắt đau buồn, bà động viên các con yêu thương nhau và lạc quan hơn trong cuộc sống. Cuộc sống kể từ lúc căn nhà đón thêm nàng dâu đã có sự thay đổi hoàn toàn. Sự bừa bộn, lộn xộn của căn nhà được dọn dẹp sạch sẽ, gọn gàng, ngăn nắp, tươm tất. Tràng cũng đã thay đổi, anh dần thấy lo cho tương lai sau này và hiện lên những suy nghĩ sâu xa hơn về cuộc sống. Ba mẹ con Tràng, Thị và bà cụ Tứ cùng nhau ăn bữa cơm đầu với nồi cháo cám. Bữa ăn đầu tiên khi về nhà chồng của cô Thị chỉ vỏn vẹn là rau chuối và cám lợn, mọi người ăn trong sự nghẹn ngào, không ai nói với ai câu nào. Cô Thị còn kể những mẩu chuyện về người đi phá kho thóc Nhật cho anh Tràng và bà cụ Tứ, tưởng chừng chỉ là những câu chuyện vô thưởng vô phạt nhưng nó lại là chìa khóa, mở ra trong đầu anh Tràng lá cờ của Đảng và một cuộc sống mới trong tương lai, hứa hẹn sẽ tốt đẹp và no đủ hơn hiện tại.
3.4. Nét đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của Vợ nhặt:
* Nội dung đặc sắc:
Trong tác phẩm Vợ Nhặt, nhân vật Tràng mang đậm tinh thần nhân đạo, tình thương, khắc họa rõ nét một bức tranh sống động về cuộc sống đấu tranh của người nghèo khổ trong giai đoạn Cách mạng tháng Tám. Sự xuất hiện của hình ảnh lá cờ đỏ và niềm tin vào tương lai là điểm nhấn, đẩy mạnh giá trị nhân đạo trong tác phẩm. Vợ Nhặt là biểu tượng của nghị lực và lòng nhân ái, chân thành trong bức tranh đời sống nghèo khó. Dù không gay gắt như Chí Phèo hay Tắt Đèn, tác phẩm vẫn là một lời cảnh báo về nạn đói do chiến tranh, bọn thực dân gây ra, đồng thời mở ra hy vọng cho một tương lai sáng hơn, cuộc sống tốt đẹp, no đủ hơn hiện tại.
* Tính Nghệ thuật:
Một điểm nổi bật trong nghệ thuật của nhà văn Kim Lân là khả năng sâu sắc tận dụng tâm lý nhân vật, diễn biến tâm trạng để rồi diễn đạt một cách tự nhiên và sâu sắc. Tác giả thấu hiểu và minh họa nhân vật qua những biến đổi tâm lý hợp lý, tự nhiên. Dưới bàn tay, ngòi bút của Kim Lân, hình ảnh của nhân vật Tràng trở nên sống động, tình cảm, người đọc thấu hiểu và thậm chí là đầy người. Sự biến đổi tích cực của nhân vật, từ vợ nhặt đến bà mẹ già nghèo, tạo ra một niềm tin vào một tương lai tươi sáng, tốt đẹp hơn trong cuộc sống. Sự kết hợp tài tình, nghệ thuật, khéo léo giữa nội dung và nghệ thuật đã mang lại thành công cho tác phẩm Vợ Nhặt. Tác phẩm với cách kể chuyện độc đáo và giàu ý nghĩa nhân sinh.