Sang tên di sản thừa kế khi không có di chúc để lại. Chia thừa kế theo pháp luật, hàng thừa kế thứ nhất theo quy định hiện hành.
Sang tên di sản thừa kế khi không có di chúc để lại. Chia thừa kế theo pháp luật, hàng thừa kế thứ nhất theo quy định hiện hành.
Tóm tắt câu hỏi:
Xin chào luật sư, tôi có em trai vừa mất đột ngột, không để lại di chúc. Hiện nay em dâu tôi muốn sang tên mảnh đất đứng tên em trai tôi chuyển thành tên cô ấy. Xin tư vấn cho tôi với nội dung:
Mảnh đất này do bố mẹ tôi chia cho em trai tôi và đứng tên em trai tôi (nguồn gốc mảnh đất là của Ông bà nội tôi để lại, cô ấy là người về là dâu). Hiện bố mẹ tôi vẫn còn sinh sống tại mảnh đất này và không đồng ý sang tên cô ấy, mà đợi khi nào con của em trai tôi (10 tuổi và 8 tuổi) lớn hơn thì sang tên cho 2 cháu luôn. Nếu em dâu tôi vẫn cố tình sang tên từ chồng cô ấy (đã mất) thành tên cô ấy thì Bố mẹ tôi phải làm gì để được pháp luật bảo vệ lợi ích hợp pháp?
Luật sư tư vấn:
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
1. Cơ sở pháp lý:
2. Nội dung tư vấn:
Trong trường hợp người chết không để lại di chúc, phần di sản để lại sẽ được chia theo pháp luật về thừa kế sau khi thực hiện các nghĩa vụ về tài sản, cụ thể, theo quy định của Bộ luật dân sự 2005:
“ Điều 676. Người thừa kế theo pháp luật
1. Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:
a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;
b) Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;
c) Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột, chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.
2. Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau.
3. Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.”
Đối với trường hợp của bạn đưa ra, hàng thừa kế thứ nhất của người chết bao gồm: Bố đẻ, mẹ đẻ, vợ và hai người con. Theo quy định, quyền sử dụng đất (là di sản để lại của người chết) sẽ được chia đều cho năm người thừa kế nêu trên.
Các bên có thể thỏa thuận về quyền sử dụng mảnh đất này nếu không thỏa thuận được mà phát sinh tranh chấp, cụ thể là người vợ muốn sang tên quyền sử dụng mảnh đất đó cho riêng mình mà những người thừa kế còn lại không đồng ý, thì các đương sự còn lại hoặc người đại diện hợp pháp của họ (trong trường hợp này là bố đẻ hoặc mẹ đẻ hoặc người đại diện của các con do Tòa án chỉ định, vì mẹ là người đại diện đương nhiên của các con nhưng lại là đương sự có quyền lợi đối lập trong tình huống này) có thể làm đơn khởi kiện nộp đến Tòa án yêu cầu giải quyết tranh chấp về thừa kế tài sản.
Theo quy định tại các Điều 26, 35 và 39 Bộ luật tố tụng dân sự 2015, Tòa án có thẩm quyền giải quyết là Tòa án nhân dân cấp huyện, nơi có bất động sản.
Đơn khởi kiện phải đảm bảo hình thức và nội dung sau:
“Điều 189. Hình thức, nội dung đơn khởi kiện
1. Cơ quan, tổ chức, cá nhân khởi kiện phải làm đơn khởi kiện.
2. Việc làm đơn khởi kiện của cá nhân được thực hiện như sau:
a) Cá nhân có đầy đủ năng lực hành vi tố tụng dân sự thì có thể tự mình hoặc nhờ người khác làm hộ đơn khởi kiện vụ án. Tại mục tên, địa chỉ nơi cư trú của người khởi kiện trong đơn phải ghi họ tên, địa chỉ nơi cư trú của cá nhân đó; ở phần cuối đơn, cá nhân đó phải ký tên hoặc điểm chỉ;
b) Cá nhân là người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi thì người đại diện hợp pháp của họ có thể tự mình hoặc nhờ người khác làm hộ đơn khởi kiện vụ án. Tại mục tên, địa chỉ nơi cư trú của người khởi kiện trong đơn phải ghi họ tên, địa chỉ nơi cư trú của người đại diện hợp pháp của cá nhân đó; ở phần cuối đơn, người đại diện hợp pháp đó phải ký tên hoặc điểm chỉ;
c) Cá nhân thuộc trường hợp quy định tại điểm a và điểm b khoản này là người không biết chữ, người khuyết tật nhìn, người không thể tự mình làm đơn khởi kiện, người không thể tự mình ký tên hoặc điểm chỉ thì có thể nhờ người khác làm hộ đơn khởi kiện và phải có người có đủ năng lực tố tụng dân sự làm chứng. Người làm chứng phải ký xác nhận vào đơn khởi kiện.
3. Cơ quan, tổ chức là người khởi kiện thì người đại diện hợp pháp của cơ quan, tổ chức đó có thể tự mình hoặc nhờ người khác làm hộ đơn khởi kiện vụ án. Tại mục tên, địa chỉ của người khởi kiện phải ghi tên, địa chỉ của cơ quan, tổ chức và họ, tên, chức vụ của người đại diện hợp pháp của cơ quan, tổ chức đó; ở phần cuối đơn, người đại diện hợp pháp của cơ quan, tổ chức phải ký tên và đóng dấu của cơ quan, tổ chức đó; trường hợp tổ chức khởi kiện là doanh nghiệp thì việc sử dụng con dấu theo quy định của
Luật doanh nghiệp .4. Đơn khởi kiện phải có các nội dung chính sau đây:
a) Ngày, tháng, năm làm đơn khởi kiện;
b) Tên Tòa án nhận đơn khởi kiện;
c) Tên, nơi cư trú, làm việc của người khởi kiện là cá nhân hoặc trụ sở của người khởi kiện là cơ quan, tổ chức; số điện thoại, fax và địa chỉ thư điện tử (nếu có).
Trường hợp các bên thỏa thuận địa chỉ để Tòa án liên hệ thì ghi rõ địa chỉ đó;
d) Tên, nơi cư trú, làm việc của người có quyền và lợi ích được bảo vệ là cá nhân hoặc trụ sở của người có quyền và lợi ích được bảo vệ là cơ quan, tổ chức; số điện thoại, fax và địa chỉ thư điện tử (nếu có);
>>> Luật sư tư vấn pháp luật dân sự qua tổng đài: 1900.6568
đ) Tên, nơi cư trú, làm việc của người bị kiện là cá nhân hoặc trụ sở của người bị kiện là cơ quan, tổ chức; số điện thoại, fax và địa chỉ thư điện tử (nếu có). Trường hợp không rõ nơi cư trú, làm việc hoặc trụ sở của người bị kiện thì ghi rõ địa chỉ nơi cư trú, làm việc hoặc nơi có trụ sở cuối cùng của người bị kiện;
e) Tên, nơi cư trú, làm việc của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan là cá nhân hoặc trụ sở của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan là cơ quan, tổ chức; số điện thoại, fax và địa chỉ thư điện tử (nếu có).
Trường hợp không rõ nơi cư trú, làm việc hoặc trụ sở của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan thì ghi rõ địa chỉ nơi cư trú, làm việc hoặc nơi có trụ sở cuối cùng của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan;
g) Quyền, lợi ích hợp pháp của người khởi kiện bị xâm phạm; những vấn đề cụ thể yêu cầu Tòa án giải quyết đối với người bị kiện, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan;
h) Họ, tên, địa chỉ của người làm chứng (nếu có);
i) Danh mục tài liệu, chứng cứ kèm theo đơn khởi kiện.[…]”
Ngoài ra, bên khởi kiện phải đưa ra các giấy tờ chứng minh cần thiết khác kèm theo, trong trường hợp này là các giấy tờ chứng minh quan hệ cha, mẹ, con đối với người chết (như sổ hộ khẩu).
Đơn khởi kiện có thể gửi trực tiếp tại tòa, thông qua đường dịch vụ Bưu chính hoặc tại cổng thông tin điện tử của Tòa án (nếu có).