Đối với những trường hợp sai thông tin bố, mẹ trên giấy khai sinh mà do lỗi của công chức làm công tác hộ tịch hoặc của người yêu cầu làm giấy khai sinh thì sẽ được thực hiện thủ tục cải chính giấy khai sinh.
Mục lục bài viết
1. Sai thông tin của bố, mẹ trong giấy khai sinh xử lý thế nào?
Giấy khai sinh là loại giấy tờ quan trọng và không còn xa lạ với bất kỳ ai. Đây là loại giấy tờ chứng minh sự tồn tại của một cá nhân trong xã hội. Và để hiểu rõ hơn về khái niệm giất khai sinh là gì theo quy định của pháp luật thì ta căn cứ quy định tại khoản 6 Điều 4
1.1. Thông tin trên giấy khai sinh gồm những gì?
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 14
Một là, số định danh cá nhân của người được đăng ký khai sinh
Hai là, thông tin của cha, mẹ người được đăng ký khai sinh: Theo đó, các thông tin này phải bao gồm họ, chữ đệm và tên; năm sinh; dân tộc; quốc tịch; nơi cư trú;
Ba là, thông tin của người được đăng ký khai sinh: Theo đó, các thông tin này phải bao gồm họ, chữ đệm và tên; giới tính; ngày, tháng, năm sinh; nơi sinh; quê quán; dân tộc; quốc tịch;
1.2. Xử lý khi giấy khai sinh bị sai thông tin bố, mẹ:
Như đã nêu ở phần mục trên thì ta có thể thấy rằng thông tin của cha, mẹ người được đăng ký khai sinh là một thông tin bắt buộc phải có trên giấy khai sinh. Trên thực tế, vì nhiều lý do khác nhau mà đã có rất nhiều trường hợp bị sai thông tin của bố, mẹ trên giấy khai sinh. Vậy, trong trường hợp này hướng giải quyết ra sao.
Để giải quyết vấn đề này ta sẽ căn cứ vào các quy định của luật hộ tịch 2014 và nghị địnhNghị định 123/2015/NĐ-CP. Theo quy định tại các văn bản này thì xác định được nếu giấy khai sinh bị sai thông tin về bố, mẹ thì phải làm thủ tục cải chính giấy khai sinh theo quy định. Cụ thể là cải chính theo quy định tại Điều 7 Nghị định 123/2015/NĐ-CP.
Theo đó thì cải chính hộ tịch theo quy định của Luật Hộ tịch là việc chỉnh sửa thông tin cá nhân trong Sổ hộ tịch hoặc trong bản chính giấy tờ hộ tịch.
Việc cải chính hộ tịch cũng cần phải có những điều kiện nhất định, mà theo quy định tại khoản 2 Điều 7 Nghị định 123/2015/NĐ-CP quy định như thì việc cải chính hộ tịch chỉ được thực hiện khi có đủ căn cứ để xác định có sai sót do lỗi của công chức làm công tác hộ tịch hoặc của người yêu cầu đăng ký hộ tịch.
Tóm lại, đối với những trường hợp sai thông tin bố, mẹ trên giấy khai sinh mà do lỗi của công chức làm công tác hộ tịch hoặc của người yêu cầu làm giấy khai sinh thì sẽ được thực hiện thủ tục cải chính giấy khai sinh. Còn đối với trường hợp thông tin trên giấy khai sinh không sai nhưng vẫn muốn thay đổi thì không được cải chính.
2. Thủ tục cải chính giấy khai sinh theo quy định:
Như đã phân tích ở trên, trong trường hợp sai thông tin bố, mẹ trên giấy khai sinh mà do lỗi của công chức làm công tác hộ tịch hoặc của người yêu cầu làm giấy khai sinh thì sẽ được thực hiện thủ tục cải chính giấy khai sinh. Việc cải chính hộ tịch cần thực hiện theo đúng trình tự, thủ tục pháp luật quy định. Cụ thể là theo quy định tại Điều 28 Luật Hộ tịch, thủ tục cải chính giấy khai sinh thực hiện như sau:
Bước 1: chuẩn bị hồ sơ thực hiện thủ tục cải chính hộ tịch
Theo đó, hồ sơ thực hiện thủ tục cải chính hộ tịch bao gồm các giấy tờ, tài liệu sau đây:
– Bản chính Giấy khai sinh của người yêu cầu cải chính;
– Tờ khai đăng ký thay đổi, cải chính, bổ sung hộ tịch theo mẫu;
– Giấy tờ, tài liệu có liên quan chứng minh cho yêu cầu cải chính;
– Chứng minh thư nhân dân của người yêu cầu cải chính.
Bước 2: Nộp hồ sơ
Sau khi đã chuẩn bị đày đủ bộ thực hiện thủ tục cải chính hộ tịch nhưu đã nêu trên thì bạn có thể nộp hồ sơ đến:
– Ủy ban nhân dân cấp xã: đối với trường hợp cải chính thông tin trong giấy khai sinh cho người chưa đủ 14 tuổi;
– Ủy ban nhân dân cấp huyện: Cải chính thông tin trong giấy khai sinh cho công dân Việt Nam từ đủ 14 tuổi trở lên cư trú ở trong nước.
Theo đó, khi tiếp nhận hồ sơ cải chính hộ tịch thì cơ quan tiếp nhận hồ sơ có trách nhiệm kiểm tra, xác minh hồ sơ. Nếu hồ sơ đầy đủ, hợp lệ theo quy định của pháp luật và nếu thấy việc cải chính là có cơ sở, phù hợp với quy định của pháp luật dân sự và pháp luật có liên quan, công chức tư pháp – hộ tịch ghi nội dung thay đổi, cải chính hộ tịch vào giấy khai sinh trong 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ giấy tờ theo quy định.
Trường hợp nếu hồ sơ không hợp lệ hoặc thiếu thì công chức tư pháp- hộ tịch có trách nhiệm trả lời bằng văn bản hướng dẫn người nộp hồ sơ bổ sung các giấy tờ tài liệu còn thiếu để hoàn thiện hồ sơ. Trường hợp từ chối hồ sơ thì phải nêu rõ lý do và căn cứ pháp lý.
Như vậy, khi bị sai thông tin bố, mẹ trên giấy khai sinh thì bạn có thể thực hiện thủ tục cải chính hộ tịch theo quy định của pháp luật hiện hành, cụ thể là bạn có thể thực hiện theo trình tự, thủ tục như trên.
3. Mẫu tờ khai đăng ký cải chính hộ tịch:
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
TỜ KHAI ĐĂNG KÝ VIỆC THAY ĐỔI, CẢI CHÍNH,
BỔ SUNG THÔNG TIN HỘ TỊCH, XÁC ĐỊNH LẠI DÂN TỘC
Kính gửi: ……
Họ, chữ đệm, tên người yêu cầu:……
Nơi cư trú: (2)……
Giấy tờ tùy thân: (3)……
Quan hệ với người được thay đổi, cải chính, xác định lại dân tộc, bổ sung thông tin hộ tịch:
Đề nghị cơ quan đăng ký việc (4)……
cho người có tên dưới đây:
Họ, chữ đệm, tên:………
Ngày, tháng, năm sinh:………
Giới tính:……..Dân tộc:………Quốc tịch:……
Nơi cư trú: (2)………
Giấy tờ tùy thân: (3)……
Đã đăng ký (5) ….
tại…..
ngày….tháng ……… năm …. số: ….. Quyển số:……
Nội dung: (6)…
Lý do: …
Tôi cam đoan những nội dung khai trên đây là đúng sự thật và chịu trách nhiệm trước pháp luật về cam đoan của mình.
Đề nghị cấp bản sao(7): Có… , Không …; số lượng:…..bản(7).
Làm tại:…, ngày…… tháng……năm……
Người yêu cầu
(Ký, ghi rõ họ, chữ đệm, tên)
Ý kiến của người được thay đổi họ, chữ đệm, tên (nếu người đó từ đủ 9 tuổi trở lên); xác định lại dân tộc (nếu người đó từ đủ 15 tuổi đến dưới 18 tuổi) ……………. | Ý kiến của cha và mẹ (nếu thay đổi họ, chữ đệm, tên cho người dưới 18 tuổi)
……………… |
4. Thay đổi thông tin cha mẹ trên giấy khai sinh được không?
Thay đổi thông tin cha mẹ trên giấy khai sinh chính là một trường hợp của thay đổi hộ tịch. Mà theo quy định tại khoản 10 Điều 4 Luật Hộ tịch năm 2014 quy định thì ta có thể hiểu thay đổi hộ tịch là việcthay đổi những thông tin hộ tịch của cá nhân khi có lý do chính đáng theo quy định của pháp luật dân sự hoặc thay đổi thông tin về cha, mẹ trong nội dung khai sinh đã đăng ký theo quy định của pháp luật. Việc thay đổi hộ tịch này phải do cơ quan nhà nước có thẩm quyền đăng ký.
Theo đó, về phạm vi thay đổi hộ tịch được quy định rất rõ tại Điều 26 Luật Hộ tịch. Cụ thể, phạm vi thay đổi hộ tịch được xác định như sau:
Thứ nhất, khi có căn cứ theo quy định của pháp luật dân sự thì được thay đổi họ, chữ đệm và tên của cá nhân trong nội dung khai sinh đã đăng ký.
Thứ hai, sau khi được nhận làm con nuôi theo quy định của Luật nuôi con nuô thì được thay đổi thông tin về cha, mẹ trong nội dung khai sinh đã đăng ký
Tóm lại, từ các quy định nêu trên ta có thể rút ra được rằng đối với trường hợp thay đổi thông tin cha mẹ trong nội dung giấy khai sinh chỉ áp dụng khi nhận con nuôi. Còn trường hợp thay đối thông tin cha mẹ trên giấy khai sinh vì những lý do cá nhân khác thì không được thực hiện thủ tục thay đổi hộ tịch.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Luật Hộ tịch 2014;
– Nghị định 123/2015/NĐ-CP nghị định hướng dẫn Luật Hộ tịch 2014.