Lặng lẽ Sa Pa là một văn bản rất đặc sắc trong chương trình ngữ văn lớp 9. Sau đây là sơ đồ tư duy Lặng lẽ Sa Pa của Nguyễn Thành Long, giúp các em hệ thống kiến thức một cách chi tiết, logic nhất cũng như nắm được những kiến thức cơ bản để học và ôn tập tốt môn Ngữ Văn.
Mục lục bài viết
1. Sơ đồ tư duy Lặng lẽ Sa Pa:
2. Tìm hiểu tác giả, tác phẩm:
Tác giả
– Nguyễn Thành Long (1925 – 1991), quê ở huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam, thuở nhỏ, ông sống chủ yếu ở Quy Nhơn (Bình Định), năm 18 tuổi ông chuyển ra học ở Hà Nội.
– Sau Cách mạng tháng Tám, ông tham gia kháng chiến chống Pháp ở khu V và bắt đầu viết văn. Sau năm 1954, ông tập kết ra Bắc, công tác tại Hội Nhà văn Việt Nam, chuyền về sáng tác và biên tập. Ông là cây bút chuyên về truyện ngắn và bút kí.
– Đặc điểm phong cách nghệ thuật: truyện của Nguyễn Thành Long hấp dẫn người đọc bằng giọng văn trong sáng, giàu chất thơ, nhẹ nhàng thoải mái, cốt truyện tưởng như giản đơn mà rất giàu ý nghĩa khái quát.
Tác phẩm
– Thể loại: Truyện ngắn.
– Hoàn cảnh sáng tác, xuất xứ:
Lặng lẽ Sa Pa là kết quả của chuyến công tác ở Lào Cai trong mùa hè năm 1970, sau này được in trong tập Giữa trong xanh (1972). Đây là truyện ngắn tiêu biểu ở đề tài viết về cuộc sống mới hòa bình, xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Miền Bắc.
Truyện kể về cuộc gặp gỡ tình cờ của anh thanh niên, ông họa sĩ, cô kĩ sư và bác lái xe tại trạm khí tượng trên đỉnh núi Yên Sơn, trong vòng chưa đầy nửa tiếng. Ông họa sĩ và cô kĩ sư lên thăm nơi ở và làm việc của anh thanh niên. Anh bộc bạch về công việc và cuộc sống của mình. Họa sĩ đã kịp ghi lại kí họa chân dung về anh. Anh đã làm cô kĩ sư và ông họa sĩ sống dậy những khát vọng cống hiến. Họ đã chia tay trong tình cảm lưu luyến, xúc động.
– Bố cục: 3 phần
+ Phần 1: (Từ đầu đến… Kìa, anh ta kia): Anh thanh niên qua lời kể của bác lái xe.
+ Phần 2: (Tiếp theo đến… không có vật gì như thế): Cuộc gặp gỡ, trò chuyện giữa ông họa sĩ, cô kĩ sư và anh thanh niên.
+ Phần 3: (Còn lại): Cuộc chia tay giữa ba người.
– Giá trị nội dung
Truyện ngắn khắc họa thành công hình ảnh những con người lao động thầm lặng công hiến cho đời mà tiêu biểu là nhân vật anh thanh niên làm công tác khí tượng trên đỉnh núi cao. Qua đó ngợi ca vẻ đẹp của người lao động và ý nghĩa của những công việc thầm lặng nhưng quan trọng vô cùng.
– Giá trị nghệ thuật
Tác phẩm thành công trong việc xây dựng tình huống, miêu tả nhân vật từ nhiều điểm nhìn tạo tính khách quan, kết hợp nhuần nhuyễn giữa tự sự và trữ tình.
3. Đọc hiểu chi tiết:
3.1. Nhân vật anh thanh niên:
Mở đầu tác phẩm là sự miêu tả về vẻ đẹp tự nhiên của Lào Cai, nơi có miền Tây Bắc hùng vĩ và thơ mộng. Trong chuyến đi đến Lào Cai, đoàn xe đã trải qua những cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp, từ những đám mây trắng bồng bềnh trên thung lũng đến những thác nước trắng xóa của con suối và cây thông rợp bóng dưới ánh nắng. Tất cả những điều này làm cho vẻ đẹp của Sa Pa trở nên hùng vĩ và lôi cuốn hơn bao giờ hết.
– Hình ảnh anh thanh niên: một trong những người cô độc nhất thế gian; anh “thèm người” ⇒ Tạo ấn tượng, gây ra sự tò mò khiến mọi người muốn tiếp xúc với nhân vật.
– Anh thanh niên với công việc:
+ Làm công tác khí tượng kiêm vật lí địa cầu trên đỉnh Yên Sơn cao hơn 2600m.
+ Một mình trên đỉnh núi cao quanh năm chỉ có cỏ cây và mây mù.
⇒ Hoàn cảnh sống và làm việc cô đơn, vắng vẻ, khắc nghiệt, không một bóng người.
+ Công việc hằng ngày của anh là: đo gió, mưa, nắng, tính mây, đo chấn động địa chất dự vào việc dự báo thời tiết, phục vụ sản xuất và chiến đấu.
Nửa đêm nằm trong chăn…làm việc với những con số chính xác
⇒ Lời tâm sự chân thật
⇒ Anh đã chiến thắng bản thân, vượt qua khó khăn để hoàn thành nhiệm vụ.
+ Thấy mình hạnh phúc khi phát hiện đám mây khô góp phần vào chiến thắng ở Hàm Rồng. ⇒ Có ý thức với công việc và yêu nghề, thấy công việc của mình là có ích.
+ Suy nghĩ về công việc: Vả khi ta làm việc ta với công việc là đôi, sao gọi là một mình được … chứ cất nó đi cháu buồn chết mất.
⇒ Anh thanh niên là người yêu nghề, có những suy nghĩ đẹp về nghề nghiệp và cuộc sống.
* Tính cách, phẩm chất của anh thanh niên:
– Thích và say mê đọc sách; trồng hoa, nuôi gà, đọc sách, và tự học ngoài giờ làm việc.
⇒ Anh thanh niên có thế giới tinh thần phong phú.
– Một căn nhà ba gian, sạch sẽ, với bàn ghế, sổ sách, biểu đồ, thống kê, máy bộ đàm.
⇒ Tổ chức, sắp xếp cuộc sống thật ngăn nắp, chủ động.
– Biếu tam thất cho bác lái xe; cắt hoa tặng cô gái; pha trà – nói chuyện vui vẻ; mang làn trứng để cho họ ăn trưa.
⇒ Anh chu đáo, cởi mở, hiếu khách
– Thấy mình chưa xứng đáng được vẽ; giới thiệu cho ông họa sĩ về ông kĩ sư vườn rau.
⇒ Khiêm tốn, giản dị và cảm phục với những con người đang ngày đêm cống hiến cho tổ quốc ở Sa Pa.
⇒ Chỉ xuất hiện trong khoảnh khắc nhưng tác giả đã khắc họa “một bức chân dung” – anh thanh niên với những nét đẹp về tinh thần, tình cảm, cách sống và những suy nghĩ về cuộc sống, về ý nghĩa của công việc.
⇒ Vẻ đẹp của những con người lao động bình thường có lí tưởng sống cao đẹp, yêu nghề, yêu đời. Sa Pa là nơi yên tĩnh, nhắc đến Sa Pa người ta chỉ nghĩ đến chuyện nghỉ ngơi nhưng ở đó lại có những con người đang lặng lẽ cống hiến sức mình cho công cuộc xây dựng đất nước.
3.2. Các nhân vật khác:
a. Nhân vật ông họa sĩ già
– Ông là một nghệ sĩ chân chính, tình yêu nghệ thuật cháy bỏng:
+ Ông họa sĩ đã lặn lội lên tận Sa Pa để tìm cảm hứng sáng tác, tìm đối tượng nghệ thuật.
+ Khi gặp anh thanh niên, sự từng trải về nghề nghiệp, niềm khao khát sáng tạo trong ông đã bừng dậy khiến ông bối rối, xúc động.
+ Ông muốn ghi lại hình ảnh anh thanh niên bằng nét bút kí họa.
– Là người từng trải, ông có những suy nghĩ sâu sắc về cuộc sống và con người:
+ Ông cảm nhận được vẻ đẹp sâu sắc trong tâm hồn anh thanh niên.
+ Ông cảm nhận được vẻ đep và ý nghĩa của cuộc sống ở con người trẻ tuổi này và cũng hiểu rất rõ ngôn ngữ của hội họa không đủ khả năng diễn tả vẻ đẹp tâm hồn của anh.
b. Nhân vật cô kĩ sư
– Cô là cô kỹ sư trẻ mới ra trường, hăng hái xung phong lên Lào Cai công tác. Bước qua cuộc đời học trò chật hẹp, bước vào cuộc sống bát ngát mới tinh, cái gì cũng làm cô háo hức. Cô khao khát được đi bất cứ đâu và làm bất cứ việc gì.
– Cô ôm bó hoa được tặng, lắng nghe câu chuyện của anh thanh niên rồi trầm ngâm lặng lẽ, cô xúc động khi nhìn thấy trang sách anh thanh niên đọc để trên mặt bàn.
– Cuộc gặp gỡ bất ngờ với anh thanh niên khiến cô xúc động, những điều anh nói, cả chuyện anh kể về những người khác đã khiến cô “bàng hoàng”, cô hiểu thêm cuộc sống một mình dũng cảm tuyệt đẹp của người thanh niên, về cái thế giới những con người như anh” và quan trọng hơn nữa là về con đường mà cô đã lựa chọn
c. Nhân vật bác lái xe
– Kích thích sự chú ý, đón chờ sự xuất hiện của anh thanh niên.
– Bác tạo ra tình huống truyện: cuộc gặp gỡ tình cờ giữa ba người (ông họa sĩ, cô kĩ sư, anh thanh niên)
d. Các nhân vật khác
– Ông kĩ sư vườn rau Sa Pa quan sát cách lấy mật của ong, thụ phấn hàng loạt cây su hào.
– Anh cán bộ nghiên cứu 11 năm chờ sét để lập bản đồ sét tìm tài nguyên cho đất nước.
⇒ Xuất hiện gián tiếp qua lời kể của anh thanh niên (ông họa sĩ, cô kĩ sư, bác lái xe xuất hiện trực tiếp)
⇒ Đó là những con người miệt mài, lặng lẽ say mê quên mình vì lợi ích của đất nước, vì cuộc sống của mọi người.
THAM KHẢO THÊM: