Sinh con lúc 13 tuổi khai sinh cho con như thế nào? Đăng ký khai sinh cho trẻ chưa xác định được cha, mẹ.
Sinh con lúc 13 tuổi khai sinh cho con như thế nào? Đăng ký khai sinh cho trẻ chưa xác định được cha, mẹ.
Tóm tắt câu hỏi:
dạ.. nay con đc 17t sn2000 nhưng trong lúc dại dột con đã thiếu suy nghĩ con đã tạo ra em bé lúc năm con 13t đi khám em bé con sợ nên đã khai giấy tờ giả.. bh con phãi làm sao đễ làm giấy khai sinh cho con cũa con đc ạ?? xin luật sư cho con bik làm sao đễ làm giấy tờ mà ko phãi khơi chuyện xưa và ko phạm luật đc ko ạ..? con xin chân thành cảm ơn ạ…?
Luật sư tư vấn:
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
Theo quy định của Luật hộ tịch năm 2014, để đảm bảo quyền được khai sinh cho trẻ em khi sinh ra, con trong hay ngoài giá thú đều bình đẳng về việc được đăng ký khai sinh. Do đó, bạn hoàn toàn có thể thực hiện đăng ký khai sinh cho con tại Ủy ban nhân dân xã nơi bạn cư trú hoặc nơi cha đứa trẻ cư trú ( trong trường hợp xác định được cha đứa trẻ).
Trường hợp không xác định được cha đứa bé thì bạn vẫn có thể làm giấy khai sinh cho con chỉ có tên mẹ, không có tên cha theo quy định tại Điều 15 Nghị định 123/2015/NĐ-CP hướng dẫn Luật hộ tịch năm 2014 như sau:
“Điều 15. Đăng ký khai sinh cho trẻ chưa xác định được cha, mẹ
1. Ủy ban nhân dân cấp xã nơi trẻ đang cư trú có trách nhiệm đăng ký khai sinh cho trẻ chưa xác định được cha, mẹ.
2. Trường hợp chưa xác định được cha thì khi đăng ký khai sinh họ, dân tộc, quê quán, quốc tịch của con được xác định theo họ, dân tộc, quê quán, quốc tịch của mẹ; phần ghi về cha trong Sổ hộ tịch và Giấy khai sinh của trẻ để trống.
3. Nếu vào thời điểm đăng ký khai sinh người cha yêu cầu làm thủ tục nhận con theo quy định tạiKhoản 1 Điều 25 của Luật Hộ tịch thì Ủy ban nhân dân kết hợp giải quyết việc nhận con và đăng ký khai sinh; nội dung đăng ký khai sinh được xác định theo quy định tại Khoản 1 Điều 4 của Nghị định này.
… ..”
Theo Điều 16 Luật Hộ tịch năm 2014 và Điều 15 Nghị định 123/2015/NĐ-CP thì thành phần hồ sơ khi đăng ký khai sinh cho con ngoài giá thú gồm:
+ Tờ khai (theo mẫu).
+ Giấy chứng sinh. Trường hợp không có giấy chứng sinh thì nộp văn bản của người làm chứng xác nhận về việc sinh hoặc có giấy cam đoan về việc sinh.
+ Bản sao sổ hộ khẩu của người mẹ, bản sao Chứng minh nhân dân của người đi làm giấy khai sinh.
+ Tờ khai đăng ký nhận con (theo mẫu) nếu có người nhận là cha của trẻ tại thời điểm đi đăng ký khai sinh là có thực.
+ Giấy tờ chứng minh về quan hệ cha, con (nếu có).
Tuy nhiên, bạn sinh con năm 13 tuổi cho đến nay đã được 5 năm, do đó bạn có thể bị phạt cảnh cáo với hành vi khai sinh quá hạn theo quy định tại Điều 27 Nghị định số 110/2013/NĐ-CP ngày 24 tháng 09 năm 2013 của Chính phủ quy định về xử phạt hành chính trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp, hành chính tư pháp, hôn nhân gia đình, thi hành án dân sự, phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã:
“Điều 27. Hành vi vi phạm quy định về đăng ký khai sinh
1. Cảnh cáo đối với người có trách nhiệm đăng ký khai sinh cho trẻ em mà không thực hiện việc đăng ký đúng thời hạn quy định.
2. Cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng đối với hành vi sửa chữa, tẩy xóa, làm sai lệch nội dung giấy tờ do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền cấp để làm thủ tục đăng ký khai sinh.”
Ngoài ra, do bạn sinh con năm 13 tuổi nên cha đứa trẻ có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội hiếp dâm trẻ em theo Điều 112 Bộ luật hình sự năm 1999.
“Điều 112. Tội hiếp dâm trẻ em
1. Người nào hiếp dâm trẻ em từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm:
a) Có tính chất loạn luân;
b) Làm nạn nhân có thai;
c) Gây tổn hại cho sức khoẻ của nạn nhân mà tỷ lệ thương tật từ 31% đến 60%;
d) Đối với người mà người phạm tội có trách nhiệm chăm sóc, giáo dục, chữa bệnh;
đ) Tái phạm nguy hiểm.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù hai mươi năm, tù chung thân hoặc tử hình:
a) Có tổ chức;
b) Nhiều người hiếp một người;
>>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568
c) Phạm tội nhiều lần;
d) Đối với nhiều người;
đ) Gây tổn hại cho sức khoẻ của nạn nhân mà tỷ lệ thương tật từ 61%trở lên;
e) Biết mình bị nhiễm HIVmà vẫn phạm tội;
g) Làm nạn nhân chết hoặc tự sát.
4. Mọi trường hợp giao cấu với trẻ em chưa đủ 13 tuổi là phạm tội hiếp dâm trẻ em và người phạm tội bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm, tù chung thân hoặc tử hình.
5. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.”
Tội hiếp dâm trẻ em theo quy định trên thuộc tội rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng. Mà thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự được quy định tại Điều 23 Bộ luật hình sự năm 1999 như sau:
“Điều 23. Thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự
1. Thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự là thời hạn do Bộ luật này quy định mà khi hết thời hạn đó thì người phạm tội không bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
2. Thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự được quy định như sau:
a) Năm năm đối với các tội phạm ít nghiêm trọng;
b) Mười năm đối với các tội phạm nghiêm trọng;
c) Mười lăm năm đối với các tội phạm rất nghiêm trọng;
d) Hai mươi năm đối với các tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.”
Theo quy định trên, thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự với tội rất nghiêm trọng là mười lăm năm và tội đặc biệt nghiêm trọng là hai mươi năm. Như vậy, khi bạn làm thủ tục khai sinh cho đứa trẻ sẽ đồng thời làm phát giác tội phạm.