Bài thơ Đồng Chí nói về tình đồng chí, đồng đội thắm thiết, sâu nặng của những người lính cách mạng dựa trên cơ sở cùng chung cảnh ngộ và lí tưởng chiến đấu. Tình đồng chí góp phần quan trọng tạo nên sức mạnh và phẩm chất của những người lính cách mạng. Để hiểu rõ hơn, mời các bạn tham khảo bài viết Sơ đồ tư duy bài Đồng chí ngắn gọn, dễ đọc dễ nhớ dưới đây.
Mục lục bài viết
1. Sơ đồ tư duy bài Đồng chí ngắn gọn, dễ đọc dễ nhớ:
Luận điểm 1: Cảm nhận sự gắn kết trọn vẹn giữa những người đồng chí
– Họ hiểu về hoàn cảnh ra đi của nhau: bỏ lại sau lưng những gì bình dị, thân thuộc nhất, những gì đã gắn bó với họ từ lúc chào đời: “ruộng nương, gian nhà, giếng nước, gốc đa”
– Họ cùng nhau xác định lí tưởng: ra đi để bảo vệ những gì thân thương nhất, thái độ dứt khoát ra đi thể hiện quyết tâm chiến đấu
Luận điểm 2: Cảm nhận vẻ đẹp tình đồng chí
– Họ san sẻ cùng nhau, cùng nhau trải qua những “cơn ớn lạnh”, những khi “sốt run người vầng trán đẫm mồ hôi” ⇒ Hình ảnh chân thực, họ thương nhau khi phải trải qua những cơn sốt rét
– Họ chia sẻ cho nhau, cùng nhau trải qua những thiếu thốn về vật chất trong cuộc sống hằng ngày: “Áo anh rách vai…không giày”: Sự thiếu thốn về vật chất không làm tình cảm của họ phai nhạt đi, ngược lại làm cho họ quyết tâm hơn vì lí tưởng
– “Thương nhau tay nắm lấy bàn tay” Biểu hiện của tình đồng chí trực tiếp nhất, họ nắm tay nhau- cái nắm tay để sẻ chia, truyền hơi ấm, để hi vọng, để quyết tâm ⇒ Cử chỉ cảm động chan chứa tình cảm chân thành
Luận điểm 3: Biểu tượng cao đẹp về tình đồng chí, cảm nhận hình ảnh đầu súng trăng treo
Không phải ngẫu nhiên mà sau này Chính Hữu đặt tên cho một tập thơ của mình là Đầu súng trăng treo. Cũng không phải tự nhiên mà trên nhiều bìa sách, nhiều bức họa sách của Nhà xuất bản Quân đội nhân dân thường xuất hiện hình ảnh này. Nhà thơ đã sáng tạo được một hình ảnh thật độc đáo, giàu sức khái quát. Đầu súng – thể hiện của chiến tranh, của khói lửa; trăng treo – hình ảnh của thiên nhiên trong mát, của cuộc sống thanh bình. Sự kết hợp tự nhiên giữa đầu súng và trăng treo làm toát lên tâm hồn trong sáng,bay bổng của người chiến sĩ, làm toát lên ý nghĩa chân chính, cao cả của cuộc chiến tranh yêu nước. Chúng ta bền gan chiến đấu, gian khổ hi sinh chính vì vầng trăng ấy, vì cuộc sống thanh bình. Hình ảnh và nhịp điệu thơ này lơ lửng, sóng sánh, vừa tạo hình vừa thật gợi cảm. “Đầu súng trăng treo” có gian khổ nhưng cũng có niềm vui, vừa là thực vừa mang tính biểu tượng. Nó toát lên chất lãng mạn cách mạng đậm đà thật khó phân tích hết bằng lời.
2. Sơ đồ tư duy bài Đồng chí ngắn gọn, dễ đọc dễ nhớ hay nhất:
Luận điểm 1: Cơ sở hình thành nên tình đồng chí thắm thiết, sâu nặng
– Cùng chung cảnh ngộ xuất thân của những người lính.
– Cùng có chung lý tưởng chiến đấu.
– Sự chan hòa, chia sẻ những gian khổ cũng như niềm vui với đồng đội.
Luận điểm 2: Những biểu hiện cao đẹp của những người lính trong bài.
– Sự thấu hiểu và chia sẻ những tâm tư, nỗi buồn lẫn nhau.
– Sự đồng cam cộng khổ, chia sẻ những gian lao trong lúc khó khăn trong cuộc đời người lính.
Luận điểm 3: Bức tranh thể hiện vẻ đẹp của tình đồng chí.
– Hình ảnh “đầu súng trăng treo” – được xem là biểu tượng về cuộc đời của người lính dũng cảm: Chiến sĩ cũng như thi sĩ đều thấu hiểu về hiện thực nhưng không ngừng nghĩ đến 1 tương lai tươi sáng.
– Họ, những người nông dân, những chiến sĩ đã hy sinh tình cảm riêng tư để ra đi vì tổ quốc, vì đất nước. Chôn sâu trong lòng những trăn trở, những băn khoăn day dứt với quê hương xóm làng. Đối với chúng ta thì nhà, ruộng vườn của cải đóng vai trò rất quan trọng nhưng những người lính lại có một quan niệm khác biệt: “ruộng nương” thì gửi “bạn thân cày”, “gian nhà không” thì kệ “gió lung lay”. “Anh” lên đường ra mặt trận để lại sau lưng tất cả mọi thứ cả vật chất lẫn tình thương. Trong câu thơ có từ “mặc kệ” tưởng chừng những người lính vô tâm không nghĩ nhưng thật ra đó là sự dứt khoát và quyết tâm mạnh mẽ đang đè nén những thứ tình cảm cá nhân của những chàng trai có lí tưởng, có mục đích lớn lao. Dù sự dứt khoát quyết tâm có mạnh mẽ đến đâu thì trong sâu thẳm những chiến sĩ vẫn còn nặng lòng với quê hương, với xóm nước: “Giếng nước gốc đa nhớ người ra lính” hay ngược lại “người ra lính” đang nhớ quê hương. Hình ảnh nhân hóa kết hợp hoán dụ “giếng nước”, “gốc đa” hiện lên rất đỗi thân thuộc gần gũi đã góp phần thể hiện tình yêu với quê hương đất nước của những người chiến sĩ. Đó quả là sự hy sinh quá lớn lao, nó cần được thấu hiểu và sẻ chia, dường như nỗi lòng của “anh” cũng là tâm sự bấy lâu của “tôi”. Anh và tôi cũng nhau dốc bầu tâm sự để vơi nỗi lòng. Chính tình yêu quê hương, nỗi nhớ làng xóm thân thuộc đã tiếp thêm một nguồn sức mạnh cho tình đồng chí.
Tóm lại, trong sơ đồ tư duy đồng chí, họ chính là những người nông dân, những chiến sĩ đã hy sinh tình cảm riêng tư của bản thân để ra đi vì tổ quốc, vì đất nước.
3. Sơ đồ tư duy bài Đồng chí ngắn gọn, dễ đọc dễ nhớ ấn tượng nhất:
Luận điểm 1: Hình ảnh người lính hiện lên một cách chân thực, cảm động
– Sự tương đồng về hoàn cảnh xuất thân của những người lính: đều là những nông dân, những người con của vùng quê nghèo khó “nước mặn đồng chua”, “đất cày lên sỏi đá”.
– Từ “đôi người xa lạ”, họ cùng đi lính, chung lí tưởng chiến đấu vì Tổ quốc, “súng bên súng đầu sát bên đầu” sát cánh bên nhau trên chiến trường, chia bùi sẻ ngọt “đêm rét chung chăn” mà thành “đôi tri kỷ”.
– Nghệ thuật: sử dụng hình ảnh gợi tả đặc sắc, thủ pháp sóng đôi.
– Từ “Đồng chí”: cách gọi vừa trang nghiêm vừa thân thuộc, đầy tình cảm, mang hơi thở thời đại mới của cách mạng, kháng chiến. Giọng thơ chùng xuống, lắng đọng, tạo cảm giác thiêng liêng.
Luận điểm 2: Hình ảnh người lính với vẻ đẹp tình cảm, tâm hồn
– Lí tưởng chung đã khiến họ từ mọi phương trời xa lạ tập hợp lại trong hàng ngũ quân đội cách mạng và trở nên thân quen gắn bó: “Súng bên súng đầu sát bên đầu”
– Mục đích: Tất cả vì tổ quốc mà hi sinh… Họ gửi lại quê hương tất cả:“Gian nhà không mặc kệ gió lung lay”.
– Tình đồng chí :
+ Được nảy sinh từ nhiều điểm chung: (Cảnh ngộ, lí tưởng, nhiệm vụ…) để rồi thành mối tình tri kỉ: Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỉ. Tình cảm ấy phát triển thành tình Đồng chí.
+ Tình đồng chí giúp người lính vượt lên mọi khó khăn gian khổ:
– Giúp họ chia sẻ, cảm thông sâu xa những tâm tư, nỗi lòng của nhau: “Ruộng nương anh gửi bạn thân cày”… “Giếng nước gốc đa nhớ người ra lính”.
– Giúp họ vượt qua những gian lao thiếu thốn của cuộc kháng chiến: “Áo anh rách vai”… chân không giày. Cùng chịu đựng những cơn “Sốt run người vầng trán ướt mồ hôi”.
– Tình cảm gắn bó thầm lặng mà cảm động của người lính: “Thương nhau tay nắm lấy bàn tay”.
– Sức mạnh của tình đồng chí đã giúp người lính chủ động trong tư thế chờ giặc tới: “Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới”
– Vẻ đẹp tâm hồn của những người chiến sĩ:
Lãng mạn và lạc quan: “miệng cười buốt giá”; hình ảnh “đầu súng trăng treo” gợi nhiều liên tưởng phong phú.
Luận điểm 3: Tình đồng chí và khát vọng hòa bình
-Ba câu cuối kết thúc bài thơ bằng hình ảnh hai người đồng đội đứng gác trong đêm: Cảnh hoang vắng “rừng hoang sương muối” làm nổi bật hình ảnh “đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới”: hiên ngang, chủ động, “chờ” không sợ hãi.
– Hình ảnh đặc biệt: “Đầu súng trăng treo”
+ Gợi tả: hai người lính đứng gác dưới ánh trăng, trăng lặn xuống thấp dần khi trời gần sáng và như treo trên đầu súng.
+ Đặt hai biểu tượng đối lập trong cùng một câu thơ: “súng” tượng trưng cho chiến tranh, hiện thực; “trăng” tượng trưng cho vẻ đẹp hòa bình, lãng mạn.
+ Tạo nên một biểu tượng đẹp về cuộc đời người lính: chiến sĩ mà thi sĩ, thấu hiểu hiện thực nhưng vẫn không ngừng hi vọng vào tương lai tươi đẹp.
– Nghệ thuật: sử dụng hình ảnh tả thực, cặp hình ảnh đối lập.
THAM KHẢO THÊM: