Cơ sở giáo dục đại học là gì? Trong Tiếng Anh cơ sở giáo dục đại học có tên gọi là gì? Quy định về Sáp nhập, chia, tách cơ sở giáo dục đại học? Quy định về đình chỉ cơ sở giáo dục đại học?
Hiện nay, cùng với sự phát triển của xã hội và tình trạng gia tăng của dân số thì các cơ sở giáo dục đang xuất hiện này càng nhiều từ các cấp mầm non, cấp tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông cho đến cấp đại học và sau đại học do đó có rất nhiều các vấn đề pháp lý phát sinh trong các lĩnh vực liên quan đến cơ sở giáo dục đại học
Ta có thể kể đến như để dễ dàng trong việc quản lý và phát triển mạnh mẽ thì nhiều cơ sở đại học đã thực hiện việc sáp nhập, chia, tách cơ sở giáo dục đại học. hay những vấn đề về việc đình chỉ hoạt động do nhiều nguyên nhân khác nhau. Trong bài viết này chúng ta sẽ đi vào tìm hiểu về các quy định pháp luật về sáp nhập, chia, tách cơ sở giáo dục đại học cũng như quy định pháp luật về những vấn đề liên quan đến đình chỉ cơ sở giáo dục đại học.
Cơ sở pháp lý:
–
– Nghị định số 46/2017/NĐ – CP ngày 21/4/2017 của Chính phủ quy định về điều kiện đầu tư và hoạt động trong lĩnh vực giáo dục.
Mục lục bài viết
1. Cơ sở giáo dục đại học là gì?
Cơ sở giáo dục còn được biết đến là môi trường sư phạm hay trường học. Thông thường cơ sở giáo dục sẽ bao gồm các cấp từ cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục tiểu học, giáo dục trung học, giáo dục phổ thông, giáo dục đại học và sau đại học, giáo dục thường xuyên và dạy nghề,…
Hiện nay, cơ sở giáo dục đại học khi được xây dựng sẽ bao gồm hai hình thức chủ yếu là công lập và dân lập:
– Các cơ sở giáo dục đại học theo hình thức công lập thì là những cơ sở giáo dục do nhà nước đầu tư kinh phí và cơ sở vật chất, hoạt động chủ yếu bằng các nguồn tài chính công, khoản đóng góp phi vụ lợi.
– Các cơ sở giáo dục đại học theo hình thức dân lập thì là những cơ sở giáo dục do các tổ chức xã hội, xã hội nghề nghiệp thành lập và tự đầu tư bằng vốn ngoài ngân sách nhà nước (cơ sở giáo dục có vốn đầu tư nước ngoài chủ yếu theo hình thức dân lập).
Tóm lại, hiểu theo một cách đơn giản thì Cơ sở giáo dục đại học về cơ bản là một cơ sở giáo dục nằm trong hệ thống cơ sở giáo dục quốc dân. Đây có thể coi là cơ sở giáo dục cao nhất trong hệ thống cơ sở giáo dục chính quy, dành cho các đối tượng từ 18 tuổi trở lên được gọi là sinh viên, cung cấp nguồn kiến thức, kỹ năng của trình độ đại học giúp người học tiếp thu và vận dụng vào thực tiễn. Cơ sở giáo dục đại học bao gồm tổ hợp các trường đại học, viện nghiên cứu khoa học thành viên thuộc các lĩnh vực chuyên môn khác nhau, tổ chức theo hai cấp, để đào tạo các trình độ của giáo dục đại học.
2. Trong Tiếng Anh cơ sở giáo dục đại học có tên gọi là gì?
Trong Tiếng Anh Cơ sở giáo dục đại học có tên gọi là Higher education institution.
3. Quy định về Sáp nhập, chia, tách cơ sở giáo dục đại học:
Theo Điều 24
Việc sáp nhập, chia, tách cơ sở giáo dục đại học cần phải phù hợp với quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục đại học và Đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế – xã hội; bảo đảm quyền lợi của giảng viên, viên chức, người lao động và người học góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục đại học.
Về thẩm quyền. Việc sáp nhập, chia, tách cơ sở giáo dục đại học sẽ do Thủ tướng Chính phủ quyết định
Về hồ sơ. Hồ sơ cần bao gồm các giấy tờ và tài liệu sau:
–
– Biên bản họp Đại hội cổ đông về việc sáp nhập, chia, tách trường đại học (đối với trường tư thục);
– Đề án sáp nhập, chia, tách trường đại học, trong đó làm rõ mục đích của việc sáp nhập, chia, tách trường đại học; trụ sở chính của trường sau khi sáp nhập, chia, tách; dự kiến cơ cấu tổ chức nhân sự; phương án đối với người học, nhà giáo, cán bộ quản lý và nhân viên của trường; kế hoạch, lộ trình thực hiện việc sáp nhập, chia, tách; thủ tục và thời hạn chuyển đổi tài sản, chuyển đổi vốn góp, cổ phần.
Trình tự thực hiện.
Trong thời hạn 15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ, nếu hồ sơ không đầy đủ các nội dung đã được quy định ở trên thì Bộ Giáo dục và Đào tạo
Trong trường hợp hồ sơ đã đáp ứng đầy đủ các nội dung đã được quy định ở trên thì trong vòng 30 ngày làm việc, Bộ Giáo dục và Đào tạo chủ trì thẩm định, phối hợp với các bộ, ngành có liên quan trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định cho phép sáp nhập, chia, tách cơ sở giáo dục đại học.
4. Quy định về đình chỉ cơ sở giáo dục đại học:
Theo quy định tại Điều 25 Luật Giáo dục đại học văn bản hợp nhất 2018 và Điều 95 Nghị định 46/2017/NĐ – CP thì cơ sở giáo dục đại học sẽ bị đình chỉ hoạt động đào tạo khi vi phạm các trường hợp sau đây:
– Cơ sở giáo dục đại học có hành vi gian lận để được thành lập hoặc cho phép thành lập, cho phép hoạt động đào tạo. Đây là việc các cơ sở giáo dục đại học đã sử dụng những mánh khóe, thủ thuật để làm giả giấy tờ trong hồ sơ hay các hành vi khác nhằm có thể đáp ứng các điều kiện cần thiết để thành lập, cho phép hoạt động cơ sở giáo dục đại học vi phạm nghiêm trọng thủ tục thành lập cơ sở giáo dục đại học theo quy định của pháp luật.
– Cơ sở giáo dục đại học không bảo đảm một trong các điều kiện để được cho phép hoạt động đào tạo theo quy định của pháp luật. Các điều kiện này có thể là đội ngũ cán bộ giảng viên, cơ sở vật chất – kỹ thuật, vấn đề về tài chính,…
– Người thực hiện cho phép cơ sở giáo dục đại học hoạt động đào tạo không đúng thẩm quyền. Đây là việc người tiến hành ra quyết định cho phép các cá nhân, tổ chức thành lập cơ sở đại học; tuy nhiên theo quy định của pháp luật việc cho phép thành lập cơ sở giáo dục đại học không thuộc thẩm quyền của họ dẫn đến vi phạm thủ tục thành lập cơ sở giáo dục đại học.
– Cơ sở giáo dục đại học vi phạm quy định của pháp luật về giáo dục bị xử phạt vi phạm hành chính ở mức độ phải đình chỉ hoạt động như hành vi hoạt động giáo dục không đúng thời gian giáo dục, thời gian đào tạo hoặc hình thức đào tạo đối với chương trình giáo dục của nước ngoài hay hành vi giảng dạy chương trình giáo dục của nước ngoài không đúng theo chương trình trong hồ sơ cấp phép sẽ bị đình chỉ hoạt động giáo dục từ 06 tháng đến 12 tháng;…
– Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật.
Thẩm quyền đình chỉ. Đình chỉ cơ sở giáo dục đại học sẽ do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quyết định.
Quyết định đình chỉ hoạt động đào tạo phải xác định rõ lý do đình chỉ, thời hạn đình chỉ, biện pháp bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của người học, nhà giáo, cán bộ quản lý và nhân viên trong trường và phải công bố công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng.
Sau thời hạn đình chỉ, nếu nguyên nhân dẫn đến việc đình chỉ được khắc phục thì người có thẩm quyền quyết định đình chỉ ra quyết định cho phép cơ sở giáo dục đại học hoạt động đào tạo trở lại và phải được công bố công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng. Nếu chưa cho phép hoạt động đào tạo trở lại thì có văn bản
Hồ sơ đề nghị được hoạt động đào tạo trở lại bao gồm:
– Tờ trình cho phép hoạt động đào tạo trở lại của cơ sở giáo dục đại học bị đình chỉ hoạt động.
– Quyết định thành lập đoàn kiểm tra;
– Biên bản kiểm tra.
Trình tự cho phép trường đại học cơ sở giáo dục đại học hoạt động đào tạo trở lại. Theo quy định tại Khoản 6 Điều 95 và khoản 3 Điều 90 Nghị định 46/2017/NĐ – CP thì trình tự cho phép cơ sở giáo dục đại học được hoạt động đào tạo trở lại sẽ được thực hiện như sau:
Cơ sở giáo dục đại học sẽ gửi trực tiếp hoặc thông qua đường bưu điện một bộ hồ sơ bao gồm đầy đủ các nội dung đã được đề cập ở trên theo quy định của pháp luật đến Bộ Giáo dục và Đào tạo;
Sau đó Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ tiến hành tiếp nhận và tổ chức thẩm định thực tế các điều kiện cho phép hoạt động đào tạo của trường đại học;
Trong thời hạn 30 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ đúng quy định, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quyết định cho phép trường đại học hoạt động đào tạo. Nếu hồ sơ không đáp ứng được các quy định tại khoản 2 Điều này, trong vòng 30 ngày làm việc, Bộ Giáo dục và Đào tạo thông báo kết quả về tình trạng hồ sơ đề nghị cho phép hoạt động đào tạo của trường.