Mời các bạn tham khảo bài viết Sơ đồ tư duy bài thơ Đất nước của Nguyễn Khoa Điềm. Thông qua bài viết, chúng tôi hy vọng giúp các bạn học sinh tổng hợp và tóm tắt kiến thức một cách dễ hiểu, sinh động, giúp hiểu rõ mối quan hệ giữa các đoạn thơ. Đồng thời, bài viết giúp các bạn học sinh ôn luyện nhanh chóng, nắm vững kiến thức dễ dàng và đạt điểm cao.
Mục lục bài viết
1. Sơ đồ tư duy bài thơ Đất nước của Nguyễn Khoa Điềm đầy đủ nhất:
- Mẫu 1:
- Tác giả:
+ Nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm còn có tên là Nguyễn Hải Dương. Ông là nhà thơ, nhà chính trị lớn của Việt Nam.
+ Sinh ra ở Huế trong gia đình tri thức có truyền thống yêu nước và cách mạng.
+ Thuộc thế hệ nhà thơ trẻ trưởng thành trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ cứu nước.
+ Phong cách thơ: Nguyễn Khoa Điềm mang hai phong cách thơ chủ đạo là tính trữ tình – chính luận và cảm xúc dồn nén – suy tư sâu lắng. Thơ của Nguyễn Khoa Điềm lấy chất liệu từ văn học Việt Nam, lấy cảm hứng từ quê hương, con người, tinh thần chiến đấu của các chiến sĩ yêu nước Việt Nam.
- Hoàn cảnh sáng tác:
+ Hoàn thành ở chiến khu Trị Thiên năm 1971, in lần đầu năm 1974.
+ Tác phẩm có ý nghĩa thức tỉnh tuổi trẻ vùng đô thị tạm chiến miền Nam có ý thức, trách nhiệm đấu tranh chống Mĩ.
+ Xuất xứ: Phần đầu chương V.
- Ý nghĩa văn bản:
+ Cảm nhận mới mẻ về Đất nước.
+ Khơi dậy lòng yêu nước.
- Nội dung:
+ Phần đầu: Cách cảm nhận mới mẻ về đất nước, khơi dậy ý thức trách nhiệm của mọi người. Mỗi người phải có trách nhiệm đối với Đất nước vì Đất nước nằm trong máu thịt, kết tinh và hóa thân trong mỗi con người. Đất nước được hình thành từ những gì nhỏ bé, gắn với nền văn hóa lâu đời với phẩm chất, phong tục tập quán ngàn đời của dân tộc,… Đất nước là sự hòa quyện không thể tách rời giữa cá nhân và cộng đồng.
+ Phần sau: Tư tưởng “Đất nước của Nhân dân”. Được thể hiện từ không gian địa lý (những địa danh trải dài từ Bắc tới Nam đều mang tâm hồn và số phận Nhân dân). Bên cạnh đó, tư tưởng “Đất nước của Nhân dân” được khắc họa thông qua thời gian lich sử (Những người dân “giản dị và bình an” đã tạo ra Đất nước từ lâu đời). Cuối cùng, tư tưởng “Đất nước của Nhân dân” được hiện hữu từ bản sắc văn hóa dân tộc (Nhân dân đã tạo mọi giá trị vật chất và tinh thần cho Đất nước).
- Nghệ thuật:
+ Sử dụng chất liệu văn hóa dân gian, sức truyền cảm lớn từ phong cách trữ tình – chính luận.
+ Giọng điệu thơ biến đổi linh hoạt.
- Đề tham khảo:
+ Đề 1: Nghệ thuật sử dụng chất liệu văn hóa dân gian trong đoạn trích “Đất nước” – Nguyễn Khoa Điềm.
+ Đề 2: Cảm nhận mới mẻ của Nguyễn Khoa Điềm trong 9 câu thơ đầu trong đoạn trích “Đất nước”.
+ Đề 3: Cảm nhận của anh/chị về tư tưởng “Đất nước là của Nhân dân” trong đoạn trích “Đất nước” của Nguyễn Khoa Điềm.
=> Nhận xét: Bài thơ là sự kết tinh hết sức độc đáo văn hóa dân gian với hình thức thơ trữ tình và nghị luận chính trị. Đoạn thơ là một định nghĩa theo cách riêng của Nguyễn Khoa Điềm về Đất nước: “Đất nước không siêu hình, trừu tượng mà gắn bó, thân thuộc với mỗi con người, đất nước của những con người”.
- Mẫu 2:
Tác giả Nguyễn Khoa Điềm:
- Xuất thân:
+ Sinh tại Thừa Thiên Huế.
+ Trong một gia đình trí thức yêu nước.
- Phong cách thơ:
+ Kết hợp giữa chất trữ trí tuệ và trữ tình.
+ Mang màu sắc chính luận.
- Đề tài:
+ Viết rất thành công về đề tài Đất nước.
+ Trường ca “Mặt đường khát vọng” trong đó có đoạn trích “Đất nước”.
2. Sơ đồ tư duy bài thơ Đất nước của Nguyễn Khoa Điềm hay nhất:
Đất nước của Nguyễn Khoa Điềm được gợi lên qua ba câu hỏi: Đất nước có từ bao giờ? Đất nước là gì? Đất nước do ai làm nên?
a. Đất nước có từ bao giờ?
+ Nguyễn Khoa Điềm mang hai phong cách thơ chủ đạo là tính trữ tình – chính luận và cảm xúc dồn nén – suy tư sâu lắng. Thơ của Nguyễn Khoa Điềm lấy chất liệu từ văn học Việt Nam lấy cảm hứng từ quê hương, con người, tinh thần chiến đấu của các chiến sĩ yêu nước Việt Nam.
+ Tác giả khẳng định một điều tất yếu: “Khi ta lớn lên đất nước đã có rồi”. Điều này thôi thúc mỗi con người muốn tìm đến cội nguồn đất nước.
+ Đất nước bắt nguồn từ những điều bình dị, gần gũi trong đời sống của người Việt Nam: “miếng trầu của bà”, “búi tóc của mẹ”,…
+ Đất nước trưởng thành cùng quá trình lao động sản xuất “cái kèo cái cột thành tên”, “một nắng hai sương”, quá trình đấu tranh chống giặc ngoại xâm.
=> Nhận xét: Tác giả có cái nhìn mới mẻ về cội nguồn đất nước. Đất nước bắt nguồn từ chiều sâu văn hóa, văn học, lịch sử và truyền thống dân tộc.
b. Đất nước là gì?
- Về phương diện không gian địa lý:
+ Tác giả tách riêng hai yếu tố “đất” và “nước” để suy tư một cách sâu sắc.
+ Đất nước là không gian riêng tư quen thuộc gắn với không gian sinh hoạt của mỗi con người: “Nơi anh đến trường”, “nơi em tắm”, gắn với kỷ niệm tình yêu lứa đôi “nơi em đánh rơi… thương thầm”.
+ Đất nước là không gian bao la trù phú, không gian sinh tồn của cộng đồng qua bao thế hệ: “Đất là nơi con chim phượng hoàng… dân mình đoàn tụ”.
- Đất nước được nhìn xuyên suốt chiều dài lịch sử từ quá khứ, hiện tại đến tương lai:
+ Trong quá khứ Đất nước là nơi thiêng liêng, gắn với truyền thuyết, huyền thoại: “Đất là nơi chim về… trong bọc trăm trứng”.
+ Trong hiện tại: Đất nước có trong tấm lòng mỗi con người, mỗi người đều thừa hưởng những giá trị của Đất nước. Khi có sự gắn kết giữa mỗi con người thì Đất nước sẽ nồng thắm, hài hòa, lớn lao. Đất nước hiện ta giữa sự gắn kết của cái riêng và cái chung.
+ Trong tương lai: Thế hệ trẻ sẽ “mang đất nước đi xa”, “đến những ngày mơ mộng” => Đất nước sẽ trường tồn, bền vững.
=> Nhận xét: Qua cái nhìn toàn diện của nhà thơ, Đất nước hiện lên vừa gần gũi, thân thuộc lại vừa thiêng liêng, hào hùng và trường tồn đến muôn đời sau.
c. Đất nước do ai làm nên?
- Thiên nhiên địa lý của đất nước không chỉ là sản phẩm của tạo hóa mà được hình thành từ phẩm chất và số phận của mỗi người, là một phần máu thịt, tâm hồn con người:
+ Nhờ tình nghĩa yêu thương, thủy chung mà có “hòn Vọng Phu”, “hòn Trống Mái”.
+ Nhờ tinh thần bất khuất, anh hùng trong quá trình dựng nước và giữ nước mà có những ao đầm, di tích lịch sử về quá trình dựng nước.
+ Nhờ truyền thống hiếu học mà có những “núi Bút non Nghiêng”.
- Nhân dân làm nên lịch sử 4000 năm:
+ Họ là những người con trai, con gái bình dị nhưng luôn thường trực tình yêu nước.
+ Tác giả nhấn mạnh đến những con người vô danh làm nên lịch sử, khẳng định vai trò của mỗi cá nhân đối với lịch sử dân tộc.
=> Nhận xét: Nhân dân tạo ra và giữ gìn những giá trị vật chất, tinh thần cho Đất nước “truyền hạt lúa”, “truyền lửa”, “truyền giọng nói”, “gánh theo tên làng, tên xã”….Từ đó, những điều trên đã góp phần xây dựng nền móng phát triển đất nước lâu bền.
3. Sơ đồ tư duy bài thơ Đất nước của Nguyễn Khoa Điềm dễ hiểu nhất:
a. Mở bài:
+ Giới thiệu tác giả Nguyễn Khoa Điềm.
+ Giới thiệu bài thơ Đất nước.
b. Thân bài:
- Khái quát chung:
+ Hoàn cảnh sáng tác: Hoàn thành ở chiến khu Trị Thiên năm 1971, in lần đầu năm 1974. Tác phẩm có ý nghĩa thức tỉnh tuổi trẻ vùng đô thị tạm chiến miền Nam có ý thức, trách nhiệm đấu tranh chống Mĩ. Xuất xứ: Phần đầu chương V.
+ Nội dung trường ca “Mặt đường khát vọng”.
+ Nội dung bào thơ “Đất nước”.
+ Bố cục bài thơ.
- Nội dung:
+ Đất nước được hình thành từ những gì gần gũi, thân thương.
+ Đất nước gắn liền với không gian sinh tồn lâu đời, rộng lớn.
+ Đất nước là sự hòa quyện, không tách rời giữa cá nhân – cộng đồng.
+ Tư tưởng Đất nước của nhân dân qua ba bình diện.
- Nghệ thuật:
+ Sử dụng đậm đặc, đa dạng, sáng tạo chất liệu văn hóa dân gian.
+ Ngôn ngữ, hình ảnh thơ.
+ Giọng thơ biến đổi linh hoạt.
+ Sự hòa quyện giữa chất chính luận và chất trữ tình, suy tưởng và cảm xúc.
c. Kết bài:
+ Đánh giá, cảm nhận về bài thơ Đất nước.
+ Mở rộng vấn đề.
THAM KHẢO THÊM: