Quy định về tiêu chuẩn của đại biểu Hội đồng nhân dân? Nhiệm vụ và quyền hạn của Hội đồng nhân dân? Trách nhiệm của đại biểu Hội đồng nhân dân?
Hội đồng nhân dân là một cơ quan nằm trong bộ nhà nước Việt Nam. Đây là cơ quan đại biểu của nhân dân, cơ quan quyền lực Nhà nước tại địa phương từ cấp xã tới cấp tỉnh, thuộc nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam và có nhiệm kỳ 05 năm hoạt động thông qua họp Hội đồng nhân dân, hoạt động của thường trực Hội đồng nhân dân, các ban thuộc Hội đồng nhân dân và thông qua hoạt động của các đại biểu của Hội đồng nhân dân. Người được bổ nhiệm vào cơ quan phải đáp ứng những điều kiện nào? Pháp luật quy định như thế nào về nhiệm vụ và chức năng của Hội đồng nhân dân.
Luật sư
Cơ sở pháp lý: Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015
1. Quy định về tiêu chuẩn của đại biểu Hội đồng nhân dân
Căn cứ theo Điều 1 của Luật tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân quy định:
“Hội đồng nhân dân là cơ quan quyền lực Nhà nước ở địa phương, do nhân dân địa phương bầu ra, chịu trách nhiệm trước nhân dân địa phương và chính quyền cấp trên.
Hội đồng nhân dân đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ tập thể của nhân dân lao động ở địa phương, động viên và tổ chức nhân dân xây dựng, củng cố chính quyền, tiến hành đồng thời ba cuộc cách mạng : cách mạng về quan hệ sản xuất, cách mạng khoa học – kỹ thuật, cách mạng tư tưởng và văn hoá, trong đó cách mạng khoa học – kỹ thuật là then chốt ; góp phần xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội và bảo vệ vững chắc Tổ quốc xã hội chủ nghĩa.”
Theo quy định tại Điều 7 của Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015 về tiêu chuẩn của Hội đồng nhân dân như sau:
“1. Trung thành với Tổ quốc, Nhân dân và Hiến pháp, phấn đấu thực hiện công cuộc đổi mới, vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.
2. Có phẩm chất đạo đức tốt, cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư, gương mẫu chấp hành pháp luật; có bản lĩnh, kiên quyết đấu tranh chống tham nhũng, lãng phí, mọi biểu hiện quan liêu, hách dịch, cửa quyền và các hành vi vi phạm pháp luật khác.
3. Có trình độ văn hóa, chuyên môn, đủ năng lực, sức khỏe, kinh nghiệm công tác và uy tín để thực hiện nhiệm vụ đại biểu; có điều kiện tham gia các hoạt động của Hội đồng nhân dân.
4. Liên hệ chặt chẽ với Nhân dân, lắng nghe ý kiến của Nhân dân, được Nhân dân tín nhiệm.”
Như vậy, theo quy định của pháp luật hiện hành, Nghị định 117/2020/NĐ-CP Nghị định xử phạt vi phạm hành chính đã bãi bỏ
2. Nhiệm vụ và quyền hạn của Hội đồng nhân dân
– Đại biểu Hội đồng nhân dân là người đại diện cho ý chí, nguyện vọng của Nhân dân địa phương;
– Hội đòng nhân dân có mối liên hệ chặt chẽ với cử tri, chịu sự giám sát của cử tri, thực hiện chế độ tiếp xúc, báo cáo với cử tri về hoạt động của mình và của Hội đồng nhân dân, trả lời những yêu cầu, kiến nghị của cử tri; xem xét, đôn đốc việc giải quyết khiếu nại, tố cáo.
– Đại biểu Hội đồng nhân dân có nhiệm vụ vận động Nhân dân thực hiện Hiến pháp và pháp luật, chính sách của Nhà nước, nghị quyết của Hội đồng nhân dân, động viên Nhân dân tham gia quản lý nhà nước.
– Đại biểu Hội đồng nhân dân có quyền chất vấn Chủ tịch Ủy ban nhân dân, các thành viên khác của Ủy ban nhân dân, Chánh án
Quyền của đại biểu Hội đồng nhân dân
– Đại biểu Hội đồng nhân dân có quyền chất vấn Chủ tịch Ủy ban nhân dân, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân, Ủy viên Ủy ban nhân dân, Chánh án
– Đại biểu Hội đồng nhân dân có quyền kiến nghị Hội đồng nhân dân bỏ phiếu tín nhiệm đối với những người giữ chức vụ do Hội đồng nhân dân bầu; kiến nghị tổ chức phiên họp chuyên đề, phiên họp để giải quyết các công việc phát sinh đột xuất, phiên họp kín của Hội đồng nhân dân và kiến nghị về những vấn đề khác mà đại biểu thấy cần thiết.
– Đại biểu Hội đồng nhân dân có quyền kiến nghị các cơ quan, tổ chức, cá nhân áp dụng biện pháp cần thiết để thực hiện Hiến pháp, pháp luật, bảo vệ quyền và lợi ích của Nhà nước, quyền con người, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân.
Khi phát hiện có hành vi vi phạm pháp luật, gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân, đại biểu Hội đồng nhân dân có quyền yêu cầu cơ quan, tổ chức hữu quan thi hành những biện pháp cần thiết để kịp thời chấm dứt hành vi vi phạm pháp luật.
Khi thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của đại biểu, đại biểu Hội đồng nhân dân có quyền yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân cung cấp thông tin, tài liệu liên quan đến nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan, tổ chức, cá nhân đó.
Như vậy, tại Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã quy định về nhiệm vụ và quyền hạn của Đại biểu hội đồng nhân dân. Theo đó, đại biểu Hội đồng nhân dân có nhiệm vụ động viên toàn thể nhân dân theo còn đường yêu nước, làm theo tư tưởng Hồ Chí Minh, thực hiện Hiến pháp và pháp luật. Khi xét thấy có các hành vi vi phạm pháp luật, gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước thì người có thẩm quyền đưa ra các bạn pháp ngăn chặn, xử lý thuộc về đại biểu Hội đồng nhân dân và có quyền yêu cầu Hội đồng nhân dân bỏ phiếu đối với các cá nhân là những người giữ chức vụ có tín nghiệm nhất .
3. Trách nhiệm của đại biểu Hội đồng nhân dân?
– Đại biểu Hội đồng nhân dân có trách nhiệm tham dự đầy đủ các kỳ họp, phiên họp Hội đồng nhân dân, tham gia thảo luận và biểu quyết các vấn đề thuộc nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng nhân dân.
– Trường hợp Đại biểu Hội đồng nhân dân không tham dự kỳ họp, phiên họp thì phải có lý do và phải báo cáo trước với Chủ tịch Hội đồng nhân dân. Trường hợp đại biểu Hội đồng nhân dân không tham dự các kỳ họp liên tục trong 01 năm mà không có lý do thì Thường trực Hội đồng nhân dân phải báo cáo Hội đồng nhân dân để bãi nhiệm đại biểu Hội đồng nhân dân đó.
– Đại biểu Hội đồng nhân dân phải liên hệ chặt chẽ với cử tri nơi mình thực hiện nhiệm vụ đại biểu, chịu sự giám sát của cử tri, có trách nhiệm thu thập và phản ánh trung thực ý kiến, nguyện vọng, kiến nghị của cử tri; bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của cử tri; thực hiện chế độ tiếp xúc cử tri và ít nhất mỗi năm một lần báo cáo với cử tri về hoạt động của mình và của Hội đồng nhân dân nơi mình là đại biểu, trả lời những yêu cầu và kiến nghị của cử tri.
– Sau mỗi kỳ họp Hội đồng nhân dân, đại biểu Hội đồng nhân dân có trách nhiệm báo cáo với cử tri về kết quả của kỳ họp, phổ biến và giải thích các nghị quyết của Hội đồng nhân dân, vận động và cùng với Nhân dân thực hiện các nghị quyết đó.
– Đại biểu Hội đồng nhân dân có trách nhiệm tiếp công dân theo quy định của pháp luật. Khi nhận được khiếu nại, tố cáo, kiến nghị của công dân, đại biểu Hội đồng nhân dân có trách nhiệm nghiên cứu, kịp thời chuyển đến người có thẩm quyền giải quyết và thông báo cho người khiếu nại, tố cáo, kiến nghị biết; đôn đốc, theo dõi và giám sát việc giải quyết.
Người có thẩm quyền giải quyết phải thông báo cho đại biểu Hội đồng nhân dân về kết quả giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị của công dân trong thời hạn do pháp luật quy định. Trong trường hợp xét thấy việc giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị không đúng pháp luật, đại biểu Hội đồng nhân dân có quyền gặp người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị hữu quan để tìm hiểu, yêu cầu xem xét lại; khi cần thiết, đại biểu Hội đồng nhân dân yêu cầu người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị cấp trên trực tiếp của cơ quan, tổ chức, đơn vị đó giải quyết
Như vậy, Đại biểu Hội đồng nhân dân có trách nhiệm tham gia tát cả các kỳ họp, cuộc họp để thực hiện đúng vai trò của mình trong việc liên hệ chặt chẽ với cử tri nơi mình thực hiện nhiệm vụ đại biểu. Đại biểu Hội đồng nhân dân phải giải quyết các trường hợp khiếu nại, tố cáo,.. của công dân và phải tiếm hành nghiên cứu kịp thời.