Khi tân sinh viên nhập học đại học thì cần phải chuẩn bị một số khoản tài chính nhất định, ngoài tiền học phí thì tân sinh viên có thể cần phải chuẩn bị những loại phí khác theo quy định của từng cơ sở giáo dục đào tạo. Vậy sinh viên nhập học đại học cần phải nộp những khoản tiền nào?
Mục lục bài viết
1. Sinh viên nhập học Đại học cần phải nộp khoản tiền nào?
Khi tân sinh viên tiến hành nhập học đại học thì cần phải nộp một số khoản tiền theo quy định riêng của từng cơ sở giáo dục đào tạo khác nhau. Tuy nhiên, thông thường khi mới nhập học thì tân sinh viên sẽ phải nộp những khoản tiền sau:
Thứ nhất, tiền làm hồ sơ, giấy tờ và tài liệu cho tân sinh viên khi nhập học đại học.
Thứ hai, học phí. Học phí được xem là khoản tiền quan trọng nhất nộp cho cơ sở giáo dục đào tạo để trường đại học chi trả cho chi phí giáo dục, đào tạo, học phí được tính dựa trên số tín chỉ mà sinh viên sẽ học trong một học kỳ/năm học đó. Tùy theo mô hình trường công hay trường tư, chương trình học cơ bản hay chương trình học chất lượng cao mà mức học phí sinh viên cần phải nộp cũng sẽ khác nhau. Ở một số trường đại học công lập, mức học phí thông thường sẽ được thực hiện theo quy định của pháp luật như theo quy định tại Điều 11 của Nghị định 81/2021/NĐ-CP. Trong những trường hợp này, mức học phí thấp hơn so với các trường đã tự chủ về tài chính và các trường tư. Đồng thời, học phí có thể khác nhau giữa các chương trình học, chương trình đào tạo, chương trình đào tạo chất lượng cao thường sẽ có mức học phí cao hơn so với chương trình đào tạo đại trà.
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 12 của Nghị định 81/2021/NĐ-CP có quy định về vấn đề thu học phí. Theo đó, học phí đại học sẽ được thu theo định kỳ hàng tháng. Trong trường hợp sinh viên tự nguyện chi trả thì nhà trường có thể thu học phí cho cả học kỳ hoặc thu học phí cho cả năm. Đối với các cơ sở giáo dục đại học thì nhà trường được thu tối đa 10 tháng/năm. Nhìn chung, mức học phí không đơn thuần chỉ phản ánh chi phí giáo dục mà nó còn thể hiện sự đa dạng trong chất lượng giáo dục, quy mô hình thức quản lý của các trường đại học.
Thứ ba, tiền mua hồ sơ sức khỏe và khám sức khỏe.
Thứ tư, tiền ký túc xá (áp dụng đối với sinh viên có nhu cầu ở ký túc xá).
Thứ năm, tiền bảo hiểm y tế. Đây được xem là khoản thu bắt buộc, mức thu tại các trường đại học giống nhau.
Ngoài ra, tùy từng trường đại học khác nhau, trong thời điểm nhập học sinh viên cần phải đóng thêm một số khoản chi phí khác như:
+ Sổ tay sinh viên;
+ Tài liệu sinh hoạt công dân;
+ Thẻ sinh viên;
+ Bảng tên sinh viên;
+ Sổ ngoại trú và nội trú.
Trong quá trình học tập tại trường, sinh viên có thể đóng thêm một số khoản tiền như: Thẻ thư viện, phí thư viện ngoài giờ, tiền in ấn bảng điểm, chi phí chuyển môn học, chi phí chuyển ngành, phí xét tốt nghiệp, tham dự lễ tốt nghiệp,…
Tuy nhiên trong thời gian vừa qua, có nhiều phản ánh từ các bậc phụ huynh liên quan đến khoản lệ phí “lạ” của một số trường đại học ngoài các chi phí nêu trên. Tức là ngoài học phí, nhiều trường đại học còn thông báo một số khoản tiền khác như tin nhắn điện thoại, thư viện số, hệ thống quét trùng lặp, bảo hiểm tai nạn, sinh hoạt chính trị, dịch vụ thông tin trực tuyến, kỹ năng mềm, khảo sát phân loại ngoại ngữ đầu vào,… và số tiền này có thể lên tới hàng triệu đồng.
Đồng thời, sinh viên còn có thể phát sinh thêm một số phụ phí như tiền thuê nhà trọ, tiền sinh hoạt điện nước,… khiến cho nhiều tân sinh viên và các bậc phụ huynh chưa thể xoay sở kịp. Điều này có thể làm giảm cơ hội học tập, đặc biệt là đối với sinh viên có hoàn cảnh khó khăn hoặc đặc biệt khó khăn, ở vùng sâu vùng xa, mức thu nhập của gia đình thấp hoặc không ổn định.
2. Sinh viên nhập học Đại học có thể đóng học phí thông qua hình thức nào?
Căn cứ theo quy định tại khoản 4 Điều 12 của Nghị định 81/2021/NĐ-CP, có quy định về vấn đề thu học phí. Theo đó, trong trường hợp tổ chức hoạt động giảng dạy, học tập theo chế độ tín chỉ thì các cơ sở giáo dục đào tạo có thể quy đổi để thu học phí theo tín chỉ đối với sinh viên, tuy nhiên tổng số học phí thu theo tín chỉ của toàn bộ khóa học không được phép vượt quá mức học phí theo quy định cho khoa học đó nếu thu học phí theo năm học. Các cơ sở giáo dục đào tạo có trách nhiệm và nghĩa vụ tổ chức hoạt động thu học phí, nộp học phí vào ngân hàng thương mại hoặc Kho bạc nhà nước để quản lý, sử dụng theo đúng quy định của pháp luật. Trong trường hợp phát sinh khoản thu học phí bằng tiền mặt thì định kỳ, các đơn vị giáo dục đào tạo cần phải làm thủ tục chuyển toàn bộ học phí đã thu bằng tiền mặt còn dư tại Quỹ vào tài khoản của đơn vị đó tại Kho bạc nhà nước hoặc ngân hàng thương mại để quản lý theo quy định của pháp luật.
Như vậy, theo điều luật nêu trên thì các trường đại học có trách nhiệm và nghĩa vụ tổ chức thu học phí phải nộp học phí vào ngân hàng thương mại hoặc Kho bạc nhà nước để quản lý, sử dụng theo quy định của pháp luật. Trong trường hợp phát sinh khoản thu học phí bằng tiền mặt thì các đơn vị cần phải thực hiện thủ tục chuyển toàn bộ học phí đã thu bằng tiền mặt còn dư tại Quỹ tài chính vào tài khoản của đơn vị đó được lập tại Kho bạc nhà nước hoặc ngân hàng thương mại để quản lý.
Vì vậy hiện nay, việc nộp học phí của sinh viên đại học có thể được thực hiện bằng hình thức: Nhận tiền mặt hoặc chuyển khoản.
Nội dung hướng dẫn nộp học phí sẽ được các trường đại học hướng dẫn cụ thể trong quá trình sinh viên thực hiện thủ tục nộp học phí.
Nhằm hỗ trợ các bạn tân sinh viên trong quá trình thực hiện thủ tục nộp kinh phí nhập học một cách nhanh chóng và thuận tiện, Luật Dương Gia có thể gửi đến các bạn một số hướng dẫn chi tiết sau đây, các bạn có thể đọc kỹ và thực hiện theo đúng hướng dẫn để hoàn tất việc nộp kinh phí trong quá trình nhập học đại học (hình thức chuyển khoản):
Bước 1: Có thể chuyển khoản thông qua ứng dụng ngân hàng hoặc ví điện tử. Để nộp kinh phí nhập học theo hình thức chuyển khoản qua ứng dụng ngân hàng hoặc ví điện tử (Momo, Zalopay…), tân sinh viên cần phải đăng nhập vào ứng dụng ngân hàng vào ví điện tử đó, sau đó chuyển tiền vào số tài khoản của trường đại học.
Bước 2: Kiểm tra thông tin nộp tiền qua email. Sau khi đã đóng đầy đủ chi phí có liên quan, sinh viên đăng nhập vào địa chỉ email đã đăng ký để kiểm tra thông tin xác nhận thanh toán của trường đại học.
Bước 3: Tra cứu thông tin nộp tiền. Sau khi sinh viên nộp đầy đủ các khoản học phí, lệ phí có liên quan thì cần phải quay trở lại Cổng thông tin đăng nhập của trường đại học đó để tra cứu kết quả.
3. Sinh viên nhập học Đại học cần chuẩn bị những hồ sơ gì?
Thành phần hồ sơ nhập đại học sẽ được chuẩn bị theo thông báo của từng trường đại học khác nhau, tuy nhiên có thể tham khảo một số giấy tờ thông dụng cần phải chuẩn bị khi nhập học đại học như sau:
-
Giấy báo trúng tuyển, bản chính;
-
Sơ yếu lý lịch của tân sinh viên;
-
Giấy chứng nhận tốt nghiệp Trung học phổ thông tạm thời áp dụng đối với những thí sinh tốt nghiệp Trung học phổ thông trong năm đó, hoặc bằng tốt nghiệp Trung học phổ thông tác dụng đối với những thí sinh đã tốt nghiệp trước đó;
-
Học bạ Trung học phổ thông, bản sao có công chứng kèm theo bản gốc để đối chiếu;
-
Chứng minh thư nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân, sổ đoàn;
-
Bản sao của giấy khai sinh, phiếu khám sức khỏe được cấp tại cơ sở ý tế có thẩm quyền;
-
Ảnh thẻ với kích thước 3cm x 4cm;
-
Hồ sơ, giấy chứng nhận ưu đãi;
-
Chuẩn bị học phí theo mức thu mà nhà trường đã thông báo;
-
Bản sao có chứng thực đối với các loại giấy tờ, tài liệu xác nhận tân sinh viên là đối tượng đầu tiên;
-
Giấy chứng nhận đăng ký nghĩa vụ quân sự, giấy xác nhận đăng ký vắng mặt do Ban chỉ huy quân sự cấp quận, huyện cung cấp (đối với nam).
THAM KHẢO THÊM: