Theo quy định hiện nay thì sai số cho phép trong đo lường xăng dầu là bao nhiêu %? Yêu cầu kỹ thuật đo lường đối với cột đo xăng dầu? Phương tiện đo được sử dụng đo xăng dầu có thuộc đối tượng kiểm tra đặc thù trong kiểm tra nhà nước về đo lường không?
Mục lục bài viết
1. Sai số cho phép trong đo lường xăng dầu là bao nhiêu %?
Căn cứ theo quy định tại Điều 6 Thông tư 15/2015/TT-BKHCN (Được sửa đổi bởi Điều 1 Thông tư 08/2018/TT-BKHCN) quy định thương nhân bán lẻ xăng dầu phải thực hiện các quy định về đo lường sau đây:
(1) Cột đo xăng dầu sẽ được sử dụng để xác định lượng xăng dầu trong mua bán, thanh toán giữa các tổ chức, cá nhân phải bảo đảm các yêu cầu sau đây:
-
Các bộ phận, chi tiết và chức năng của cột đo xăng dầu phải phù hợp với mẫu đã được phê duyệt; đối với trường hợp kiểm định lần đầu tiên trước khi đưa vào sử dụng, các bộ phận, chi tiết của cột đo xăng dầu phải bảo đảm mới 100 %;
-
Các bộ phận, chi tiết, chức năng có khả năng can thiệp làm thay đổi các đặc tính kỹ thuật đo lường chính của cột đo xăng dầu sẽ phải được niêm phong hoặc kẹp chì của tổ chức kiểm định;
-
Các cầu dao, thiết bị đóng ngắt nguồn điện của các cột đo xăng dầu trong cửa hàng bán lẻ xăng dầu sẽ phải bảo đảm được đầy đủ các quy định về an toàn, phòng chống cháy nổ và chỉ được lắp đặt tại một vị trí.
-
Vị trí lắp đặt này phải thực hiện một cách thuận tiện cho việc ra vào thực hiện việc đóng ngắt nguồn điện khi cần thiết; không được lắp đặt tại các vị trí kín đáo, khó tiếp cận. Nguồn cung cấp điện cho cột đo xăng dầu không được đóng ngắt bằng các phương tiện, thiết bị điều khiển từ xa;
-
Các công tắc điều khiển liên quan tới mạch điều khiển của cột đo xăng dầu không được lắp đặt ra vị trí bên ngoài cột đo (trừ công tắc kết thúc quá trình cấp phát xăng dầu theo thiết kế của nhà sản xuất).
-
Không được phép sử dụng các phương tiện, thiết bị (ví dụ như bộ điều khiển từ xa, điện thoại di động, máy tính,..) có thể tác động mà làm thay đổi các đặc tính kỹ thuật đo lường chính của cột đo xăng dầu;
-
Đã được kiểm định thực hiện theo quy định của pháp luật về đo lường; chứng chỉ kiểm định (dấu kiểm định, tem kiểm định, giấy chứng nhận kiểm định) phải còn thời hạn giá trị.
(2) Tuân thủ nghiêm ngặt các yêu cầu sử dụng cột đo xăng dầu theo hướng dẫn của cơ sở sản xuất, nhập khẩu.
(3) Sai số kết quả khi thực hiện đo lượng xăng dầu không được vượt quá 1,5 lần giới hạn dương của sai số cho phép của phương tiện đo được sử dụng để bán xăng dầu. Kết quả đo lượng xăng dầu được xác định tại điều kiện đo thực tế.
(4) Có sẵn các ca đong, bình đong có dung tích 1 L, 2 L, 5 L, 10 L và các ống đong chia độ có phạm vi đo phải được phù hợp để tự kiểm tra định kỳ theo quy định tại Khoản 5 Điều này. Các ca đong, bình đong phải được kiểm định ban đầu và không bị móp méo, hư hỏng trong quá trình sử dụng.
(5) Xây dựng các kế hoạch và định kỳ thực hiện theo tháng thực hiện tự kiểm tra ít nhất một (01) lần đối với phương tiện đo, điều kiện thực hiện phép đo để bảo đảm lượng xăng dầu trong bán lẻ cho khách hàng phù hợp với quy định tương ứng tại khoản 3 Điều này.
-
Hồ sơ tiến hành thực hiện việc định kỳ tự kiểm tra phải được lưu giữ tại cửa hàng bán lẻ xăng dầu cho tới khi hoàn thành lần kiểm định tiếp theo của phương tiện đo.
(6) Khi phát hiện kết quả đo lượng xăng dầu mà không bảo đảm yêu cầu quy định tại Khoản 3 Điều này hoặc trường hợp cột đo xăng dầu bị hư hỏng, phải nhanh chóng tiến hành hiệu chỉnh, sửa chữa, thay thế (sau đây viết tắt là sửa chữa) các chi tiết, bộ phận, chức năng (viết tắt là bộ phận) đã được niêm phong hoặc kẹp chì, thương nhân thực hiện biện pháp khắc phục như sau:
-
Dừng việc sử dụng; tuyệt đối không được tự ý tháo dỡ niêm phong, kẹp chì của cột đo xăng dầu;
-
Liên hệ và đề nghị bằng các văn bản (gửi trực tiếp tại trụ sở hoặc qua đường bưu điện, fax, thư điện tử) tới cơ sở sản xuất, nhập khẩu, cung cấp phương tiện đo hoặc các đơn vị, đại lý có giấy chứng nhận ủy quyền của cơ sở sản xuất, nhập khẩu, cung cấp phương tiện đo (sau đây viết tắt là đơn vị, đại lý được cơ sở ủy quyền) để tiến hành sửa chữa các bộ phận này đồng thời gửi tới Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng và tổ chức đã kiểm định phương tiện đo.
-
Trong thời hạn được xác định là ba (03) ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị của thương nhân, cơ sở sản xuất, nhập khẩu, cung cấp phương tiện đo phải đáp ứng đề nghị sửa chữa của thương nhân.
-
Khi kết thúc quá trình sửa chữa, phải tiến hành lập biên bản sửa chữa cột đo xăng dầu giữa thương nhân và cá nhân trực tiếp thực hiện sửa chữa.
-
Thực hiện việc kiểm định cột đo xăng dầu sau khi sửa chữa để đưa vào sử dụng.
-
Biên bản sửa chữa được quy định tại Điểm c và Giấy chứng nhận kiểm định phương tiện đo sau khi sửa chữa phải được lưu giữ tại địa điểm thuận tiện cho việc thanh tra, kiểm tra trong thời gian ít nhất mười hai (12) tháng sau khi cột đo xăng dầu này được kiểm định đạt yêu cầu theo quy định tại Điểm d Khoản này; bản sao Biên bản sửa chữa và Giấy chứng nhận kiểm định phương tiện đo sau khi sửa chữa phải được gửi cho Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng để báo cáo;
-
Trường hợp quá trình sửa chữa nếu có sự cải tiến, cải tạo làm thay đổi chương trình điều khiển hoặc đặc tính kỹ thuật đo lường chính của cột đo xăng dầu so với mẫu đã được phê duyệt thì phải thực hiện việc phê duyệt mẫu mới theo quy định.
(7) Từ ngày 01 tháng 7 năm 2019, cột đo xăng dầu sẽ phải có thiết bị ghi, in kết quả đo để in và cung cấp kết quả đo cho khách hàng khi có yêu cầu. Thiết bị ghi, in kết quả đo phải bảo đảm các yêu cầu về đo lường.
2. Yêu cầu kỹ thuật đo lường đối với cột đo xăng dầu:
Yêu cầu này áp dụng cho CĐXD có đồng hồ chất lỏng dùng trong giao nhận và cấp phát nhiên liệu (xăng, diezel, dầu hỏa) có độ nhớt từ (0,55 ÷ 8) mPa.s. Các CĐXD cần được chế tạo phù hợp với các yêu cầu của tiêu chuẩn và các tài liệu kỹ thuật đối với nó và thỏa mãn những quy định sau:
Trên bảng nhãn hiệu (nhãn mác) và trong hồ sơ kĩ thuật kèm theo của CĐXD cần có các nội dung sau:
- Lưu lượng lớn nhất, nhỏ nhất;
- Lượng cấp phát tối thiểu;
- Cấp chính xác;
- Phạm vi nhiệt độ và áp suất làm việc;
- Chất lỏng làm việc;
- Số hiệu của CĐXD;
- Năm sản xuất;
- Nơi sản xuất;
- Ký hiệu phê duyệt mẫu (nếu có).
- Sai số lớn nhất cho phép đối với kiểm định ban đầu, kiểm định định kỳ và kiểm định sau sửa chữa ± 0,3%.
- Lượng cấp phát tối thiểu đối với CĐXD có lưu lượng nhỏ hơn hay bằng 60 L/min là 2 L, đối với CĐXD có lưu lượng lớn hơn 60 L/min là 2 L hoặc 5 L.
3. Phương tiện đo được sử dụng đo xăng dầu có thuộc đối tượng kiểm tra đặc thù trong kiểm tra nhà nước về đo lường không?
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 15 Nghị định 86/2012/NĐ-CP quy định về kiểm tra đặc thù như sau:
- Kiểm tra đặc thù được hiểu là nghiệp vụ kiểm tra có sử dụng phương tiện vận tải, trang thiết bị, phương tiện kỹ thuật chuyên dùng thực hiện lấy mẫu kiểm tra trước khi xuất trình quyết định kiểm tra theo yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước về đo lường.
Căn cứ theo quy định tại Điều 27 Thông tư 28/2013/TT-BKHCN quy định về đối tượng kiểm tra đặc thù như sau:
- Phương tiện đo được sử dụng đo xăng dầu.
- Phép đo xăng dầu.
- Hoạt động kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm.
- Theo yêu cầu quản lý nhà nước về đo lường từng thời kỳ, Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ quyết định đối tượng kiểm tra đặc thù.
- Theo đó, thì kiểm tra đặc thù là nghiệp vụ kiểm tra có sử dụng phương tiện vận tải, trang thiết bị, phương tiện kỹ thuật chuyên dùng thực hiện lấy mẫu kiểm tra trước khi xuất trình quyết định kiểm tra theo yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước về đo lường.
- Đối tượng kiểm tra đặc thù trong kiểm tra nhà nước về đo lường gồm:Phương tiện đo được sử dụng đo xăng dầu, phép đo xăng dầu, hoạt động kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm và theo yêu cầu quản lý nhà nước về đo lường từng thời kỳ, Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ quyết định đối tượng kiểm tra đặc thù.
Như vậy, phương tiện đo được sử dụng đo xăng dầu thuộc đối tượng kiểm tra đặc thù.
Trên đây là tư vấn của Luật sư Luật Dương Gia liên quan đến quy định về Sai số cho phép trong đo lường xăng dầu là bao nhiêu %?. Trường hợp quý bạn cần những hỗ trợ cụ thể hay những giải đáp hợp lý, cụ thể hơn thì quý bạn đọc có thể liên hệ qua số điện thoại hotline 1900.6568 thì sẽ được chúng tôi hỗ trợ tư vấn cho quý bạn đọc nhé.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Thông tư 28/2013/TT-BKHCN quy định kiểm tra nhà nước về đo lường do Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành.
THAM KHẢO THÊM: