Nhằm giúp các bạn học sinh có nhiều kiến thức và nắm vững nội dung bài học, bài viết dưới đây chúng mình gửi đến bạn đọc bài viết Sơ đồ tư duy Chuyện chức phán sự đền Tản Viên dễ nhớ. Cùng tham khảo bài viết của chúng mình nhé.
Mục lục bài viết
1. Sơ đồ tư duy Chuyện chức phán sự đền Tản Viên dễ nhớ:
2. Sơ đồ tư duy Chuyện chức phán sự đền Tản Viên ngắn gọn:
Bản tính của Tử Văn:
Khi bị kết tội:
3. Một số câu hỏi và đáp án Chuyện chức phán sự đền Tản Viên hay nhất:
Câu hỏi:
Hãy đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi dưới đây:
Ngô Tử Văn tên là Soạn, người huyện Yên Dũng đất Lạng Giang.Chàng vốn khẳng khái nóng nảy, thấy sự tà gian thì không thể chịu được, vùng Bắc người ta vẫn khen là một người cương trực. Trong làng trước có một ngôi đền linh ứng lắm. Cuối đời nhà Hồ, quân Ngô sang lấn cướp, vùng ấy thành một nơi chiến trường. Bộ tướng của Mộc Thạnh có viên Bách hộ họ Thôi, tử trận ở gần đền, từ đấy làm yêu làm quái trong dân gian. Tử Văn rất tức giận, một hôm tắm gội sạch sẽ, khấn trời rồi châm lửa đốt đền. Mọi người đều lắc đầu lè lưỡi, họ sợ thay cho Tử Văn, nhưng chàng vung tay không cần gì cả.
( Trích Chuyện Chức Phán sự đền Tản Viên, SGK Ngữ văn 10,Trang 56,Tập II, NXBGD 2006)
1/ Nội dung chính của văn bản là gì?
2/ Hãy xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản?
3/ Hãy cho biết, việc dùng các từ ngữ tức giận, tắm gội sạch sẽ, khấn trời, châm lửa đốt đền đạt hiệu quả nghệ thuật như thế nào trong việc thể hiện tính cách của nhân vật Ngô Tử Văn?
4/ Em hãy viết đoạn văn ngắn (5 đến 7 dòng) bày tỏ suy nghĩ của mình về đức tính cương trực trong cuộc sống thông qua nhân vật Ngô Tử Văn.
Trả lời:
1/ Nội dung chính của đoạn văn trên là:
– Giới thiệu về nhân vật Ngô Tử Văn.
– Kể về sự phẫn nộ trước hành động tàn ác của tên hung thần và hành động nghĩa khí đốt đền thờ để trừ hại cho nhân dân của Ngô Tử Văn.
2/ Phương thức biểu đạt của văn bản là phương thức tự sự.
3/ Các từ ngữ tức giận, tắm gội sạch sẽ, khấn trời, châm lửa đốt đền đạt hiệu quả nghệ thuật trong việc khắc họa rõ nét tính cách của nhân vật Ngô Tử Văn:
– Lòng dũng cảm, chính trực của một con người vì dân, vì nước.
– Tinh thần dân tộc bất khuất và dũng cảm: dám đứng lên diệt linh hồn của tên tướng giặc, kẻ đã hại dân ta khi còn sống và cũng đã hại dân ta khi chết; bảo vệ những người có công với đất nước: Thổ công đã từng có công trong việc giúp Lí Nam Đế đánh giặc ngoại xâm.
4/ Một số gợi ý khi viết đoạn văn:
– Hình thức: đảm bảo số câu, không có gạch đầu dòng, không lỗi chính tả, không lỗi ngữ pháp. Lời văn trong sáng, tình cảm chân thành.
– Nội dung: Từ đức tính chính trực của nhân vật Ngô Tử Văn, học sinh liên hệ đến tính chính trực trong cuộc sống. Cụ thể:
+ Giải thích: Chính trực là kiên định, ngay thẳng. Người chính trực là người giữ mình trong sạch, giữ gìn sự ngay thẳng, không cầu danh lợi.
+ Ý nghĩa của đức tính: Chính trực biểu trưng cho con người mạnh mẽ, không sợ cái ác, cái xấu. Vì vậy, họ luôn có niềm tin vào chiến thắng, vượt qua mọi thử thách của hoàn cảnh, biết đấu tranh đến cùng với các thế lực xấu.
+ Phê phán lối sống giả tạo, hèn kém
+ Bài học về nhận thức và hành động cho bản thân: hiểu được ý nghĩa của tính chính trực, áp dụng trong thực tế cuộc sống, biết đấu tranh với cái xấu và luôn tích cực tu dưỡng, rèn luyện đạo đức của bản thân.
4. Phân tích tác phẩm Chuyện chức phán sự đền Tản Viên:
“Chuyện chức phán sự đền Tản Viên” là một câu chuyện xoay quanh nhân vật Ngô Tử Văn với tính cách dũng cảm, mạnh mẽ, được coi là hình ảnh đại diện cho công lý luôn đấu tranh chống lại thế lực tà ác, bảo vệ cuộc sống bình yên, ấm no cho nhân dân, khẳng định niềm tin vào công lý, công lý luôn chiến thắng cái ác.
Mở đầu tác phẩm, tác giả đã giới thiệu ngay nhân vật chính của câu chuyện, theo cách trực tiếp, súc tích như một lời tự sự thu hút sự chú ý, tò mò và thích thú cho người đọc: “Ngô Tử Văn tên là Soạn, người huyện Yên Dũng, đất Lạng Giang…là một người cương trực”. Với tính cách của Tử Văn, nhìn thấy cái ác là không thể chịu đựng được. Khi biết tin tướng giặc họ Thôi tử trận gần đền bao năm làm điều ác, gây phiền hà cho dân, Tử Văn quyết định đốt đền bất chấp kết quả ra sao.
Trước khi đốt đền, Tử Văn đã tắm rửa và vái lạy để tỏ lòng thành, chứng minh sự trong sạch và mong muốn bảo vệ sự bình yên của nhân dân, mong muốn hành động chính nghĩa của mình được trời đất chứng kiến. Hành động đốt đền của Tử Văn cho thấy ông là người chính trực và dũng cảm.
Tuy nhiên, sau khi đốt đền, Tử Văn đã bị hồn ma của tên tướng giặc họ Thôi đòi xây lại đền, khiến cho Tử Văn cảm thấy trong người vô cùng khó chịu “đầu lảo đảo và bụng run run, nổi lên một cơn sốt nóng sốt rét”, mặc dù hồn ma của tướng giặc đe dọa Tử Văn chắc chắn sẽ gặp tai ương và phải gặp Diêm Vương nhưng ông không sợ hãi mà thay vào đó vẫn bình tĩnh, mặc kệ những lời đe dọa. Chỉ đến khi Thổ Công lúc trước bị tên tướng giặc hại, hiện lên gặp Tử Văn lúc đó ông mới biết chính hồn ma tên tướng giặc đã cướp đền của Thổ Công. Lúc đầu, Tử Văn rất ngạc nhiên, nhưng rồi với bản lĩnh của một kẻ sĩ, Tử Văn đồng ý nghe lời Thổ Công, xuống gặp Diêm Vương đòi công lý cho Thổ công. Khi Ngô Tử Văn bị bắt và đưa về Minh Ti, quang cảnh nơi đây lạnh lẽo, rùng rợn, đáng sợ với nhiều hình ảnh ma mị như “cầu dài ước hơn nghìn thước, gió tanh sóng xám, hơi lạnh thấu xương”, Tử Văn không sợ mà vẫn dũng cảm kêu oan.
Phiên tòa xét xử tội của Tử Văn ở âm phủ rất căng thẳng, lúc đầu hồn ma tướng giặc vu cáo Tử Văn đốt đền, Diêm Vương liền trách mắng ngay nhưng Tử Văn không hề run sợ mà đáp trả bằng giọng mạnh mẽ, lên tiếng vạch mặt bản chất xấu xa của tên tướng giặc. Lo sợ bị bại lộ, tên tướng giặc họ Thôi giả van xin giảm án cho Tử Văn “Xin đại vương khoan dung tha cho hắn… nếu thẳng tay trị tội nó, sợ hại đến cái đức hiếu sinh”, ngược lại Tử Văn lúc này càng quyết tâm hơn, xin Diêm Vương được đem tư giấy đến đền Tản Viên để xác minh, Diêm Vương chấp thuận yêu cầu và sự thật đúng như Tử Văn nói, kết quả Tử Văn đã thắng kiện.
Tử Văn đã đấu tranh đến cùng vì lẽ phải, không bao giờ run sợ ở chốn ma quỷ, Tử Văn thắng kiện chứng minh một quy luật tất yếu, công lý luôn chiến thắng cái ác. Để cảm ơn và đền đáp Tử Văn, Thổ Công đã tiến cử ông giữ chức phán sự ở đền Tản Viên, Tử Văn là người chính trực, dũng cảm, can đảm và tin vào công lý nên xứng đáng được nhận chức phán sự. Lời bình ở cuối truyện như một lời nhắn nhủ của tác giả, khiến chúng ta phải suy nghĩ: trước hết là phải nhìn nhận thực tế của một xã hội thối nát đầy rẫy bất công; Điều thứ hai chúng ta phải nghĩ đến là đừng vì sợ gãy mà không dám cứng cỏi, chỉ khi chiến đấu đến cùng thì mới có thể chiến thắng, mới có thể diệt trừ cái ác, giành lại công lý và chính nghĩa.
“Chuyện chức phán sự đền Tản Viên” với cốt truyện kịch tính, yếu tố kỳ ảo xen kẽ tạo nên sức hấp dẫn riêng biệt đối với người đọc. Câu chuyện không chỉ củng cố niềm tin của con người vào công lý, công lý luôn chiến thắng cái ác, mà còn khuyên con người phải “cứng rắn” và chiến đấu đến cùng khi đối mặt với cái ác, không được chạy trốn, tránh né, hay thờ ơ, mà phải quyết tâm diệt trừ cái ác.