Hiện nay, thực trạng bị buộc thôi học của nhiều học sinh, sinh viên đã làm mất đi cơ hội học tập cũng như ảnh hưởng đến tương lai, vì vậy nhà trường và các cơ quan chức năng cần phải có biện pháp khắc phục liên quan đến vấn đề này. Vậy theo quy định của pháp luật thì sinh viên bị buộc thôi học có bị gửi giấy về nhà hay không?
Mục lục bài viết
1. Sinh viên bị buộc thôi học có gửi giấy về nhà không?
Theo thống kê tại một số trường đại học ở nước ta hiện nay, số lượng sinh viên và học sinh bị buộc thôi học có dấu hiệu ngày càng gia tăng. Đây là điều mà không một sinh viên, học sinh hoặc phụ huynh nào mong muốn. Vấn đề sinh viên bị cho thôi học xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau như: Kết quả học tập kém, không hoàn thành chương trình học tập, đóng học phí không đầy đủ, sinh viên có hành vi tự tiện bỏ học hoặc vi phạm quy chế khác của nhà trường. Căn cứ theo quy định tại khoản 3 Điều 11 của Thông tư 08/2021/TT-BGDĐT, có nêu rõ quy trình và thủ tục buộc thôi học, việc thông báo buộc thôi học đối với sinh viên. Theo đó, điều luật này quy định:
(1) Cuối mỗi học kỳ chính, sinh viên tại các trường đại học sẽ được cảnh cáo về kết quả học tập của mình dựa trên một số điều kiện như sau:
-
Tổng số tín chỉ không đạt của sinh viên trong học kỳ vượt quá tỷ lệ 50% khối lượng đã đăng ký học trong kỳ học đó; hoặc tổng số tín chỉ nợ đọng của sinh viên từ đầu khóa học vượt quá phạm vi 24 tín chỉ;
-
Điểm trung bình học kỳ của sinh viên đạt dưới 0,8 đối với học kỳ đầu của khoa học, hoặc điểm trung bình học kỳ của sinh viên đọc dưới 1,0 đối với các học kỳ tiếp theo;
-
Điểm trung bình tích lũy của sinh viên đạt dưới 1,2 áp dụng đối với sinh viên trình độ đại học năm thứ nhất, hoặc điểm trung bình tích lũy của sinh viên đạt dưới 1,4 áp dụng đối với sinh viên trình độ đại học năm thứ hai, hoặc điểm trung bình tích lũy của sinh viên đạt dưới 1,6 áp dụng đối với sinh viên trình độ đại học năm thứ ba, hoặc điểm trung bình tích lũy của sinh viên đạt dưới 1,8 áp dụng đối với sinh viên trong các năm tiếp theo.
(2) Sinh viên đại học bị bắt buộc thôi học khi thuộc một trong những trường hợp sau đây:
-
Số lần cảnh cáo về kết quả học tập hoặc mức cảnh cáo học tập của sinh viên vượt quá giới hạn theo quy định của cơ sở đào tạo;
-
Thời gian học tập của sinh viên vượt qua giới hạn căn cứ theo quy định tại Điều 2 của Thông tư 08/2021/TT-BGDĐT.
(3) Quy chế của cơ sở đào tạo quy định cụ thể những vấn đề sau đây:
-
Quá trình lựa chọn, áp dụng một số điều kiện cảnh cáo học tập đối với sinh viên, giới hạn số lần hoặc mức cảnh cáo học tập đối với sinh viên tuy nhiên không vượt quá hai lần cảnh cáo liên tiếp;
-
Quy trình, thủ tục cảnh cáo học tập đối với sinh viên, buộc thôi học đối với sinh viên, việc thông báo hình thức áp dụng tối sinh viên;
-
Vấn đề bảo lưu kết quả học tập của sinh viên đã tích lũy trong trường hợp sinh viên bị buộc thôi học.
Như vậy, trường hợp sinh viên bị buộc phải thôi học thì việc nhà trường có gửi giấy báo về gia đình hay không sẽ tùy thuộc vào Quy chế của từng cơ sở đào tạo.
Khi bị bắt buộc phải thôi học, sinh viên và phụ huynh có thể nhận được giấy báo thông qua bưu điện hoặc thông qua dịch vụ bưu chính tùy theo quy định của từng cơ sở đào tạo. Thông qua văn bản này, sinh viên sẽ biết lý do bị bắt buộc thôi học và các quy định liên quan đến trường hợp buộc thôi học của bản thân. Quy trình bắt buộc thôi học đối với sinh viên cũng có một số thay đổi tại các trường hoặc cơ quan quản lý giáo dục, vì vậy sinh viên có thể kiểm tra, tìm hiểu về vấn đề bị buộc thôi học của mình, bảo đảm quyền lợi của cá nhân.
2. Sinh viên bị buộc thôi học có được học lại không?
Trong trường hợp sinh viên bị buộc cho thôi học muốn học lại tại cơ sở đào tạo đó thì phải tham gia kỳ thi tuyển đầu vào giống như những trường hợp khác. Hiện nay, pháp luật không có quy định nghiêm cấm sinh viên đã bị áp dụng hình thức kỷ luật buộc thôi học thì lại vào trường cũ hoặc theo học tại cơ sở đào tạo mới, tuy nhiên cá nhân này cần phải đáp ứng đầy đủ điều kiện dự tuyển được quy định cụ thể tại Điều 5 của Thông tư 09/2020/TT-BGDĐT. Cụ thể bao gồm:
Thứ nhất, sinh viên đã tốt nghiệp Trung học phổ thông hoặc đã tốt nghiệp trung cấp, người tốt nghiệp trình độ trung cấp phải học và thi đạt yêu cầu đủ khối lượng kiến thức văn hóa bậc Trung học phổ thông.
Thứ hai, sinh viên đáp ứng đầy đủ điều kiện sức khỏe để tiếp tục học tập, riêng đối với sinh viên là người khuyết tật thì cơ sở đào tạo sẽ xem xét, quyết định cho dự tuyển vào các ngành phù hợp với sức khỏe.
Thứ ba, sinh viên trong độ tuổi theo quy định đối với số trường, ngành nghề có xét điều kiện liên quan đến tuổi.
Thứ tư, sinh viên đạt yêu cầu sơ tuyển, nếu đăng ký vào các trường có quy định sơ tuyển.
Thứ năm, sinh viên có hộ khẩu thường trú thuộc vùng tuyển quy định đối với một số trường, một số ngành nghề có xem xét điều kiện về vùng.
Thứ sáu, đối với quân nhân, sĩ quan, hạ sĩ quan hoặc chiến sĩ phục vụ tại ngũ trong lực lượng công an nhân dân thì chỉ được dự tuyển vào các cơ sở đào tạo do Bộ Quốc phòng hoặc Bộ Công an quy định, và phải được cho phép đi học.
Bên cạnh đó, hiện nay nhiều trường cũng đã và đang áp dụng hình thức xét tuyển học bạ nên trường hợp muốn đi học lại, cá nhân có thể xem xét xét tuyển theo hình thức học bạ bên cạnh việc học và thi lại giống như các trường hợp khác.
Ngoài ra, sinh viên bị cho thôi học sẽ có quyền được bảo lưu số tín chỉ đã hoàn thành tại cơ sở đào tạo cũ trong một khoảng thời gian nhất định tùy thuộc vào cơ chế của từng cơ sở đào tạo khác nhau. Trường hợp sinh viên thi lại và đỗ vào trường nơi đã bị bắt buộc thôi học trong thời gian tính chỉ còn được bảo lưu thì sẽ không cần phải học lại các môn học này.
3. Sinh viên bị buộc thôi học trong trường hợp nào?
Sinh viên bị buộc thôi học khi thuộc một trong những trường hợp sau đây:
(1) Đối với sinh viên theo học chương trình đào tạo theo tín chỉ. Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 11 của Thông tư 08/2021/TT-BGDĐT, sinh viên thuộc chương trình đào tạo theo tín chỉ sẽ bị cho thôi học khi thuộc một trong những trường hợp sau đây:
-
Sinh viên có số lần bị cảnh cáo hoặc mức cảnh cáo học tập vượt quá giới hạn nhất định. Mức giới hạn và số lần giới hạn sẽ được quy định cụ thể tại quy chế của từng cơ sở đào tạo khác nhau. Tuy nhiên cần phải lưu ý, pháp luật quy định giới hạn số lần cảnh cáo học tập là không vượt quá 02 lần liên tiếp, tức là trong trường hợp sinh viên bị cảnh cáo từ lần thứ ba liên tiếp trở đi thì sinh viên đó sẽ bị cho thôi học;
-
Sinh viên có thời gian học tập dài hơn giới hạn theo quy định của pháp luật. Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 5 của Thông tư 08/2021/TT-BGDĐT, thì thời gian tối đa cho phép sinh viên hoàn thành chương trình đào tạo sẽ được từng cơ sở đào tạo quy định tại Quy chế của trường, tuy nhiên pháp luật hiện nay giới hạn thời gian này không vượt quá hai lần thời gian theo kế hoạch chuẩn toàn khoá.
(2) Đối với sinh viên theo học chương trình đào tạo theo niên chế. Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 12 của Thông tư 08/2021/TT-BGDĐT, sinh viên thuộc chương trình đào tạo theo niên chế sẽ bị áp dụng biện pháp cho thôi học nếu thuộc một trong những trường hợp sau đây:
-
Sinh viên có điểm trung bình một năm học thấp hơn 0,8;
-
Sinh viên có điểm trung bình tích lũy thấp hơn 1,2 sau khoảng thời gian hai năm theo học; hoặc sinh viên có điểm trung bình tích lũy thấp hơn 1,36 khoảng thời gian ba năm học; hoặc sinh viên có điểm trung bình tích lũy thấp hơn 1,6 từ sau 04 năm học trở lên;
-
Thời gian học tập của sinh viên vượt quá giới hạn theo quy định của pháp luật.
(3) Đối với trường hợp sinh viên vi phạm nội qui của cơ sở đào tạo. Căn cứ theo quy định tại Điều 20 của Thông tư 08/2021/TT-BGDĐT, có quy định về hình thức xử lý vi phạm đối với sinh viên trong một số trường hợp đặc biệt. Theo đó, sinh viên sẽ bị áp dụng biện pháp cho thôi học nếu vi phạm một trong các quy định sau đây:
-
Sinh viên có hành vi nhờ người thi hộ hoặc được nhờ thi hộ sau lần thứ 02 trở đi, sau khi sinh viên đó đã bị áp dụng biện pháp đình chỉ học tập 12 tháng (01 năm) ở lần vi phạm đầu tiên;
-
Sinh viên có hành vi sử dụng giấy tờ, hồ sơ, văn bằng, chứng chỉ giả để xét điều kiện được trúng tuyển và xét tốt nghiệp tại cơ sở đào tạo.
Như vậy, khi sinh viên thuộc một trong những trường hợp nêu trên thì có thể bị áp dụng biện pháp cho thôi học tại các cơ sở đào tạo.
THAM KHẢO THÊM: