Sinh sản vô tính ở thực vật là hình thức sinh sản không có sự hợp nhất của giao tử đực và giao tử cái, con cái giống nhau và giống cây mẹ. Dưới đây là bài viết về chủ đề Sinh sản vô tính ở thực vật là cây non được sinh ra mang đặc tính?, mời các bạn cùng tham khảo.
Mục lục bài viết
1. Sinh sản vô tính ở thực vật là cây non được sinh ra mang đặc tính?
A. Giống cây mẹ, có sự kết hợp giữa giao tử đực và giao tử cái
B. Giống cây mẹ, không có sự kết hợp giữa giao tử được và giao tử cái
C. Giống bố mje, có sự kết hợp giữa giao tử đực và giao tử cái
D. Giống và khác cây mẹ, không có sự kết hợp giữa giao tử đực và giao tử cái
Đáp án đúng: Đáp án B
2. Sinh sản vô tính ở thực vật là gì? Hình thức, vai trò?
Định nghĩa:
– Sinh sản là quá trình tạo ra những cá thể mới, bảo đảm sự phát triển liên tục của loài. Có hai kiểu sinh sản: Sinh sản vô tính và sinh sản hữu tính.
– Sinh sản vô tính ở thực vật là hình thức sinh sản không có sự hợp nhất của giao tử đực và giao tử cái, con cái giống nhau và giống cây mẹ.
Các hình thức sinh sản vô tính ở thực vật:
– Sinh sản bằng bào tử: Rêu, dương xỉ.
– Sinh sản sinh dưỡng (thân, rễ, lá….): Khoai tây, chuối, tre, khoai lang, cỏ tranh,…
– Nhân giống vô tính (ghép chồi, cành; giâm cành; chiết cành và nuôi cấy tế bào/mô thực vật)
Vai trò:
– Đối với đời sống thực vật, sinh sản giúp cho sự tồn tại và phát triển của loài trong điều kiện số lượng cá thể ít và môi trường sống ổn định.
– Đối với con người, sinh sản vô tính giúp duy trì và nhân nhanh các giống quý hiếm, có phẩm chất tốt đồng thời rút ngắn thời gian sinh trưởng của cây con, khiến cây trồng mau cho thu hoạch.
3. Sinh sản hữu tính ở thực vật là gì?
– Sinh sản hữu tính là sự hợp nhất của giao tử đực (n) với giao tử cái (n) để tạo hợp tử (2n), khởi đầu cho việc hình thành cá thể mới.
Sinh sản hữu tính ở thực vật có hoa:
– Cấu tạo hoa: Ở thực vật hạt kín, hoa là cơ quan sinh sản hữu tính với 4 thành phần cơ bản: đài, tràng, nhị (mang bao phấn chứa hạt phấn), nhuỵ (mang bầu nhuỵ chứa noãn). Trong đó, có những loài có đồng thời cả nhị và nhuỵ (hoa lưỡng tính), có những loài chỉ tồn tại một trong hai (hoa đơn tính).
– Sự hình thành giao tử ở thực vật: Giao tử được hình thành từ thể giao tử (hạt phấn ở giới đực và túi phôi ở giới cái), thể giao tử lại được sinh ra từ bào tử đơn bội qua giảm phân.
– Quá trình thụ phấn và thụ tinh:
+ Thụ phấn là quá trình vận chuyển hạt phấn từ nhị đến núm nhuỵ. Trong giới Thực vật có hai hình thức thụ phấn là tự thụ phấn và thụ phấn chéo (được thực hiện nhờ gió, nước, động vật)….
+ Thụ tinh là sự hợp nhất của nhân giao tử đực với nhân trong túi phôi để hình thành nên hợp tử (2n), khởi đầu của cá thể mới. Thụ tinh của thực vật có hoa là thụ tinh kép (hiện tượng cả hai nhân tham gia thụ tinh, nhân thứ nhất hợp nhất với trứng tạo thành hợp tử, nhân thứ hai hợp nhất với nhân lưỡng bội (2n) tạo nên tế bào tam bội (3n)).
– Quá trình hình thành hạt, quả:
+ Hạt do noãn đã được thụ tinh phát triển thành và trong hạt chứa phôi, có nội nhũ hoặc không. Quả do bầu nhuỵ sinh trưởng dày lên chuyển hoá thành.
+ Quá trình chín của quả xảy ra nhiều biến đổi về sinh lý, sinh hoá khiến quả trở nên mềm hơn, có màu sắc bắt mắt và vị ngọt thơm. Đây là những điều khiện thuận lợi cho quá trình phát tán của hạt.
4. Một số bài tập về sinh sản vô tính ở thực vật kèm đáp án:
Câu 1: Ở thực vật có hoa, mỗi thể giao tử cái mang bao nhiêu tế bào kèm ?
A. 4
B. 3
C. 1
D. 2
Câu 2: Ở thực vật có hoa, trong túi phôi 8 nhân chứa mấy loại tế bào ?
A. 3
B. 4
C. 5
D. 6
Câu 3: Để hình thành nên túi phôi, bào tử cái sống sót phải trải qua mấy lần nguyên phân ?
A. 5
B. 3
C. 2
D. 4
Câu 4: Ở thực vật có hoa, thể giao tử đực chính là
A. tinh tử.
B. hạt phấn.
C. nhị.
D. bao phấn.
Câu 5: Hạt phấn thường có màu gì ?
A. Màu đỏ
B. Màu nâu
C. Màu vàng
D. Màu trắng
Câu 6: Hạt của cây nào dưới đây có nội nhũ ?
A. Na
B. Chanh
C. Đậu đỏ
D. Ngô
Câu 7: Loại “hạt” nào dưới đây thực chất là quả ?
A. Tất cả các phương án còn lại
B. Ngô
C. Lúa
D. Sen
Câu 8: Loài hoa nào dưới đây có khả năng tự thụ phấn ?
A. Tất cả các phương án còn lại
B. Hoa mướp đắng
C. Hoa đậu Hà Lan
D. Hoa liễu
Câu 9: Quả nào dưới đây là quả phức ?
A. Dừa
B. Cau
C. Dứa
D. Chanh
Câu 10: Quả nào dưới đây vẫn còn lại vết tích của đài?
A. Bưởi
B. Na
C. Xoài
D. Măng cụt
Đáp án và hướng dẫn giải
Câu | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 | 9 | 10 |
---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|
Đáp án | D | B | B | B | C | D | A | C | C | D |
Câu 11: Trong kỹ thuật giâm cành để có kết quả tốt người ta thường dùng
A. hormone kích thích sinh trưởng
B. chất ức chế sinh trưởng
C. Dung dịch dưỡng chất
D. Bón thêm phân vào chỗ vừa giâm
Lời giải:
Để kích thích cành giâm ra rễ người ta dùng auxin.
Sử dụng ở nồng độ cao 1000 – 2000 ppm hoặc nồng độ thấp 500ppm.
Đáp án cần chọn là: A
Câu 12: Cho các ví dụ về sinh sản vô tính ở thực vật như sau
1. Rau má sinh sản bằng thân bò.
2. Rêu sinh sản bằng thân rễ.
3. Cỏ gấu sinh sản bằng thân bò.
4. Khoai tây sinh sản bằng rễ củ.
5. Cây sống đời sinh sản bằng lá.
Có bao nhiêu phương án đúng?
A. 3
B. 2
C. 4
D. 5
Lời giải:
Phát biểu đúng là: 1, 5
2 sai. Rêu sinh sản bằng bào tử
3 sai, cỏ gấu sinh sản bằng thân rễ
4 sai, Khoai tây sinh sản bằng thân củ.
Đáp án cần chọn là: B
Câu 13: Giâm cành có lợi hơn so với chiết cành ở chỗ
A. Cây con sinh trưởng phát triển nhanh hơn
B. Tiết kiệm giống và ít bị bệnh
C. Không làm ảnh hưởng tới năng suất của cây mẹ
D. Cây con có đặc tính khác với cây mẹ
Lời giải:
Giâm cành: tách cành đó ra khỏi cây mẹ rồi giâm xuống đất
Chiết cành: khoan đoạn vỏ sau đó bó bầu ngay trên cây mẹ.
Như vậy giâm cành có lợi hơn so với chiết cành ở chỗ là không ảnh hưởng tới năng suất của cây mẹ.
Đáp án cần chọn là: C
Câu 14: Ý nào không đúng với ưu điểm của phương pháp nuôi cấy mô?
A. Phục chế giống cây quý, hạ giá thành cây con nhờ giảm mặt bằng sản xuất
B. Nhân nhanh với số lượng lớn cây giống và sạch bệnh.
C. Duy trì những tính trạng mong muốn về mặt di truyền.
D. Dễ tạo ra nhiều biến dị di truyền cung cấp cho chọn giống.
Lời giải:
Nuôi cây mô không tạo ra các biến dị di truyền
Đáp án cần chọn là: D
Câu 15: Nhóm thực vật sinh sản chủ yếu bằng lá
A. Xà lách, hành, bắp cải
B. Rau muống, đậu xanh, mông tơi
C. Thuốc bỏng, sen đá
D. Mã đề, sen, sung
Lời giải:
Các cây Thuốc bỏng, sen đá sinh sản sinh dưỡng bằng lá.
Đáp án cần chọn là: C
Câu 16: Đặc điểm không thuộc sinh sản vô tính là
A. cơ thể con sinh ra hoàn toàn giống nhau và giống cơ thể mẹ ban đầu
B. tạo ra cá thể mới rất đa dạng về các đặc điểm thích nghi
C. tạo ra số lượng lớn con cháu trong một thời gian ngắn
D. tạo ra các cá thể thích nghi tốt với môi trường sống ổn định
Lời giải:
Đặc điểm không thuộc sinh sản vô tính là tạo ra cá thể mới rất đa dạng về các đặc điểm thích nghi. Đây là đặc điểm của sinh sản hữu tính
Đáp án cần chọn là: B
Câu 17: Ở thực vật có 2 kiểu sinh sản:
A. sinh sản sinh dưỡng và sinh sản bào tử.
B. sinh sản phân đôi và nảy chồi.
C. sinh sản vô tính và sinh sản hữu tính.
D. sinh sản bằng thân củ và thân rễ.
Lời giải:
Các hình thức sinh sản ở thực vật là sinh sản vô tính (bằng bào tử, sinh sản sinh dưỡng) và sinh sản hữu tính.
Đáp án cần chọn là: C