Sỹ quan là người hoạt động và công tác trong đảng Cộng sản Việt Nam, khi hết thời hạn làm việc, sau khi trở về địa phương thì sĩ quan phục viên sẽ được hưởng những quyền lợi đặc biệt. Vậy, sĩ quan phục viên có phải bồi thường chi phí đào tạo hay không?
Mục lục bài viết
1. Sĩ quan phục viên phải bồi thường chi phí đào tạo không?
Pháp luật hiện nay cũng có những quy định cụ thể về sỹ quan phục viên. Đặc biệt nhiều người đang quan tâm đến vấn đề bồi thường chi phí đào tạo trong quá trình phục viên của sĩ quan. Đối với sĩ quan phục viên về địa phương khi chưa tới tuổi nghỉ hưu hoặc không thuộc đối tượng điều chuyển ngành thì sẽ được hưởng nhiều chế độ và chính sách khác nhau. Căn cứ theo quy định tại Điều 8 của Thông tư liên tịch số
– Sĩ quan quân nhân chuyên nghiệp thôi phục vụ tại ngũ theo quy định của pháp luật khi không đủ điều kiện nghỉ hưu và nghỉ chế độ bệnh binh, sĩ quan quân nhân chuyên nghiệp cũng không thuộc đối tượng điều chuyển nhanh thì sẽ được phục viên về địa phương;
– Sỹ quan quân nhân chuyên nghiệp phục viên sẽ được hưởng chế độ bảo hiểm xã hội và chế độ ưu đãi đối với những người có công với cách mạng theo quy định của pháp luật, bên cạnh đó các đối tượng này còn được hưởng những quyền lợi cơ bản sau:
– Được hưởng khoản trợ cấp đào tạo việc làm bằng 06 tháng tiền lương tối thiểu chung theo quy định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền tại thời điểm tiến hành hoạt động phục viên. Được ưu tiên học nghề hoặc giới thiệu việc làm tại các tổ chức giới thiệu việc làm của các bộ ban ngành và các đoàn thể cùng với các tổ chức kinh tế xã hội tại địa phương;
– Được hướng chợ cấp phục viên một lần theo quy định của pháp luật, và cứ mỗi năm công tác thì sẽ được trợ cấp bằng 01 tháng tiền lương hiện hưởng;
– Được trợ cấp tiền tàu xe từ đơn vị và địa phương nơi mình đang cư trú.
Bên cạnh đó pháp luật còn quy định cụ thể về vấn đề bồi thường chi phí đào tạo, căn cứ theo quy định tại Điều 9 của Thông tư 16/2020/TT-BQP quy định về việc áp dụng hình thức kỷ luật, trình tự, thủ tục, thời hiệu, thời hạn và thẩm quyền xử lý kỷ luật trong Bộ Quốc phòng, có quy định về việc áp dụng hình thức xử lý kỷ luật, trình tự và thủ tục áp dụng hình thức xử lý kỷ luật, thời hiệu và thời hạn xử lý kỷ luật cũng như thẩm quyền xử lý kỷ luật trong cơ quan nhà nước có thẩm quyền đó là Bộ quốc phòng. Điều luật này cũng quy định cụ thể về vấn đề bồi thường thiệt hại. Theo đó thì những đối tượng được xác định là người có hành vi vi phạm kỷ luật trong quân đội sẽ phải thực hiện trách nhiệm bồi thường thiệt hại đối với điện thoại đã gây ra theo quy định của pháp luật và của quân đội nơi mình đang phục vụ. Đối với những đối tượng được xác định là quân nhân và công chức, quân nhân và viên chức quốc phòng được cử đi đào tạo bằng nguồn ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật thì sẽ phải có trách nhiệm đền bù chi phí đào tạo trong trường hợp sau:
– Có hành vi tự ý bỏ học;
– Có hành vi vi phạm kỷ luật đến mức không được tiếp tục đào tạo trong đơn vị;
– Đã tốt nghiệp tại đơn vị tuy nhiên không nhận nhiệm vụ được cơ quan nhà nước có thẩm quyền giao phó hoặc tự ý bỏ việc khi chưa đủ thời gian công tác đến 05 năm đối với những đối tượng được đào tạo dưới 05 năm và đến 07 năm đối với những đối tượng được đào tạo từ 05 năm trở lên tính kể từ khi tốt nghiệp.
Như vậy có thể nói, sỹ quan phục viên có thể sẽ phải bồi thường chi phí đào tạo nếu khoảng thời gian công tác của những đối tượng này chưa đủ 05 năm trở lên.
2. Quy định về chế độ chính sách đối với sĩ quan phục viên:
Pháp luật hiện nay cũng có những quy định cụ thể về chế độ và chính sách đối với sĩ quan phục viên. Theo điều 8 của Thông tư liên tịch số 36/2009/TTLT-BQP-BNV-BLĐTBXH-BTC hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 21/2009/NĐ-CP ngày 23 tháng 02 năm 2009, có quy định về vấn đề phục viên về địa phương, cụ thể như sau:
– Sĩ quan quân nhân chuyên nghiệp thôi phục vụ tại ngũ theo quy định của pháp luật khi không đủ điều kiện nghỉ hưu và nghỉ chế độ bệnh binh, sĩ quan quân nhân chuyên nghiệp cũng không thuộc đối tượng điều chuyển nhanh thì sẽ được phục viên về địa phương;
– Sỹ quan quân nhân chuyên nghiệp phục viên sẽ được hưởng chế độ bảo hiểm xã hội và chế độ ưu đãi đối với những người có công với cách mạng theo quy định của pháp luật, bên cạnh đó các đối tượng này còn được hưởng những quyền lợi cơ bản sau:
– Được hưởng khoản trợ cấp đào tạo việc làm bằng 06 tháng tiền lương tối thiểu chung theo quy định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền tại thời điểm tiến hành hoạt động phục viên. Được ưu tiên học nghề hoặc giới thiệu việc làm tại các tổ chức giới thiệu việc làm của các bộ ban ngành và các đoàn thể cùng với các tổ chức kinh tế xã hội tại địa phương;
– Được hướng chợ cấp phục viên một lần theo quy định của pháp luật, và cứ mỗi năm công tác thì sẽ được trợ cấp bằng 01 tháng tiền lương hiện hưởng;
– Được trợ cấp tiền tàu xe từ đơn vị và địa phương nơi mình đang cư trú.
Bên cạnh đó căn cứ theo quy định tại Điều 2 của Thông tư liên tịch số 36/2009/TTLT-BQP-BNV-BLĐTBXH-BTC hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 21/2009/NĐ-CP ngày 23 tháng 02 năm 2009, có quy định về cơ sở để tính hưởng chế độ đối với sĩ quan phục viên. Cụ thể như sau:
– Tiền lương tháng để được tính hưởng chế độ trợ cấp một lần sẽ dựa trên bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 60 tháng trước khi sĩ quan phục viên;
– Thời gian công tác để tính chế độ trợ cấp một lần sẽ được xác định là tổng thời gian công tác trong quân đội và thời gian công tác tại các cơ quan đơn vị hưởng lương từ ngân sách nhà nước có tiến hành hoạt động đóng bảo hiểm xã hội trước khi vào phục vụ trong quân đội. Thời gian công tác này nếu đứt quãng mà chưa hưởng trợ cấp một lần thì sẽ được cộng dồn để được tính cho sỹ quan phục viên;
– Tuổi quân làm cơ sở tính thâm niên nghề đối với sĩ quan phục viên sẽ được thực hiện theo quy định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đó là Bộ quốc phòng ban hành và phù hợp với quy định để tính độ tuổi quân trong quân đội nhân dân Việt Nam;
– Trường hợp thời gian công tác và thời gian tăng thêm do quy đổi, thời gian nghỉ hưu trước hạn đối với sĩ quan phục viên có tháng lẻ thì sẽ được tính theo nguyên tắc, dưới 03 tháng sẽ không tính, từ đủ 03 tháng đến 06 tháng sẽ được tính là nửa năm, từ trên 06 tháng đến dưới 12 tháng sẽ được tính là tròn 01 năm.
3. Sĩ quan phục viên có được hưởng bảo hiểm xã hội không?
Theo quy định của pháp luật hiện nay, phục viên là khái niệm được sử dụng trong lĩnh vực quân đội, hiểu theo nghĩa thông thường, thì phục viên làm việc quân nhân sau khi hết thời hạn phục vụ trong quân đội sẽ được trở về địa phương. Theo Điều 8 của Thông tư liên tịch số 36/2009/TTLT-BQP-BNV-BLĐTBXH-BTC hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 21/2009/NĐ-CP ngày 23 tháng 02 năm 2009 như đã phân tích nêu trên, thì có thể nói, sĩ quan phục viên vẫn sẽ được hưởng chế độ bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật. Tuy nhiên cách tính tiền bảo hiểm xã hội khi phục viên vẫn là vấn đề được nhiều sĩ quan quan tâm đến. Đơn cử, bạn nhập ngũ năm 2007 tính đến nay là được 16 năm thì bạn sẽ được hưởng chế độ trợ cấp phục viên từ ngân sách nhà nước, cụ thể như sau:
– Trợ cấp đào tạo việc làm: mức lương tối thiểu chung x 6 tháng (được tính tại thời điểm phục viên);
Trợ cấp phục viên một lần: (lương quân hàm + phụ cấp chức vụ + phụ cấp thâm niên nghề) x 16 năm công tác và phục vụ;
– Trường hợp quân nhân chuyên nghiệp sau khi phục viên không quá 1 năm nếu được tuyển dụng vào các cơ quan, đơn vị nhà nước sẽ phải hoàn trả lại trợ cấp phục viên một lần và bảo hiểm xã hội một lần đã nhận;
– Trường hợp phục vụ trong các doanh nghiệp không hưởng lương nhà nước thì không phải hoàn trả trợ cấp phục viên, không phải hoàn trả trợ cấp đào tạo việc làm, nếu như có nguyện vọng tính nối thời gian đóng bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật thì phải hoàn trả quy bảo hiểm xã hội khoản trợ cấp bảo hiểm xã hội một lần đã nhận trước đó.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Thông tư liên tịch số 36/2009/TTLT-BQP-BNV-BLĐTBXH-BTC hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 21/2009/NĐ-CP ngày 23 tháng 02 năm 2009;
– Thông tư 16/2020/TT-BQP quy định về việc áp dụng hình thức kỷ luật, trình tự, thủ tục, thời hiệu, thời hạn và thẩm quyền xử lý kỷ luật trong Bộ Quốc phòng.