Hàng hóa cung cấp nội địa có cần giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa? Sản xuất giày dép cung cấp thị trường nội địa có cần xin giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa?
Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa là một loại giấy tờ vô cùng quan trọng trong suốt quá trình sản xuất hàng hóa. Việc sản xuất hàng hóa cung cấp nội địa thì có còn cần giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa hay không? Đây là một vấn đề mà Luật Dương gia nhận được rất nhiều câu hỏi mà các bạn đọc giả thắc mắc. Bài viết dưới đây của Luật Dương gia sẽ giúp cho bạn đọc giải đáp được những thắc mắc về vấn đề này.
Cơ sở pháp lý:
Nghị định 81/2018/NĐ-CP hướng dẫn Luật thương mại về hoạt động xúc tiến thương mại
Nghị định 31/2018/NĐ-CP quy định chi tiết Luật Quản lý ngoại thương về xuất xứ hàng hóa
Giải quyết vấn đề
Mục lục bài viết
1. Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa theo quy định pháp luật
Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa hay còn được kí hiệu là C/O tiếng anh là Certificate of Origin đây là một loại giấy tờ, chứng từ rất quan trọng trong lĩnh vực xuất nhập khẩu. Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa cung cấp cho chúng ta biết nguồn gốc xuất xứ của hàng hóa được sản xuất tại vùng lãnh thổ, quốc gia nào đó.
Đây là giấy chứng nhận được tiến hành cấp bởi cơ quan có thẩm quyền của nước xuất khẩu cho hàng hóa xuất khẩu được sản xuất tại quốc gia đó. Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa phải đảm bảo nguyên tắc đó là tuân thủ đúng và chuẩn theo quy định của nước xuất khẩu hàng hóa đó, ngoài ra cũng phải và tuân thủ đúng và chuẩn theo quy định của nước nước nhập khẩu theo quy tắc xuất xứ.
2. Đối tượng áp dụng đối với giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa
Căn cứ theo quy định tại Điều 2 Nghị định 81/2018/NĐ-CP hướng dẫn Luật thương mại về hoạt động xúc tiến thương mại thì giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa sẽ được áp dụng đối với các đối tượng như sau:
1. Thương nhân thực hiện khuyến mại, gồm:
a) Thương nhân sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ trực tiếp thực hiện khuyến mại hoặc thực hiện khuyến mại thông qua các thương nhân phân phối (bán buôn, bán lẻ, đại lý, nhượng quyền thương mại và các thương nhân phân phối khác theo quy định của pháp luật);
b) Thương nhân kinh doanh dịch vụ khuyến mại thực hiện khuyến mại cho hàng hóa, dịch vụ của thương nhân khác theo thỏa thuận với thương nhân đó.
2. Thương nhân trực tiếp tổ chức hội chợ, triển lãm thương mại, gồm:
a) Thương nhân tổ chức hội chợ, triển lãm thương mại hoặc tổ chức cho các thương nhân khác, tổ chức, cá nhân tham gia hội chợ, triển lãm thương mại (thương nhân kinh doanh dịch vụ hội chợ, triển lãm thương mại);
b) Thương nhân trực tiếp hoặc thuê thương nhân khác tổ chức hội chợ, triển lãm thương mại cho riêng sản phẩm hàng hóa, dịch vụ mà mình kinh doanh.
Như vậy, ta có thể thấy các đối tượng áp dụng giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa chủ yếu là các doanh nhân kinh doanh buôn bán, các thương nhân, thương lái. Sở dĩ như vậy là vì những đối tượng này là những đối tượng có công việc liên quan trực tiếp đến đối tượng kinh doanh là hàng hóa. Việc đáp ứng và đảm bảo về giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa là yêu cầu tất yếu theo đúng quy định pháp luật.
3. Hàng hóa cung cấp nội địa là gì?
Hàng hóa cung cấp nội địa được hiểu là loại hàng mà quốc gia đó tiến hành việc sản xuất hàng hóa và hàng hóa đó được dành riêng cho công dân của quốc gia ấy để sử dụng.
Như vậy ta có thể hiểu hàng nội địa Việt Nam là những hàng hóa phải được sản xuất bên trong lãnh thổ nước Việt Nam hay nhà máy sản xuất mặt hàng hóa ấy phải đặt ở trong nước, trên lãnh thổ Việt Nam.
Một đặc điểm khác của hàng hóa cung cấp nội địa đó là hàng hóa đó có thể được sản xuất ở các nước khác vì nhiều nguyên nhân và lý do như giá nhân công ở đó rẻ hơn giá nhân công trong nước, nền kĩ thuật ở nước bạn cao hơn, vị trí địa lý hay nguồn nguyên nhiên liệu dồi dào và tốt hơn, nhưng sau khi tiến hành sản xuất ở nước bạn, nơi địa trụ sở hay nơi sản xuất xong thì mặt hành hóa đó vẫn được chuyển về quốc gia để tiêu thụ cho người dân của quốc gia đó. Đối với trường hợp này, mặt hàng hóa đó trải được tiến hành thực hiển qua các khâu kiểm soát nghiêm ngặt rồi mới được quốc gia đó được tung ra thị trường để tiến hành tiêu thụ.
4. Các nội dung có trên giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa
Với mục đích của giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa là cung cấp cho chúng ta biết nguồn gốc xuất xứ của hàng hóa được sản xuất tại vùng lãnh thổ, quốc gia nào đó nên trên giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa thông thường sẽ có đầy đủ những thông tin sau đây:
(1) Loại giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa : hiện nay giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa có hai loại trực tiếp và giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa giáp lưng. Trong loại giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa trực tiếp thì được cấp trực tiếp bởi nước xuất xứ hoặc cũng có thể là nước xuất khẩu. Trong loại giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa giáp lưng thì được cấp trực tiếp bởi nước xuất khẩu không phải là nước xuất xứ
(2) Loại mẫu giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa: nội dung này thể hiện giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa sẽ được cấp theo một biểu mẫu cụ thể và tương ứng đã có quy định riêng
(3) Thông tin của các bên bao gồm tên người xuất khẩu, nhập khẩu, địa chỉ của người xuất khẩu, nhập khẩu
(4) Thông tin về phương tiện vận chuyển hàng hóa đó, nơi xếp hàng hóa, dỡ hàng hóa, vận tải đơn…..
(5) Thông tin về loại hàng hóa vận chuyển bao gồm các thông tin như tên hàng hóa, loại mẫu bao gì hàng hóa, nhãn mác của loại hàng hóa, trọng lượng cụ thể của hàng hóa, số lượng hàng hóa vận chuyển, giá trị hàng hóa vận chuyển
(6) Thông tin về xuất xứ hàng hóa bao gồm thông tin xác định nơi xuất xứ, địa điểm xuất xứ hàng hóa, quốc gia xuất xứ hàng hóa..
(7) Có xác nhận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về xuất khẩu
5. Cơ quan nhà nước nào có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa
Căn cứ theo quy định Điều 31 Nghị định 31/2018/NĐ-CP:
“Điều 31. Nhiệm vụ, quyền hạn của Bộ Công Thương
1. Xây dựng, trình cấp có thẩm quyền ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền các văn bản quy phạm pháp luật về xuất xứ hàng hóa.
2. Tổ chức việc thực hiện cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa xuất khẩu; trực tiếp cấp hoặc ủy quyền cho Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam và các tổ chức khác thực hiện việc cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa xuất khẩu.
3. Ban hành quy chế, quy định hướng dẫn quy trình cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa điện tử theo Điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc gia nhập và theo quy định của nước nhập khẩu.
4. Hướng dẫn phân luồng thương nhân đề nghị cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa nhằm tạo thuận lợi cho thương nhân và nâng cao hiệu quả quản lý trong quá trình cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa và tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa.
5. Ban hành quy chế về nghĩa vụ và trách nhiệm đối với cơ quan, tổ chức được ủy quyền cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa.
6. Tổ chức đào tạo các cơ quan, tổ chức được ủy quyền cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa và thương nhân tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa.
7. Quản lý hoạt động nghiên cứu, đào tạo, phổ biến, tuyên truyền, thực hiện các hoạt động hợp tác có yếu tố nước ngoài trong lĩnh vực xuất xứ hàng hóa.
8. Chủ trì đàm phán về Quy tắc xuất xứ hàng hóa theo Điều ước quốc tế“.
Như vậy, căn cứ theo quy định nêu trên việc cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa được xác định là tại Phòng thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) có địa chỉ tại Số 9 phố Đào Duy Anh, phường Phương Mai quận Đống Đa. Để thực hiện thủ tục này, các đối tượng cần chuẩn bị giấy tờ hồ sơ cụ thể tiến hành thủ tục xin cấp giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa theo đúng quy định pháp luật
GIẢI QUYẾT TRƯỜNG HỢP CỤ THỂ:
Tóm tắt câu hỏi:
Chào Luật sư Luật Dương gia, bên mình có một vấn đề vướng mắc và cần Luật sư Luật Dương gia hỗ trợ mình như sau. Bên công ty mình sản xuất giày dép cung cấp thị trường nội địa, đối tác lấy sỉ rồi cung cấp lại cho các chợ nhỏ, các shop. Bên đối tác yêu cầu cung cấp chứng nhận xuất xứ hàng hóa. Chứng nhận xuất xứ hàng hóa là gì? Có áp dụng cho hàng hóa lưu thông nội địa không? Và cơ quan nào cấp giấy chứng nhận này? Bên mình xin cảm ơn Luật sư Luật Dương gia vì đã nhiệt tình hỗ trợ.
Luật sư tư vấn:
Cơ sở pháp lý:
Nghị định 81/2018/NĐ-CP hướng dẫn Luật thương mại về hoạt động xúc tiến thương mại
Nghị định 31/2018/NĐ-CP quy định chi tiết Luật Quản lý ngoại thương về xuất xứ hàng hóa
Giải quyết vấn đề
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau: :
Căn cứ Nghị định 81/2018/NĐ-CP hướng dẫn Luật thương mại về hoạt động xúc tiến thương mại của Chính phủ quy định chi tiết
“1. Xuất xứ hàng hóa” là nước hoặc vùng lãnh thổ nơi sản xuất ra toàn bộ hàng hóa hoặc nơi thực hiện công đoạn chế biến cuối cùng đối với hàng hóa trong trường hợp có nhiều nước hoặc vùng lãnh thổ tham gia vào quá trình sản xuất hàng hóa đó.”
“3. Giấy chứng nhận xuất xứ” (C/O – CERTIFICATE OF ORIGIN) là văn bản do tổ chức thuộc quốc gia hoặc vùng lãnh thổ xuất khẩu hàng hóa cấp dựa trên những quy định và yêu cầu liên quan về xuất xứ, chỉ rõ nguồn gốc xuất xứ của hàng hóa đó.”
>>> Luật sư
Mục đích của giấy chứng nhận xuất khẩu hàng hóa là: Để hưởng ưu đãi thuế quan, áp dụng thuế chống phá giá và trợ giá, thống kê thương mại và duy trì hệ thống hạn ngạch, xúc tiến thương mại. Xuất phát từ mục đích của giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa nêu trên mà giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa có đặc điểm: C/O chỉ được cấp cho hàng hóa tham gia vào lưu thông quốc tế và đã được đặc định xuất khẩu tới nước nhập khẩu, khi đã có các thông tin về người gửi hàng, thậm chí thông tin về phương tiện vận tải.
Trong trường hợp của bạn, Bạn cho biết công ty bạn sản xuất giày dép cung cấp cho thị trường nội địa, không tham gia vào lưu thông quốc tế. Vậy, không được cấp giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa.
Trong trường hợp bạn có nhu cầu xin cấp giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa thì Cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa ở Việt Nam là: Phòng thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI).
Trên đây là toàn bộ những thông tin hữu ích về việc cấp giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa cung cấp nội địa của Luật Dương gia. Hi vọng bài viết trên đây của Luật Dương gia sẽ giúp cho bạn đọc giải đáp được những thắc mắc về Luật xuất nhập khẩu nói chung hay về giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa nói riêng.