Nhằm mục đích giúp học sinh dễ dàng hệ thống hóa được kiến thức, nội dung các tác phẩm trong chương trình Ngữ văn 10. Chúng tôi biên soạn bài viết Sơ đồ tư duy bài Chiến thắng Mtao Mxây dễ đọc, dễ nhớ.
Mục lục bài viết
1. Sơ đồ tư duy bài Chiến thắng Mtao Mxây dễ nhớ:
Sơ đồ 1:
Sơ đồ 2:
Sơ đồ 3:
Sơ đồ 4:
2. Tìm hiểu bài Chiến thắng Mtao Mxây:
2.1. Tác phẩm:
* Thể loại: Sử thi.
– Là những tác phẩm tự sự sử thi có quy mô đồ sộ, sử dụng ngôn ngữ có vần, nhịp, sử dụng những hình ảnh nghệ thuật tráng lệ, oai hùng nhằm nói đến một hay nhiều biến cố lớn xảy ra trong cuộc sống xã hội của cư dân thời cổ đại.
– Vị trí đoạn trích: Ở phần đầu sử thi “Đăm Săn”.
– Tóm tắt đoạn trích:
+ Bị Mtao Mxây lừa lúc vắng nhà, hắn bỏ trốn, lấy vợ Hơ Nhị.
+ Đăm Săn tổ chức đánh lại Mtao Mxây.
+ Đoạn trích kể chi tiết trận chiến của Đăm Săn và Mtao Mxây. Đăm Săn chiến thắng, giải cứu được vợ và chinh phục thành công buôn làng của tù trưởng Mtao Mxây.
– Bố cục:
+ Phần 1 (Từ đầu đến … rồi vào làng): Cảnh trận đánh giữa hai tù trưởng và cuộc đối đáp giữa Đăm Săn với nô lệ.
+ Phần 2 (Còn lại): Cảnh ăn mừng sau chiến thắng và hình tượng Đăm Săn.
– Giá trị nội dung: Nét đẹp của người anh hùng sử thi Đăm Săn: Trọng danh dự, tha thiết với hạnh phúc lứa đôi, tha thiết với sự ấm no, thịnh vượng của cộng đồng.
– Giá trị nghệ thuật: Xây dựng thành công nhân vật, ngôn từ trang trọng, giàu hình tượng, biểu cảm; nghệ thuật so sánh, nhân hoá.
2.2. Dàn ý phân tích:
Mở bài: Giới thiệu khái quát về đoạn trích “Chiến thắng Mtao Mxây” (giá trị nội dung, nghệ thuật).
Thân bài:
* Giới thiệu khái quát về đoạn trích “Chiến thắng Mtao Mxây”
– Vị trí đoạn trích: Ở phần đầu sử thi “Đăm Săn”.
– Tóm tắt đoạn trích:
+ Bị Mtao Mxây lừa lúc vắng nhà, cướp phá buôn, cướp vợ Hơ Nhị.
+ Đăm Săn tổ chức đánh trả.
+ Đoạn trích kể về cuộc giao chiến giữa Đăm Săn và Mtao Mxây. Đăm Săn chiến thắng, cứu được vợ và thu phục được dân làng của tù trưởng Mtao Mxây.
* Hình ảnh Đăm Săn và Mtao Mxây trong cuộc chiến
– Lúc khiêu chiến: Đăm Săn
+ Đứng tại chân cầu thang nhà kẻ thù khiêu chiến: Ta thách nhà ngươi…
+ Xuống! Xuống!
+ Ta sẽ lấy cái sàn hiên…bổ đôi…
+ Sao ta lại đâm ngươi khi ngươi đang đi…
=> Một tư thế đàng hoàng, tự tin, chủ động, một thái độ dứt khoát, quyết liệt.
– MTao – Mxây
+ Đứng tại nhà của mình: Ta không xuống đâu…
+ Ngươi không được đâm ta…
+ Ta sợ ngươi đâm ta…
+ Dáng tần ngần do dự…
→ Một thái độ do dự, thiếu tự tin, nhát sợ trước Đăm Săn.
* Lúc giao tranh:
Hiệp 1 | Hiệp 2 | Hiệp 3 | Hiệp 4 | |
Đăm Săn | – Khiêu khích, thách Mxây múa trước. – Bình tĩnh, thản nhiên. | – Đăm Săn múa trước: múa khiên vừa khoẻ, vừa đẹp (vượt đồi tranh, đồi lồ ô, chạy vun vút qua phía đông, phía tây…) – Nhai được miếng trầu của vợ → mạnh hơn.
| – Đăm Săn múa, đuổi đánh, đâm trúng kẻ thù nhưng không thủng → cầu cứu thần linh.
| – Được ông Trời mách kế. – Đuổi theo. – Giết chết kẻ thù. |
Mtao Mxây | – Múa khiên như trò chơi, khiên kêu lạch xạch như quả mướp khô, tự xem mình là tướng quen đánh trăm trận, quen xéo nát đất đai thiên hạ (chủ quan, ngạo mạn). | – Hoảng hốt trốn chạy bước cao bước thấp (yếu sức). – Chém trượt, chỉ trúng chão cột trâu. – Cầu cứu Hơ Nhị.
| – Chạy, vừa chạy vừa chống đỡ. | – Vùng chạy cùng đường, xin tha mạng. – Bị giết.
|
* Hình tượng Đăm Săn: Mang nét đẹp lớn lao, hùng vĩ, sức mạnh phi thường, tầm vóc thần thánh – quy tụ sức mạnh cộng đồng. Đây cũng là mơ ước, khát vọng của cộng đồng có những người anh hùng chiến thắng mọi kẻ thù. ..
* Nghệ thuật: Giàu hình ảnh, từ ngữ có ấn tượng mạnh, động từ mạnh, nhịp điệu vừa trang trọng vừa hào hùng. Phép chồng chéo, trùng lặp trong cấu trúc câu. Phép ẩn dụ, so sánh ở mức độ hùng vĩ với sức mạnh của trời đất, thần linh. ..
* Ý nghĩa của trận đánh và chiến thắng của Đăm Săn
– Kết quả:
+ Giải thoát cho vợ (không được chú trọng diễn tả).
+ Thu phục nô lệ, của cải, mở mang đất đai.
– Ý nghĩa:
+ Trọng tình nghĩa, giữ gìn hạnh phúc gia đình.
+ Mang tới sự hưng thịnh, vững mạnh cho cộng đồng.
+ Khát vọng cuộc sống bình an.
* Cảnh mừng chiến thắng và hình tượng Đăm Săn
– Thái độ của cộng đồng với chiến thắng và người anh hùng: Cuộc đối thoại giữa Đăm Săn và nô lệ: 3 lần hỏi, 3 lần trả lời (một nhà, tất cả các nhà, mỗi nhà).
+ Những nô lệ tự nguyện đi theo, mang theo của cải.
+ Tuân phục tuyệt đối với bản thân anh hùng.
Thể hiện sự thống nhất cao về ý chí, khát vọng của bản thân anh hùng đối với cộng đồng: Sau chiến tranh, họ sinh sống trong cùng một nhóm đông hơn, giàu có hơn. Lòng tôn kính, ngưỡng mộ người anh hùng, ý chí đoàn kết của cả cộng đồng – ý thức dân tộc.
– Dân làng Đăm Săn ca ngợi chiến thắng của tù trưởng:
+ Lời nghệ nhân: bà con xem…(điệp khúc) – tự hào, kiêu hãnh.
+ Cảnh ăn mừng tưng bừng, tiệc tùng linh đình.
– Các tù trưởng khác cũng ngưỡng mộ, chúc mừng.
Niềm vui mừng, phấn khởi, tự hào, đấy là chiến thắng của chính họ. Ca ngợi tù trưởng anh hùng của mình.
– Nghi lễ
+ Tế lễ thần linh.
+ Tổ chức ăn mừng: đánh chiêng, rượu thịt nhiều vô kể.
+ Mọi người chúc mừng…
+ Quan niệm tôn thờ thần linh, tập tục ăn mừng chiến thắng của người Ê – Đê.
– Hình ảnh Đăm Săn
+ Lời hiệu triệu: ơ các con, ơ các con…, hỡi anh em trong nhà, hỡi bà con trong làng…
+ Lời chỉ huy, ra lệnh: hãy đánh chiêng lên, hãy đi lấy rượu…
+ Hình dáng, cơ thể: đôi mắt long lanh như mắt chim ghếch, bắp chân to bằng cây xà ngang…
+ Trang phục: ngực quấn một tấm mền chiến, mình khoác một tấm áo chiến, tai đeo nụ..
+ Hình ảnh ăn uống, vui chơi: uống không biết say, ăn không biết no, chuyện trò không biết chán, tóc thả trên sàn…
+ Sức mạnh: nằm sấp thì gãy rầm sàn, nằm ngửa thì gãy xà dọc.
Hình tượng Đăm Săn được khắc hoạ sâu sắc, toàn diện, toả sáng vẻ đẹp hùng vĩ, thể hiện sự ngưỡng mộ tôn sùng của cộng đồng. Người anh hùng sử thi trở nên toả sáng là tâm điểm của cộng đồng.
– Đặc điểm nghệ thuật: Các đoạn văn ngắn gọn, câu dài với hình ảnh phóng đại kỳ vĩ, liệt kê trùng điệp, kiểu câu cảm thán, hô ngữ, hình ảnh hào hùng, nhịp điệu rộn ràng, sôi động. .. tạo nên nét đặc sắc của văn phong sử thi.
– Ý nghĩa của việc miêu tả đậm cảnh mừng chiến thắng:
+ Thể hiện quan điểm phê phán chiến tranh bộ tộc lúc bấy giờ: mở rộng cộng đồng, bằng lòng với sự phồn thịnh, hùng mạnh của cộng đồng → Nó thể hiện niềm vui hân hoan mừng chiến thắng, hướng tới sự phồn thịnh, ấm no đoàn kết. Đó là ước vọng lớn lao cao đẹp của xã hội Ê – đê.
Kết bài:
– Khái quát lại giá trị tư tưởng và nghệ thuật.
+ Nội dung: Ngợi ngời con người tài hoa, phẩm chất tốt đẹp: coi trọng danh dự, tha thiết với hạnh phúc lứa đôi, tha thiết với cuộc sống phồn vinh của tộc.
– Khát vọng cao cả của nhân dân đã được phản ánh từ lâu đời.
+ Nghệ thuật: Xây dựng hình ảnh anh hùng kỳ vĩ tầm vóc thần linh. Ngôn ngữ giàu hình tượng, biểu cảm, trang trọng với nghệ thuật so sánh và nhân hoá đặc sắc. Câu cảm thán, hô ngữ, ẩn dụ, so sánh, . ..
→ Tạo nên một phong cách riêng cho sử thi: Sự lãng mạn hào hùng, giàu sức lôi cuốn.
3. Một số câu hỏi đọc hiểu:
Câu hỏi: Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi từ 1 đến 4:
Đọc những câu văn sau đây và trả lời câu hỏi:
“Đến lúc này, Mtao Mxây bảo Hơ Nhị quăng cho hắn miếng trầu. Nhưng Đăm Săn đã đớp được miếng trầu. Chàng nhai trầu, sức chàng tăng lên gấp bội.”
(…)Đến lúc này Đăm Săn đã thấm mệt. Chàng vừa chạy vừa ngủ mộng thấy ông Trời.
Đăm Săn: Ối chao,chết mất thôi ông ơi ! Cháu đâm mãi mà không thủng hắn!”.
Ông Trời: “Thế ư, cháu? Vậy thì cháu hãy lấy một cái chày mòn ném vào vành tai hắn là được”.
Đăm Săn bừng tỉnh, chộp ngay một cái chày mòn, ném trúng vào vành tai kẻ địch.”
(Trích Đăm Săn – sử thi Tây Nguyên)
1. Ý nghĩa của hình ảnh miếng trầu trong đoạn trích trên?
2. Vai trò của ông Trời đối với cuộc chiến đấu và chiến thắng của Đăm Săn được thể hiện như thế nào?
3. Sáng tạo chi tiết miểng trầu và nhân vật ông trời, tác giả dân gian muốn bày tỏ thái độ và tình cảm gì đối với nhân vật chính của tác phẩm?
4. Viết đoạn văn ngắn (5 đến 7 dòng) bày tỏ suy nghĩ về vai trò của con người trong cuộc sống hôm nay.
Trả lời:
1/Miếng trầu mang tính tượng trưng cho sức mạnh của thị tộc dành cho người anh hùng. Người anh hùng trong xã hội phong kiến không thể nào sống tách rời thị tộc.
2/Ông Trời là vị thần bảo hộ cho thị tộc. Ông Trời giúp đỡ và sẽ phù hộ cho những ai hi sinh vì lợi ích của thị tộc. Cần nói thêm là nhân vật Đăm Săn và Hơ Nhị đều có cội nguồn thần linh. Đó cũng là cội nguồn tài năng, sức mạnh phi thường mà nhân vật có được. Trong thời thần thoại, con người không thể chiến thắng nếu không nhờ đến sự giúp đỡ của thần linh. Mối quan hệ giữa con người và thần linh gần gũi, khăng khít và bình đẳng thân tình. Điều đó phản ánh dấu tích của tư duy thần thoại cổ xưa, dấu tích của thời đại phong kiến có sự phân chia giai cấp rõ ràng.
Thần linh có tham gia vào việc con người hay chỉ giữ vai trò gợi mở, cố vấn, không định đoạt kết cục cuộc chiến. Kết quả cuối cùng chỉ phụ thuộc ở ý chí của người anh hùng. Điều đó biểu hiện của ý thức dân chủ công xã thời thị tộc cổ xưa.
3/ Thông qua việc tái hiện lại câu chuyện, chúng ta thấy được sự khâm phục, tự hào của tập thể cộng đồng (dân làng Ê-đê) trước chiến thắng của cá nhân anh hùng (tù trưởng ĐĂM SĂN)
4/Đoạn văn đảm bảo các điều kiện:
– Hình thức: đảm bảo về số lượng chữ, không có gạch đầu dòng, không có lỗi chính tả, ngữ pháp. Hành văn trong sáng, tình cảm chân thành.
– Nội dung: Thông qua nhân vật Đăm Săn quyết định cho sự chiến thắng quân thù trong sử thi, thí sinh thấy rõ tầm quan trọng của con người đối với xã hội ngày nay. Từ đó, cần phải trân trọng, yêu thương con người, đề cao nhân phẩm. Phê phán các hành vi xâm hại quyền sống và lợi ích của con người. Rút ra bài học nhận thức và hành vi.